Cần phát triển bất động sản bền vững với chiến lược xanh

V.PHÚ |

Trước bài toán nan giải, quyết định tầm vóc của đô thị và chất lượng sống của con người trong tương lai, Hội nghị Phát triển Bất động sản Bền vững 2018, chủ đề “Chiến lược Xanh” đã được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh ngày 19.7. 

Hội nghị tập trung về các vấn đề như: Phân tích thực trạng xâm hại môi trường tự nhiên quốc gia khẩn thiết trong sự phát triển các dự án bất động sản; So sánh bài toán và tìm lời giải về bảo tồn môi trường, phát triển đô thị xanh từ các nước trong khu vực; và Bàn thảo công thức chuẩn mực trong các hạng mục xanh ở các dự án dân dụng, hướng đến một đô thị văn minh, bền vững. Hội nghị này cùng các hoạt động nâng cao ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên và môi trường sống thuộc Dự án phi lợi nhuận do Tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư, Công ty cổ phần DKRA Việt Nam và Công ty Tư vấn Công trình Xanh GreenViet hình thành.

Theo một báo cáo của Liên Hợp Quốc, hoạt động xây dựng và phát triển các dự án đầu tư bất động sản là một trong những tác nhân chính gây ra các vấn đề nghiêm trọng về môi trường. Trên toàn thế giới, các công trình chiếm tới 1/3 tổng năng lượng sử dụng, thải ra gần 1/4 tổng lượng khí thải CO2 và tiêu thụ tới 12% lượng nước sạch. Khi xây dựng công trình, việc san lấp, đào, đắp, tiêu tốn năng lượng, tài nguyên để sản xuất vật liệu xây dựng cũng như lượng chất thải rắn thải ra môi trường... đã làm ảnh hưởng đến sinh thái, môi trường thực vật tự nhiên, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn... 

Ông Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam cho biết: "Các dự án đầu tư bất động sản luôn đối mặt với thách thức cân bằng giữa phát triển đô thị và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hoá". Quá trình phát triển hạ tầng du lịch ở các thành phố như Đà Lạt, Sapa,… là minh chứng rõ ràng với nhiều khu rừng bị tàn phá, những công trình kiến trúc có giá trị không được bảo tồn đúng mực. Từ những thành phố có chức năng nghỉ dưỡng, tĩnh lặng và lãng mạn theo kiểu châu Âu, Đà lạt, Sapa đang trở thành thành phố buôn bán xô bồ, bị bê tông hoá trên diện rộng. Yếu tố bản sắc có nguy cơ bị mất dần từ các dự án đầu tư xây dựng của cả tư nhân và nhà nước.

Công trình xanh (CTX) là xu hướng tất yếu và đang phát triển rất mạnh mẽ trong khu vực cũng như trên thế giới, khi đạt được hiệu quả cao trong việc sử dụng năng lượng và vật liệu, giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường; đồng thời được thiết kế để có thể hạn chế tối đa những tác động không tốt của công trình xây dựng tới sức khỏe con người và môi trường tự nhiên. Ông Phạm Lâm, Tổng Giám đốc, Sáng lập, DKRA Việt Nam chia sẻ, một trong ba tiêu chí ưu tiên của khách hàng khi chọn mua bất động sản là cảnh quan môi trường sống gắn liền (cây xanh, an toàn an ninh, tiện ích, quản lý). Đối với bất động sản nghỉ dưỡng thì yếu tố xanh càng được đặt lên hàng đầu. Xanh về cảnh quan, về thiên nhiên môi trường tự nhiên, về sự quản lý của con người.

Thế nhưng tại Việt Nam, số lượng CTX khá hạn chế, chỉ có khoảng 150 công trình đã được chứng nhận cũng như đang trong quá trình thiết kế, thi công. Theo ông Đỗ Hữu Nhật Quang, đồng sáng lập kiêm Giám đốc GreenViet, 3 lý do chính dẫn đến tình trạng này là chi phí cao, chưa có nhu cầu thực sự từ khách hàng, và chưa có các chính sách hỗ trợ. 

V.PHÚ
TIN LIÊN QUAN

"Sốt" đất nuôi tôm ở xã đảo Long Hòa

Trần Tuấn - Trần Lưu |

Xã Long Hòa huyện Châu Thành tỉnh Trà Vinh nằm cô lập giữa bốn bề sông nước. Phà đang là phương tiện duy nhất để đến với địa phương này. Tuy bất lợi về điều kiện giao thông, giao thương kinh tế nhưng lại có lợi thế về nghề nuôi tôm cho hiệu quả kinh tế cao nên gần đây, xã đảo này đang “sốt” giá đất nuôi tôm lẫn đất ở.

Ngưng phát triển dự án nhà ở cao tầng mới khu trung tâm TPHCM

Bảo Chương |

Các khu vực trung tâm gồm quận 1 và quận 3 của thành phố Hồ Chí Minh sẽ chỉ được ưu tiên tăng chỉ tiêu quy hoạch cho các dự án cải tạo, xây dựng mới thay thế chung cư cũ trước 1975. Các dự án mới đầu tư xây dựng nhà ở cao tầng ở khu vực này sẽ ngưng phê duyệt đến hết năm 2020. Đó là một trong số những nội dung thuộc Chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2016 – 2025 của TPHCM vừa được UBND TP.HCM trình HĐND TP thông qua. 

Tín dụng bất động sản đã dần bị siết chặt

Bảo Chương |

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, vốn “chảy” vào bất động sản từ đầu năm đến nay tăng trưởng thấp ở mức 2,19%; việc kiểm soát dòng vốn vào lĩnh vực này đang đạt hiệu quả, đúng như mục tiêu đã đề ra.

HoREA kiến nghị sớm sửa đổi bất cập về chính sách nhà ở xã hội

Bảo Chương |

Sau 3 năm Nhà nước triển khai chính sách gói 30.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội đã gặp nhiều khó khăn, vướng mắc thậm chí bất cập. Bởi lẽ khi đưa vào thực hiện thì xảy ra nhiều mâu thuẫn, bức xúc gay gắt từ khách hàng với chủ đầu tư, hoặc chủ đầu tư với các quy định chính sách, pháp lý của Nhà nước… Tại TP.HCM tình trạng trên đang diễn ra một cách phổ biến, buộc Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) phải kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ sớm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để triển khai nhà ở xã hội. 

"Sốt" đất nuôi tôm ở xã đảo Long Hòa

Trần Tuấn - Trần Lưu |

Xã Long Hòa huyện Châu Thành tỉnh Trà Vinh nằm cô lập giữa bốn bề sông nước. Phà đang là phương tiện duy nhất để đến với địa phương này. Tuy bất lợi về điều kiện giao thông, giao thương kinh tế nhưng lại có lợi thế về nghề nuôi tôm cho hiệu quả kinh tế cao nên gần đây, xã đảo này đang “sốt” giá đất nuôi tôm lẫn đất ở.

Ngưng phát triển dự án nhà ở cao tầng mới khu trung tâm TPHCM

Bảo Chương |

Các khu vực trung tâm gồm quận 1 và quận 3 của thành phố Hồ Chí Minh sẽ chỉ được ưu tiên tăng chỉ tiêu quy hoạch cho các dự án cải tạo, xây dựng mới thay thế chung cư cũ trước 1975. Các dự án mới đầu tư xây dựng nhà ở cao tầng ở khu vực này sẽ ngưng phê duyệt đến hết năm 2020. Đó là một trong số những nội dung thuộc Chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2016 – 2025 của TPHCM vừa được UBND TP.HCM trình HĐND TP thông qua. 

Tín dụng bất động sản đã dần bị siết chặt

Bảo Chương |

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, vốn “chảy” vào bất động sản từ đầu năm đến nay tăng trưởng thấp ở mức 2,19%; việc kiểm soát dòng vốn vào lĩnh vực này đang đạt hiệu quả, đúng như mục tiêu đã đề ra.

HoREA kiến nghị sớm sửa đổi bất cập về chính sách nhà ở xã hội

Bảo Chương |

Sau 3 năm Nhà nước triển khai chính sách gói 30.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội đã gặp nhiều khó khăn, vướng mắc thậm chí bất cập. Bởi lẽ khi đưa vào thực hiện thì xảy ra nhiều mâu thuẫn, bức xúc gay gắt từ khách hàng với chủ đầu tư, hoặc chủ đầu tư với các quy định chính sách, pháp lý của Nhà nước… Tại TP.HCM tình trạng trên đang diễn ra một cách phổ biến, buộc Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) phải kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ sớm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để triển khai nhà ở xã hội.