Cán bộ khuyến nông Xin Văn Vu với mô hình kinh tế 1 vạn “cá quý tộc”

Trần Kiều |

Tận dụng điều kiện tự nhiên của địa phương, đảng viên Xin Văn Vu (sinh năm 1979) – một cán bộ khuyến nông xã Nậm Ty, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang đã mạnh dạn đầu tư làm trang trại nuôi trồng loại cá hồi và cá tầm đặc sản. 15 năm kiên trì gắn bó, trải qua không ít những khó khăn, đến nay, trang trại với 1 vạn cá của anh đã phát triển, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

 2000 con cá khởi nghiệp 

Với kiến thức chuyên môn có được từ theo học Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật tỉnh Hà Giang và Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên; năm 2015, anh Xin Văn Vu về nhận công tác tại phòng khuyến nông của xã.

 
  Cá hồi và cá tầm được xem là hai loại cá quý tộc vì điều kiện nuôi và chăm sóc khó.

Trước đó, anh đã vinh dự được Đảng ủy xã Thèn Chu Phìn kết nạp vào hàng ngũ đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2006. Anh Vu chia sẻ, bản thân anh luôn ý thức được vai trò tiên phong của người đảng viên trong xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội cho quê hương, đất nước. Do đó, anh mạnh dạn áp dụng những kiến thức đã học được để phát triển mô hình nuôi cá hồi và cá tầm ở địa phương.

Nghĩ là làm, năm 2015, ngay sau khi về nhận công tác tại phòng khuyến nông của xã, anh Vu gom góp vốn để thuê đất làm bể nuôi rồi lặn lội sang tận Lai Châu, Yên Bái tìm mua 2000 con cá giống về nuôi thử nghiệm tại xã Thèn Chu Phìn.

 
Theo anh Xin Văn Vu, cá nuôi không hợp nước nên bị chết nhiều. 

Anh Vu cho biết, hai năm đầu nuôi thử nghiệm, cá hồi mới thả rất khỏe ăn tốt nhưng một thời gian sau là bị nấm hàng loạt rất khó chữa. Thêm vào đó là hệ thống bể không đảm bảo, nhiều thiên tai nên với 2000 con cá giống lứa đầu tiên, anh chỉ nuôi thành công 30 %, không đủ bù vốn đầu tư con giống và thức ăn chăn nuôi.

Thành công từ thất bại

Không nản lòng trước gian nan, thất bại, năm 2011 anh Vu quyết định chuyển trang trại chăn nuôi đến địa điểm mới ở xã Tả Sử Choóng - nơi có nguồn nước lạnh hơn. Sau khi chuyển về đây, anh Vu tranh thủ ngày nghỉ, một mình một xe tìm đến các trang trại nuôi cá hồi, cá tầm ở Lai Châu để học thêm kinh nghiệm chăm sóc loài cá quý tộc này từ những người đi trước. Tuy nhiên, bám trụ ở Tả Sử Choóng hơn 3 năm nhưng cá vẫn chết nhiều, sinh trưởng chậm vì không hợp nước.

 
 
Trải qua nhiều lần chuyển nơi nuôi và thất bại, đến nay trang trại nuôi trồng của anh Vũ đã ổn định với quy mô lớn.  

Năm 2014, sau khi khảo sát nguồn nước suối ở xã Nậm Ty, anh Vu quyết định chuyển về đây để mở trang trại. Anh vay mượn tiền mua đất, đầu tư làm mạnh hơn.

Bù đắp lại những thất bại ban đầu, trang trại cá của anh Vu ở thôn Tân Minh, xã Nậm Ty giờ đây đã ổn định với 13 bể nuôi lớn, nhỏ đang thả hơn 1 vạn cá hồi và cá tầm. Trong đó có hơn 1000 con có thể xuất bán.

 
Một góc nuôi cá tại trang trại nhà anh Xin Văn Vu.

“Hiện nay, trang trại của tôi nuôi 6000 con cá tầm và 4000 con cá hồi loại từ 10 gam – 4 kg. Cá hồi phải nuôi mất một năm rưỡi, còn cá hồi nuôi một năm mới bán được. Giá cá hồi là 250.000 đồng/kg, cá tầm là 200.000 đồng/kg. Mỗi năm, trang trại của tôi thu về trên 100 triệu đồng” – anh Vu nói.

Nhờ đàn cá nuôi phát triển tốt, cho thịt ngon, giòn nên các nhà hàng tại tỉnh Hà Giang biết đến đặt mua nhiều, giúp mang lại những nguồn thu kinh tế ban đầu cho gia đình.  Anh Vu đã trả được nợ và có vốn mở rộng quy mô nuôi trồng, xây dựng thêm homestay phục vụ ăn ở cho khách ngay tại trang trại.

Cá hồi và cá tầm nuôi của trang trại chỉ đủ bán cho cá nhà hàng trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
Cá hồi và cá tầm nuôi của trang trại chỉ đủ bán cho các nhà hàng trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Anh Vu cho biết thêm, cá nhà anh nuôi được các nhà hàng ưa chuộng vì đảm bảo chất lượng, nhiều đợt cao điểm du lịch, cá không đủ để cung cấp. Chính vì thế, anh đã thuê thêm 2 người về làm để chăm sóc, cho cá ăn và phục vụ tại trang trại. Sắp tới, anh Vu có dự định mở rộng nuôi tăng đàn hai loại cá này trên sông Nho Quế, đoạn Tu Sản.

Trần Kiều
TIN LIÊN QUAN

9x bỏ nghề kỹ sư về vườn nuôi thỏ ngoại

P.T |

Sau hơn 3 năm chăn nuôi, đàn thỏ của anh Tú có 3.500 con, trong đó có 1.500 thỏ nái (thỏ sinh sản), còn lại là thỏ thịt và thỏ con. Mỗi tháng, cho xuất chuồng từ 300 – 500 con thỏ thịt, thu nhập khoảng 60 triệu đồng.

Chàng thanh niên 8X và hành trình hồi sinh gốm Bồ Bát

NGUYỄN TRƯỜNG |

Là một người con sinh ra trên mảnh đất Cố đô ngàn năm lịch sử, với mong muốn khôi phục lại nghề gốm cổ của quê hương vốn một thời vang bóng nhưng đã bị “thất truyền” hàng trăm năm nay.  Năm 2010, chàng thanh niên Phạm Văn Vang (SN 1981, quê xã Yên Thành, huyện Yên Mô, Ninh Bình) đã bắt tay vào công cuộc khôi phục nghề gốm cổ của quê hương. Đến nay, sau 10 năm, trải qua bao vất vả, thăng trầm gốm Bồ Bát đang dần lấy lại được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường.

Nhóm bạn trẻ “rời phố” về quê, trang hoàng khu di tích lịch sử cách mạng

Quách Du |

Với mong muốn, “thắp sáng quê hương” trước Tết Canh Tý 2020, một nhóm bạn trẻ đã lên kế hoạch, quyên góp và mua sắm trang thiết bị, rồi về giăng điện chiếu sáng, trang hoàng lại khu di tích lịch sử cách mạng.

“Tôi sẽ là nông dân 4.0”

NGUYỄN TRƯỜNG |

Bắt đầu chặng đường mới của mình với suy nghĩ sống mà làm được điều mình say mê thì còn gì bằng. Với suy nghĩ đó, chị Lê Thị Dung (xã Khánh Cư, huyện Yên Khánh, Ninh Bình) đã lập trang trại phát triển nông nghiệp công nghệ cao với hàng chục loại rau, củ quả được trồng, chăm sóc theo quy trình khép kín và được nhiều người biết đến với cái tên “rau quả sạch Việt Xanh”. 

9x bỏ nghề kỹ sư về vườn nuôi thỏ ngoại

P.T |

Sau hơn 3 năm chăn nuôi, đàn thỏ của anh Tú có 3.500 con, trong đó có 1.500 thỏ nái (thỏ sinh sản), còn lại là thỏ thịt và thỏ con. Mỗi tháng, cho xuất chuồng từ 300 – 500 con thỏ thịt, thu nhập khoảng 60 triệu đồng.

Chàng thanh niên 8X và hành trình hồi sinh gốm Bồ Bát

NGUYỄN TRƯỜNG |

Là một người con sinh ra trên mảnh đất Cố đô ngàn năm lịch sử, với mong muốn khôi phục lại nghề gốm cổ của quê hương vốn một thời vang bóng nhưng đã bị “thất truyền” hàng trăm năm nay.  Năm 2010, chàng thanh niên Phạm Văn Vang (SN 1981, quê xã Yên Thành, huyện Yên Mô, Ninh Bình) đã bắt tay vào công cuộc khôi phục nghề gốm cổ của quê hương. Đến nay, sau 10 năm, trải qua bao vất vả, thăng trầm gốm Bồ Bát đang dần lấy lại được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường.

Nhóm bạn trẻ “rời phố” về quê, trang hoàng khu di tích lịch sử cách mạng

Quách Du |

Với mong muốn, “thắp sáng quê hương” trước Tết Canh Tý 2020, một nhóm bạn trẻ đã lên kế hoạch, quyên góp và mua sắm trang thiết bị, rồi về giăng điện chiếu sáng, trang hoàng lại khu di tích lịch sử cách mạng.

“Tôi sẽ là nông dân 4.0”

NGUYỄN TRƯỜNG |

Bắt đầu chặng đường mới của mình với suy nghĩ sống mà làm được điều mình say mê thì còn gì bằng. Với suy nghĩ đó, chị Lê Thị Dung (xã Khánh Cư, huyện Yên Khánh, Ninh Bình) đã lập trang trại phát triển nông nghiệp công nghệ cao với hàng chục loại rau, củ quả được trồng, chăm sóc theo quy trình khép kín và được nhiều người biết đến với cái tên “rau quả sạch Việt Xanh”.