Phải nêu rõ quyền lợi của người học khi liên kết đào tạo với nước ngoài

Tú Quỳnh |

Trong liên kết đào tạo với nước ngoài trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ theo hình thức trực tuyến và hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến; Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu cơ sở đào tạo và bên liên kết đào tạo phải nêu rõ quyền lợi của người học khi tham gia.

Nội dung này được quy định tại Thông tư số 38/2020/TT-BGDĐT.

Cụ thể, Bộ Giáo dục và đào tạo yêu cầu phải quy định rõ quyền lợi của người học ở phương diện phương án xử lý rủi ro, nhất là khi chương trình liên kết đào tạo bị gián đoạn hoặc kết thúc trước thời hạn.

Cơ sở đào tạo và bên liên kết tổ chức hoạt động liên kết đào tạo phải bồi hoàn học phí cho người học nếu vi phạm quy định dẫn đến việc người học không được cấp bằng hoặc văn bằng được cấp không được công nhận ở nước nơi cơ sở giáo dục đại học nước ngoài đặt trụ sở chính.

Trường hợp cấp văn bằng của cả cơ sở giáo dục nước ngoài và của cơ sở đào tạo Việt Nam, chương trình đào tạo phải bảo đảm thực hiện theo quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo của nước ngoài và của Việt Nam.

Ngoài ra, Thông tư cũng quy định việc tổ chức liên kết đào tạo trực tuyến hoặc trực tuyến kết hợp trực tiếp phải đảm bảo các yêu cầu về hồ sơ đăng ký, các điều kiện đáp ứng yêu cầu bảo đảm chất lượng (cơ sở vật chất, thiết bị, học liệu, đội ngũ giảng viên...).

Theo quy định, với chương trình liên kết đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ thì thời lượng giảng dạy theo phương thức trực tuyến chiếm tối đa 30% tổng thời lượng giảng dạy của chương trình.

Tú Quỳnh
TIN LIÊN QUAN

Trường Đại học hợp tác đào tạo nhân lực với các doanh nghiệp du lịch

Tâm An |

Sáng 25.9, tại Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TPHCM (HUFLIT) đã diễn ra buổi tọa đàm và ký kết hợp tác với các doanh nghiệp du lịch xoay quanh chủ đề “Liên kết đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn”.

Chương trình đào tạo thạc sĩ Fintech đầu tiên tại Việt Nam

Linh Chi |

Tháng 8.2020, Viện Quốc tế pháp ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội (IFI) và Đại học Quản lý Normandie (Pháp) chính thức tuyển sinh Chương trình liên kết quốc tế đào tạo thạc sĩ Ngân hàng, Tài chính và Công nghệ tài chính (Fintech) tại Việt Nam.

85% số người học nghề có việc làm khi ra trường

ANH THƯ |

Hiện nay, cả nước có hơn 1.900 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó có 399 trường cao đẳng, 462 trường trung cấp và hơn 1.000 trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên.

Trường Đại học hợp tác đào tạo nhân lực với các doanh nghiệp du lịch

Tâm An |

Sáng 25.9, tại Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TPHCM (HUFLIT) đã diễn ra buổi tọa đàm và ký kết hợp tác với các doanh nghiệp du lịch xoay quanh chủ đề “Liên kết đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn”.

Chương trình đào tạo thạc sĩ Fintech đầu tiên tại Việt Nam

Linh Chi |

Tháng 8.2020, Viện Quốc tế pháp ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội (IFI) và Đại học Quản lý Normandie (Pháp) chính thức tuyển sinh Chương trình liên kết quốc tế đào tạo thạc sĩ Ngân hàng, Tài chính và Công nghệ tài chính (Fintech) tại Việt Nam.

85% số người học nghề có việc làm khi ra trường

ANH THƯ |

Hiện nay, cả nước có hơn 1.900 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó có 399 trường cao đẳng, 462 trường trung cấp và hơn 1.000 trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên.