Cách để giữ cho chó nhà bạn luôn khoẻ mạnh trong thời gian giãn cách

Minh Ánh |

Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, khiến nhiều tỉnh, thành áp dụng các biện pháp giãn cách theo tinh thần Chỉ thị 15,16 của Thủ tướng Chính phủ. Trong khoảng thời gian dài này, hầu hết các thú cưng cũng không thể ra ngoài. Tạp chí sức khoẻ Eat This! Not That! đã có bài chia sẻ cách để luôn giữ chú chó của bạn khoẻ mạnh.

Chia sẻ với Eat This! Not That! T.S Ernie Ward, một nhà trị liệu thực phẩm thú y tại Mỹ và cũng đồng thời là tác giả của cuốn Chow Hounds cho biết, "trong những ngày giãn cách, cách ly, chúng ta sẽ có nhiều thời gian hơn cho thú cưng của mình, khi đó, chúng ta sẽ có nhiều khả năng cho chúng ăn và dành sự quan tâm đối với chúng nhiều hơn".

Tuy nhiên, điều này cũng sẽ vô tình khiến chú chó nhà bạn bị béo phì. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của chúng.

Dưới đây là các mẹo giải quyết khó khăn của bạn.

1. Lắng nghe chú chó của bạn

Khi chú chó tiến gần và dùng ánh mắt long lanh để nhìn bạn, đừng vội hiểu sai ánh mắt của chúng rằng chúng đang xin ăn. Đôi khi chú chó của bạn chỉ muốn một chút quan tâm, một chút tình cảm. Bạn có thể vuốt ve hay chơi đùa cùng chúng.

Ward nói: "Con người chúng ta luôn đánh đồng thức ăn là tình yêu dành cho những chú chó, thông thường chó dành phần lớn thời gian để tìm kiếm tình cảm, chứ không phải đồ ăn".

2. Giữ cho chó của bạn luôn hoạt động

Trong khoảng thời gian tạm thời "kẹt" ở nhà, bạn hãy dành ra hai lần/ngày, mỗi lần 15 phút để dắt chó đi dạo quanh nhà, lên xuống cầu thang. Điều này sẽ giúp chú chó của bạn tiêu hao năng lượng, giảm nguy cơ béo phì.

3. Kích thích tinh thần cho chúng

Chó cũng có thể cảm thấy buồn chán giống như bạn. Trong thời gian này, bạn không nên tự trói mình vào những cảm xúc tiêu cực vì ảnh hưởng của dịch. Hãy tự tạo sân chơi tại nhà để chơi đùa cùng chú chó.

Theo Eward, một trong những dấu hiệu nhận biết chú chó của bạn đang buồn chán, đó là chúng sẽ xé báo, xé giấy hoặc nhai dép, cắn đồ đạc,...

Thay vì mắng chửi chúng, bạn hãy dành thời gian chơi cùng chúng. Ví dụ như thổi bóng bóng, đuổi bắt, hoặc tìm đồ vật. Chơi cùng thú cưng của bạn chắn chắn cũng sẽ giúp bạn bớt căng thẳng và buồn chán.

4. Lên kế hoạch ăn uống cho chú chó của bạn

Cho chó ăn hạt có thể sẽ tiện lợi và có đủ dinh dưỡng, song bạn vẫn cần lên kế hoạch bổ sung thứ ăn nguyên chất như thịt bò nạc, thịt gà, cá và rau vài lần một tuần cho chó.

Ward cho biết: “Những chú chó cần được cho ăn một chế độ ăn giàu omega-6, omega-3. Vì vậy, hãy cho chúng ăn các loại cá có dầu như cá mòi, cá hồi, cá thu."

Minh Ánh
TIN LIÊN QUAN

Nên làm gì khi muốn làm thân với một chú chó cưng

Yến Nhi |

Dưới đây là một số mẹo để tiếp cận chó cưng theo lời khuyên của bác sĩ thú y.

Những dấu hiệu cho thấy chú chó của bạn đang cố gắng giao tiếp

Yến Nhi |

Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy chú chó của bạn đang cố gắng giao tiếp với bạn.

Hiểm hoạ từ việc nuôi chó cưng không rọ mõm

Anh nhàn |

Nhiều trường hợp trẻ em bị chó cắn thương tâm vì chó không đeo rọ mõm, chưa chích ngừa. Đây là lời cảnh tỉnh cho các bậc phụ huynh thường chủ quan để con em chơi với chó mà không trông giữ.

Nên làm gì khi muốn làm thân với một chú chó cưng

Yến Nhi |

Dưới đây là một số mẹo để tiếp cận chó cưng theo lời khuyên của bác sĩ thú y.

Những dấu hiệu cho thấy chú chó của bạn đang cố gắng giao tiếp

Yến Nhi |

Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy chú chó của bạn đang cố gắng giao tiếp với bạn.

Hiểm hoạ từ việc nuôi chó cưng không rọ mõm

Anh nhàn |

Nhiều trường hợp trẻ em bị chó cắn thương tâm vì chó không đeo rọ mõm, chưa chích ngừa. Đây là lời cảnh tỉnh cho các bậc phụ huynh thường chủ quan để con em chơi với chó mà không trông giữ.