Trò chơi dân gian đánh đu vắng người chơi dịp Tết

ĐÌNH TRỌNG |

Đánh đu – trò chơi dân gian trước đây phổ biến ở vùng quê các tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An… nay đã vắng người chơi dịp Tết.

Ghi nhận ở huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, chỉ có vài cây đu được dựng lên ở các đình, chùa. Những ngày Tết, tại hai cây đu ở xã Nga Thành và Nga Yên của huyện Nga Sơn chỉ có một vài người chơi.

Những người lớn tuổi cho biết, trước những năm 2000, khoảng từ ngày 25 đến 27 Tết là thanh niên trong làng chuẩn bị dựng  các cây đu. Làng xã nào cũng dựng một vài cây đu ở sân đình hoặc các bãi đất trống khu trung tâm làng.

Một cây đu được dựng lên bằng 6 cây tre to, mỗi bên có 3 cây tre tạo thành một trụ đu. Phía trên có thanh ngang nối hai trụ đu. Thanh đu làm bằng hai cây tre già nhỏ vừa tay cầm và bàn đu làm bằng gỗ được chốt rất chắc. Người chơi có thể đánh đu một mình là đu đơn hoặc đu với bạn là đu đôi. Thu hút sự chú ý của người người xem thường là đu đôi của các cặp nam nữ.

Trước đây, người chơi rất đông, thanh niên, trẻ em và cả người lớn tuổi tập trung kín xung quanh cây đu. Mỗi người muốn chơi phải nộp một khoản tiền nhỏ như tiền mua vé và chờ tới lượt mới được chơi.

Nhưng hiện nay, rất ít xã dựng đu, cả huyện chỉ có vài cây đu, nhưng cũng vắng người chơi. Dù miễn phí hoàn toàn, mỗi cây đu chỉ có vài người chơi.

Tại cây đu ở xã Nga Thành, huyện Nga Sơn, anh Mai Đức Minh (31 tuổi) cho biết, mình làm ăn và sinh sống ở miền Nam, mỗi dịp Tết về quê rất muốn tìm đến cây đu để gặp bạn bè và chơi cho thỏa nỗi nhớ quê. Tìm ở nhiều xã mới thấy một cây đu, nhưng vắng người nên cũng không còn hứng khởi để chơi. Giới trẻ ít mặn mà, cây đu trở thành hoài niệm của những người lớn tuổi.

Đánh đu là trò chơi dân gian rất đông người chơi trước những năm 2000.
Đánh đu là trò chơi dân gian rất đông người chơi trước những năm 2000.
Đến nay giới trẻ ít chơi trò chơi dân gian này.
Đến nay giới trẻ ít chơi trò chơi dân gian này.
Cây đu vắng người chơi.
Cây đu vắng người chơi.
Rất ít trẻ em chơi đu.
Rất ít trẻ em chơi đu.
Rất ít trẻ em chơi đu.

Trò chơi đánh đu vắng giới trẻ dịp Tết

Trò chơi đánh đu vắng giới trẻ dịp Tết
Tại cây đu ở xã Nga Yên, huyện Nga Sơn chỉ có mình em Nguyễn Minh Đức (7 tuổi) đánh đu.
ĐÌNH TRỌNG
TIN LIÊN QUAN

Châu Khải Phong nói không với chi xài phung phí ngày Tết

M.T |

Suốt 10 năm đi hát, năm nay là năm đầu tiên Châu Khải Phong được đón giao thừa bên gia đình.

Những bài tập thể dục giúp giảm cân, giữ dáng ngày Tết

Kim Đồng |

Kỳ nghỉ lễ Tết nguyên đán Kỷ Hợi 2019, nhiều người có chế độ ăn uống “quá mức” dẫn đến tăng cân.

Du học sinh ở nước ngoài ăn Tết cổ truyền ra sao?

Anh Nhàn |

Tết Kỷ Hợi 2019, bên cạnh những người về quê đoàn tụ cùng gia đình, rất nhiều du học sinh khắp nơi chưa có dịp về quê đón năm mới. Tuy vậy, ở  nước ngoài, các bạn du học sinh cũng tổ chức nhiều hoạt động đón Tết. Tại nhiều nơi vẫn có bánh chưng, bánh tét cùng nhiều hoạt động đón Tết cổ truyền ấm cúng, vui vẻ.

"Xin chữ" món ăn tinh thần ngày Tết

Anh Tú - Anh Nhàn |

Xin chữ đầu năm đã trở thành một phong tục đặc sắc không thể thiếu đối với người Việt Nam mỗi khi Tết đến xuân về.  Đây là nét văn hóa có từ lâu đời thể hiện sự trọng chữ nghĩa, tri thức và cũng xem đó như một lời chúc phúc tốt đẹp nhất cho gia đình và bản thân nhân dịp đầu xuân.

Châu Khải Phong nói không với chi xài phung phí ngày Tết

M.T |

Suốt 10 năm đi hát, năm nay là năm đầu tiên Châu Khải Phong được đón giao thừa bên gia đình.

Những bài tập thể dục giúp giảm cân, giữ dáng ngày Tết

Kim Đồng |

Kỳ nghỉ lễ Tết nguyên đán Kỷ Hợi 2019, nhiều người có chế độ ăn uống “quá mức” dẫn đến tăng cân.

Du học sinh ở nước ngoài ăn Tết cổ truyền ra sao?

Anh Nhàn |

Tết Kỷ Hợi 2019, bên cạnh những người về quê đoàn tụ cùng gia đình, rất nhiều du học sinh khắp nơi chưa có dịp về quê đón năm mới. Tuy vậy, ở  nước ngoài, các bạn du học sinh cũng tổ chức nhiều hoạt động đón Tết. Tại nhiều nơi vẫn có bánh chưng, bánh tét cùng nhiều hoạt động đón Tết cổ truyền ấm cúng, vui vẻ.

"Xin chữ" món ăn tinh thần ngày Tết

Anh Tú - Anh Nhàn |

Xin chữ đầu năm đã trở thành một phong tục đặc sắc không thể thiếu đối với người Việt Nam mỗi khi Tết đến xuân về.  Đây là nét văn hóa có từ lâu đời thể hiện sự trọng chữ nghĩa, tri thức và cũng xem đó như một lời chúc phúc tốt đẹp nhất cho gia đình và bản thân nhân dịp đầu xuân.