Cẩn trọng với lời mời mua đất

LS Nguyễn Thị Thúy Hường |

Đầu tư vào bất động sản là một kênh được nhiều người lựa chọn vì có khả năng mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải lúc nào kênh đầu tư này cũng đem lại lợi nhuận như mong muốn, mà trái lại còn khiến cho người đầu tư mất tiền. Có rất nhiều câu chuyện bị mất tiền đặt cọc hay mua đất nền của các dự án với giá cao hơn nhiều so với thực tế được chia sẻ trong thời gian gần đây khi mà người mua bị dẫn dụ bởi những chiêu thức tinh vi. Câu chuyện của anh A dưới đây là một ví dụ.

Hám lợi vì khả năng sinh lời cao

Anh A là một tài xế taxi, dành dụm được một ít tiền đang gửi ngân hàng. Theo lời khuyên của bạn bè, anh nên tìm kiếm miếng đất nào đầu tư để tăng thu nhập, chứ gửi ngân hàng thì lãi suất không bao nhiêu. Vì vậy, anh cũng dành thời gian để tìm kiếm thông tin về đất đai ở những vùng ven để đầu tư. Một hôm, anh được giới thiệu về dự án đất nền ở huyện của một tỉnh giáp ranh TPHCM. Khi anh đến để tìm hiểu về dự án thì thấy công ty có vẻ chuyên nghiệp, toàn bộ nhân viên mặc đồng phục rất chỉnh tề.

Anh A được một nhân viên kinh doanh của công ty tiếp đón rất niềm nở, nhiệt tình giới thiệu về dự án và nhấn mạnh rằng là đất này đang có rất nhiều người muốn mua, nhưng số lượng có hạn. Nếu anh A có nhu cầu mua đất để đầu tư, thì anh A nên nhanh chóng nộp 50 triệu đồng để giữ chỗ. Số tiền này sẽ được hoàn lại nếu như khách hàng không đồng ý mua sau khi đi xem đất. Hàng ngày, công ty đều có xe đưa khách có nhu cầu tham quan đất dự án.

Thấy chẳng mất gì, anh A đồng ý nộp 50 triệu tiền giữ chỗ. Theo lịch hẹn, anh A được bố trí đi xem đất cùng với những khách hàng khác trên một chuyến xe 50 chỗ ngồi. Khi lên xe, anh A thấy  rất đông khách, bàn tán với nhau rất sôi nổi về khả năng sinh lời của dự án và ai cũng rất quyết tâm mua đất. Anh A mừng thầm về quyết định giữ chỗ và đi xem đất của mình. Sau khi xem đất, nhiều người tranh nhau nộp tiền đặt cọc để mua đất khiến cho anh A cũng sợ lỡ cơ hội.

Cùng lúc, anh nhân viên kinh doanh liên tục thúc giục anh A nên đặt cọc. Thấy hợp lý, anh A quyết định rút thêm 30 triệu từ tài khoản ngân hàng để đặt cọc, cộng với tiền giữ chỗ là 80 triệu đồng. Ký hợp đồng đặt cọc xong, về đến công ty, anh A giật mình khi thấy mấy người khách mua đất đi cùng chuyến xe lại là nhân viên của công ty. Lúc này, anh mới vội vàng tìm hiểu về dự án thì phát hiện bị mua với đất với giá gấp đôi so với thị trường. Khi phát hiện sự thật, anh A tự trách mình vội vàng đặt cọc, mà giờ nếu không mua nữa thì mất hết 80 triệu đồng, số tiền anh phải dành dụm gần cả năm chạy taxi mới có được. Xót của, anh A tìm đến luật sư để hy vọng có thể lấy lại số tiền.

Có dấu hiệu lừa đảo

Sau khi nghe anh A trình bày, luật sư kiểm tra lại hợp đồng đặt cọc để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà anh đã ký với công ty bất động sản và phân tích cho anh A hiểu nếu không tiếp tục thực hiện hợp đồng thì anh sẽ bị mất 80 triệu đồng.  

Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Đặt cọc như sau: 1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. 2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như vậy nếu xem việc anh A đặt cọc để nhận chuyển nhượng nền đất của công ty bất động sản là giao dịch dân sự thì anh A sẽ bị mất tiền đặt cọc khi từ chối không tiếp tục hợp đồng nhận chuyển nhượng nền đất nữa. Tuy nhiên, luật sư cũng phân tích cho anh A hiểu, nếu anh A làm rõ được hành vi của công ty bất động sản là gài người đóng vai người mua đất, rồi dàn cảnh tranh nhau đặt cọc, khiến những khách hàng như anh A cũng vội đặt cọc theo, thì có dấu hiệu của hành vi lừa đảo và anh A có thể tố cáo gửi đến cơ quan công an về hành vi đó để được điều tra, làm rõ.

Nếu công ty có hành vi gian dối lừa gạt khách hàng, thì ngoài trách nhiệm về hình sự, công ty sẽ phải có nghĩa vụ hoàn lại tiền đặt cọc đã nhận của khách hàng. “Không biết tại sao lúc đó tôi lại tin và dễ dàng đặt cọc mua đất đến thế. Rõ ràng công ty đó đã cài người vào khiến cho tôi bị tâm lý đám đông dẫn dụ. Nếu tôi tỉnh táo và thận trọng hơn thì sẽ không đặt cọc mua đất như vậy. Đây là bài học lớn đối với tôi và nhiều người”, anh A chua xót nói.

Rõ ràng, khi tiến hành bất kỳ một giao dịch nào đó đặc biệt là những giao dịch có giá trị lớn, thì người trong cuộc cần hết sức thận trọng và tỉnh táo. Không nên vội vàng trao tiền cho người khác khi mình chưa tìm hiểu kỹ những thông tin về sản phẩm hay dịch vụ mà mình muốn mua.  

LS Nguyễn Thị Thúy Hường
TIN LIÊN QUAN

Kinh nghiệm ứng phó khi kẹt thang máy mà ai cũng phải biết

Trường Sơn |

Thang máy là phương tiện di chuyển chủ yếu tại các tòa cao ốc. Với tốc độ đô thị hóa, hiện nay trên cả nước hàng nghìn tòa cao ốc xuất hiện và thang máy lại càng trở nên quan trọng. Dưới đây là những chia sẻ của các chuyên gia giúp chúng ta ứng phó khi chẳng may trở thành nạn nhân trong các tình huống kẹt thang máy.

Đánh cược mạng sống trên ngọn dừa

Lộc Bình |

Khi mà nghề nông đã không còn mang lại thu nhập cao thì nhiều nông dân đành rong ruổi khắp trong cùng ngõ hẻm ở Quảng Nam để thu mua dừa cải thiện cuộc sống. Mấy tháng hè khi nhu cầu sử dụng dừa tăng cao, người hái cũng kiếm bội tiền. Thu nhập nhiều là thế nhưng “sinh nghề tử nghiệp”, sức khỏe của người hái dừa cũng lắm mong manh, bạc mệnh…

Cảnh báo nguy cơ mất an toàn khi để trẻ em vui chơi dọc bờ sông, kênh rạch

T.S |

Thời gian gần đây, trên địa bàn TPHCM xảy ra tình trạng người dân, nhất là các em học sinh đi câu cá dọc bờ sông, kênh rạch rồi sẩy chân té ngã, thậm chí tử vong do đuối nước. Để các em không phải đối mặt vơi nguy cơ này, các bậc cha mẹ cần phải tăng cường quản lý con trẻ, đặc biệt là không để các em tự ra các bờ sông vui chơi, câu cá. 

Kinh nghiệm ứng phó khi kẹt thang máy mà ai cũng phải biết

Trường Sơn |

Thang máy là phương tiện di chuyển chủ yếu tại các tòa cao ốc. Với tốc độ đô thị hóa, hiện nay trên cả nước hàng nghìn tòa cao ốc xuất hiện và thang máy lại càng trở nên quan trọng. Dưới đây là những chia sẻ của các chuyên gia giúp chúng ta ứng phó khi chẳng may trở thành nạn nhân trong các tình huống kẹt thang máy.

Đánh cược mạng sống trên ngọn dừa

Lộc Bình |

Khi mà nghề nông đã không còn mang lại thu nhập cao thì nhiều nông dân đành rong ruổi khắp trong cùng ngõ hẻm ở Quảng Nam để thu mua dừa cải thiện cuộc sống. Mấy tháng hè khi nhu cầu sử dụng dừa tăng cao, người hái cũng kiếm bội tiền. Thu nhập nhiều là thế nhưng “sinh nghề tử nghiệp”, sức khỏe của người hái dừa cũng lắm mong manh, bạc mệnh…

Cảnh báo nguy cơ mất an toàn khi để trẻ em vui chơi dọc bờ sông, kênh rạch

T.S |

Thời gian gần đây, trên địa bàn TPHCM xảy ra tình trạng người dân, nhất là các em học sinh đi câu cá dọc bờ sông, kênh rạch rồi sẩy chân té ngã, thậm chí tử vong do đuối nước. Để các em không phải đối mặt vơi nguy cơ này, các bậc cha mẹ cần phải tăng cường quản lý con trẻ, đặc biệt là không để các em tự ra các bờ sông vui chơi, câu cá.