Nữ cơ trưởng 8x người Việt: Không gì bằng được bay trên bầu trời quê hương

Lâm Anh |

“Được bay trên bầu trời quê hương Việt Nam, nghiêng cánh chào quê cha Hà Tĩnh có ngã ba Đồng Lộc anh hùng, nơi quê mẹ Quảng Bình đứng đầu tuyến lửa, đưa đón hành khách đến mọi miền Tổ quốc thật không có hạnh phúc nào bằng.” – Lê Thị Bích Hồng nữ phi công người Việt đầu tiên của Jetstar Pacific chia sẻ.

Sau 4.000 giờ bay, Lê Thị Bích Hồng, cô gái sinh năm 1985 vừa chính thức trở thành nữ cơ trưởng đầu tiên của Hãng hàng không Jetstar Pacific. Đây là một trong những cơ trưởng trẻ nhất Việt Nam. 

Để được nâng bậc lên cơ trưởng, nữ phi công Lê Thị Bích Hồng phải trải qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt của các chuyên gia theo quy chuẩn quốc tế.

Tốt nghiệp lớp chuyên Anh ở bậc Phổ thông Trung học, Lê Thị Bích Hồng tiếp tục học khoa Ngữ văn Pháp tại ĐH Khoa học Xã hội Nhân văn TP HCM. Sau khi ra trường, cô gái sinh năm 1985 tiếp tục qua Australia học thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế. Về nước làm việc một thời gian, Bích Hồng vô tình biết Jetstar Pacific có chương trình tuyển dụng phi công để “nội địa hóa nguồn nhân lực”. Ước mơ được làm phi công từ bé và mong muốn được thử sức khiến Hồng quyết định đăng ký thi tuyển.

Trải qua các vòng phỏng vấn nghiêm ngặt, kiểm tra thể lực và kiến thức, kỹ năng, phản xạ, tư duy logic phức tạp…, cuối cùng Hồng được lựa chọn và đưa đi đào tạo phi công tại New Zealand. Sau quá trình đào tạo, ngày 22.12.2013 Bích Hồng chính thức lái máy bay thương mại trên chuyến bay BL794, từ Tp.Hồ Chí Minh đến Thủ đô Hà Nội. 

Ngày 1.8.2018 trở thành cột mốc mới trong sự nghiệp của Bích Hồng khi nhận chứng chỉ cơ trưởng. Tuy nhiên, chính sự chính sự kiên trì, khổ luyện không ngừng, miệt mài tích lũy kinh nghiệm đã làm nên một nữ cơ trưởng chững chạc, vững chuyên môn và xử lý tốt mọi tình huống để mang đến cho hành khách những chuyến bay an toàn nhất.

Được biết, hiện Jetstar Pacific có 41 phi công người Việt Nam đang bay cùng đội ngũ phi công người nước ngoài. Trong đó 12 phi công do hãng tuyển dụng và cử đi đào tạo và Bích Hồng là nữ cơ trưởng trẻ nhất ở tuổi 33. 

Theo quy định, mỗi học viên phi công sau khóa học chính thức, sẽ phải trải qua 150 giờ bay kinh nghiệm cùng trợ giúp của chuyên gia bên cạnh trước khi trở thành cơ phó.  Để trở thành cơ trưởng, đòi hỏi phi công phải tiếp tục rèn luyện, tích lũy tối thiểu 4.000 giờ bay và trải qua giai đoạn kiểm tra, đáp ứng đủ tiêu chuẩn quốc tế. Trong quá trình làm việc, cả cơ trưởng và cơ phó đều phải trải qua kiểm tra định kỳ về sức khỏe, kỹ năng, kiến thức.v.v. để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho chuyến bay. 

“Nghề phi công không phân biệt nam hay nữ, tại Việt Nam có rất nhiều bạn trẻ đủ điều kiện, trình độ có thể trở thành phi công. Những bạn trẻ có đam mê, ước mơ có thể chủ động liên lạc với Jetstar Pacific, chúng tôi sẽ giới thiệu và hướng dẫn để các bạn đạt được ước mơ của mình” – một đại diện Jetstar Pacific chia sẻ.

Lâm Anh
TIN LIÊN QUAN

Nữ sinh đất Hồng Lam được tuyển thẳng vào 7 trường Đại học

ANH ĐỨC |

Với sự nỗ lực cố gắng sau 12 năm học tập, kết quả em Kiều Anh Phương ở tổ dân phường Trung Lương, thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh)- học sinh trường chuyên Hà Tĩnh được tuyển thẳng vào 7 trường Đại học tốp đầu của cả nước. Đó không chỉ là niềm vinh dự của bản thân em và gia đình mà là niềm tự hào của vùng đất học Hồng Lam.

Kỳ lạ ngôi trường học sinh đa phần mang họ... Huỳnh

ĐÔNG ANH |

Một trường học không giống bất kỳ trường học nào trên đất nước này. Nhỏ nhắn, nằm lặng lẽ một góc khuôn viên Trung tâm nhân đạo Quê Hương (phường Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương), trường bao gồm từ mẫu giáo, tiểu học đến trung học phổ thông. Trường có hơn 300 học sinh, thì hơn 150 em đều có chung một họ... Huỳnh.

30 giờ tạo ra ứng dụng giải quyết vấn đề thất nghiệp

Anh Nhàn |

6 sinh viên nhóm Helios đến từ trường ĐH Khoa học tự nhiên – ĐHQG TP.HCM đã cho ra mắt ứng dụng giải quyết vấn đề thất nghiệp và xuất sắc giành được 3 giải thưởng tại cuộc thi "KMS Hackathon - 30 hour hacking for Social Impacts".  Các giải thưởng bao gồm giải "Prospect" dành cho đội thi là sinh viên đạt thành tích xuất sắc nhất; giải thưởng một trong những nhóm hoàn thành phần thi vòng loại sớm nhất và giải thưởng sản phẩm được yêu thích nhất theo bình chọn trên fanpage.

Cặp vợ chồng “giữ lửa” nghề rèn ở Sài Gòn

KIM NHO |

Nằm sâu trong một con hẻm nhỏ sát bên chợ Nhật Tảo, phường 4, quận 10 TPHCM, cứ mỗi buổi sáng, người dân khu vực này lại được nghe âm thanh quen thuộc “bùm, chát” phát ra từ cái lò rèn của ông Lê Văn Châu. Đây được xem là một trong số ít lò rèn cuối cùng còn tồn tại trên đất Sài Gòn.

Nữ sinh đất Hồng Lam được tuyển thẳng vào 7 trường Đại học

ANH ĐỨC |

Với sự nỗ lực cố gắng sau 12 năm học tập, kết quả em Kiều Anh Phương ở tổ dân phường Trung Lương, thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh)- học sinh trường chuyên Hà Tĩnh được tuyển thẳng vào 7 trường Đại học tốp đầu của cả nước. Đó không chỉ là niềm vinh dự của bản thân em và gia đình mà là niềm tự hào của vùng đất học Hồng Lam.

Kỳ lạ ngôi trường học sinh đa phần mang họ... Huỳnh

ĐÔNG ANH |

Một trường học không giống bất kỳ trường học nào trên đất nước này. Nhỏ nhắn, nằm lặng lẽ một góc khuôn viên Trung tâm nhân đạo Quê Hương (phường Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương), trường bao gồm từ mẫu giáo, tiểu học đến trung học phổ thông. Trường có hơn 300 học sinh, thì hơn 150 em đều có chung một họ... Huỳnh.

30 giờ tạo ra ứng dụng giải quyết vấn đề thất nghiệp

Anh Nhàn |

6 sinh viên nhóm Helios đến từ trường ĐH Khoa học tự nhiên – ĐHQG TP.HCM đã cho ra mắt ứng dụng giải quyết vấn đề thất nghiệp và xuất sắc giành được 3 giải thưởng tại cuộc thi "KMS Hackathon - 30 hour hacking for Social Impacts".  Các giải thưởng bao gồm giải "Prospect" dành cho đội thi là sinh viên đạt thành tích xuất sắc nhất; giải thưởng một trong những nhóm hoàn thành phần thi vòng loại sớm nhất và giải thưởng sản phẩm được yêu thích nhất theo bình chọn trên fanpage.

Cặp vợ chồng “giữ lửa” nghề rèn ở Sài Gòn

KIM NHO |

Nằm sâu trong một con hẻm nhỏ sát bên chợ Nhật Tảo, phường 4, quận 10 TPHCM, cứ mỗi buổi sáng, người dân khu vực này lại được nghe âm thanh quen thuộc “bùm, chát” phát ra từ cái lò rèn của ông Lê Văn Châu. Đây được xem là một trong số ít lò rèn cuối cùng còn tồn tại trên đất Sài Gòn.