67% lao động trẻ em làm việc trong ngành nông nghiệp

Trần Kiều |

Hưởng ứng Ngày Thế giới phòng chống lao động trẻ em năm 2019, Bộ LĐTBXH phối hợp với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Tổ chức Lao động quốc tế tại Việt Nam (ILO) tổ chức Diễn đàn vận động chính sách với chủ đề “Đừng để trẻ em làm việc trên đồng ruộng, hãy để trẻ em nuôi dưỡng ước mơ”.

Lao động trẻ em đang là vấn đề toàn cầu. Hiện nay, theo ước tính của ILO, có khoảng 152 triệu lao động trẻ em. Lao động trẻ em tồn tại ở mọi lĩnh vực ngành nghề.

Theo Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Thị Hà, việc trẻ em phải lao động sớm đã và đang để lại hậu quả nặng nề, ảnh hưởng đến sự phát triển hài hòa của trẻ em, tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, nhất là chất lượng nguồn lao động trong tương lai.

Bên cạnh đó, việc tham gia lao động sớm cũng cản trở trẻ em hướng tới sự phát triển về thể chất và tâm lý, cản trở việc tiếp cận và thụ hưởng nền giáo dục phù hợp và việc chuẩn bị một tương lai tốt hơn cho chính em.

Tại Việt Nam, theo khảo sát quốc gia về lao động trẻ em, năm 2012 có 1,75 triệu trẻ em thuộc nhóm lao động trẻ em, chiếm 9,6% tổng dân số trẻ em từ 5 đến dưới 17 tuổi.

Đa số lao động trẻ em làm việc trong ngành nông nghiệp (chiến 67%). Trong 18 công việc tập trung trên 80% lao động trẻ em tham gia làm việc, 11 công việc thuộc khu vực nông nghiệp.

Địa điểm làm việc phổ biến là cánh đồng, nông trại hoặc vườn cây. Trong số lao động trẻ em chỉ có 45,2% hiện vẫn còn tiếp tục được đi học, 52% đã thôi học và 2,8% chưa bao giờ đi học. Trên toàn cầu có 32% lao động trẻ em không tham gia học tập.

Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và nước thứ 2 trên thế giới phê chuẩn Công ước số 182 của ILO về việc cấm và những hành động tức thời để loại bỏ những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất và Công ước số 138 của ILO về tuổi tối thiểu làm việc. Năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em giai đoạn 2016-2020.

Đồng thời, Chính phủ cũng có kế hoạch thực hiện mục tiêu phát triển bền vững với 17 mục tiêu, trong đó có mục tiêu 8.7 nhằm xóa bỏ cưỡng bức lao động, chấm dứt chế độ nô lệ và đến năm 2025 chấm dứt toàn bộ hình thức lao động trẻ em.

Để chấm dứt lao động trẻ em, cần có sự chung tay tích cực của tất cả xã hội, từ các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, công đoàn, các tổ chức xã hội đến các gia đình, cộng đồng.

Trần Kiều
TIN LIÊN QUAN

Ngậm quả đắng vì “chẻ” hợp đồng của người lao động

LAM SƠN |

Để trốn đóng BHXH, nhiều chủ doanh nghiệp (DN) đã lách luật bằng cách “chẻ” hợp đồng với người lao động (NLĐ) ra nhiều mức. DN chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt mà không lường trước hậu quả khi NLĐ gặp tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp, ốm đau…

Tăng tuổi nghỉ hưu: Cơ hội việc làm cho lao động trẻ có bị ảnh hưởng?

Anh Thư |

Theo Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi, bắt đầu từ năm 2021 sẽ nâng dần độ tuổi nghỉ hưu của nam giới lên 62 và nữ giới lên 60 tuổi. Trước vấn đề này, còn nhiều băn khoăn về những tác động có thể ảnh hưởng đến thị trường lao động, đặc biệt việc làm của lao động trẻ.

Lao động trẻ em đối mặt với nhiều nguy hiểm

ANH THƯ |

Theo kết quả điều tra quốc gia về lao động trẻ em, Việt Nam hiện có 1,75 triệu trẻ em tham gia lao động trẻ em. 

Lao động trẻ không mặn mà với các ngành sản xuất

Lê An Nhiên |

Thiếu lao động, khó tuyển lao động là thực trạng mà các doanh nghiệp (DN) hoạt động trong ngành sản xuất đang gặp phải.

Ngậm quả đắng vì “chẻ” hợp đồng của người lao động

LAM SƠN |

Để trốn đóng BHXH, nhiều chủ doanh nghiệp (DN) đã lách luật bằng cách “chẻ” hợp đồng với người lao động (NLĐ) ra nhiều mức. DN chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt mà không lường trước hậu quả khi NLĐ gặp tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp, ốm đau…

Tăng tuổi nghỉ hưu: Cơ hội việc làm cho lao động trẻ có bị ảnh hưởng?

Anh Thư |

Theo Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi, bắt đầu từ năm 2021 sẽ nâng dần độ tuổi nghỉ hưu của nam giới lên 62 và nữ giới lên 60 tuổi. Trước vấn đề này, còn nhiều băn khoăn về những tác động có thể ảnh hưởng đến thị trường lao động, đặc biệt việc làm của lao động trẻ.

Lao động trẻ em đối mặt với nhiều nguy hiểm

ANH THƯ |

Theo kết quả điều tra quốc gia về lao động trẻ em, Việt Nam hiện có 1,75 triệu trẻ em tham gia lao động trẻ em. 

Lao động trẻ không mặn mà với các ngành sản xuất

Lê An Nhiên |

Thiếu lao động, khó tuyển lao động là thực trạng mà các doanh nghiệp (DN) hoạt động trong ngành sản xuất đang gặp phải.