Công nhân Quảng Nam đỏ mắt tìm nhà trẻ cho con

Thuỳ Trang – Xuân Hậu |

Toàn khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc, Quảng Nam chỉ có một nhà trẻ công lập, một khu nhà trẻ vừa mới xây dựng xong thì đã hết chỗ khiến nhiều gia đình công nhân tại đây buộc phải gửi con ở những nhà trẻ tư thục, thậm chí là cơ sở tự phát. “Chúng tôi chỉ có thể tự tìm hiểu kỹ nhưng cũng chỉ là qua lời giới thiệu, tin tưởng chứ không chắc con mình ăn có hợp vệ sinh không, có được chăm sóc tốt không. Nhưng tìm được chỗ gửi đã may mắn, nhiều công nhân còn buộc phải đi xa chỗ làm, càng vất vả” – chị Thanh Huyền, công nhân tại đây cho hay.

Nhà trẻ vừa Xây xong đã thiếu chỗ

Được biết, trường mầm non Điện Nam Bắc là trường mầm non công lập duy nhất gần khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc. Trường hiện tại có khoảng 6 lớp học, nhận trẻ từ 3 tuổi đến 5 tuổi với đầy đủ các trang thiết bị dạy học đạt chuẩn quốc gia.

Tuy nhiên, quy mô đáp ứng chỗ học trong khoảng 100 trẻ của trường là quá ít so với nhu cầu của công nhân tại khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc. Mới đây nhất, tại khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc, tỉnh Quảng Nam, khu nhà trẻ dành cho con công nhân thuộc dự án thiết chế công đoàn vừa mới hoàn thành, thế nhưng dự kiến chỉ đón được gần 200 em nhỏ. Con số này là quá nhỏ so với số lượng 30.000 công nhân đang làm việc tại đây, trong đó, nhiều công ty, nhà máy có đa số là lao động nữ, có nhu cầu gửi con rất cao.

Điều này buộc các công nhân tại đây phải con ở những trường tư, thậm chí là nhóm trẻ tự phát. Theo khảo sát, những cơ sở độc lập tại quanh khu công nghiệp lại có số lượng khá lớn, sẵn sàng nhận trẻ mọi thời điểm trong năm.

Vậy nhưng, chất lượng nơi giữ trẻ là điều ai cũng lo ngại. Trong khi các trường công lập có sân chơi, đồ dùng học tập, nơi giữ trẻ thoáng mát thì các cơ sở này hoàn toàn không đáp ứng được. Thế nhưng “đó là lựa chọn duy nhất của chúng tôi” – Các công nhân tại đây chia sẻ.

Lo lắng nhưng vẫn phải gửi

Không thể gửi con ở nhà trẻ công lập vì thiếu chỗ, thiếu suất, chị Hà Loan (công nhân làm việc tại KCN Điện Nam - Điện Ngọc) cho biết: “Gia đình hai bên nội ngoại đều ở xa, vợ chồng cùng đi làm, nên tìm chỗ gửi con rất khó. Các chị em công nhân thường chỉ nhau chỗ gửi, hầu hết là các nhà trẻ tư. Lo những vẫn phải gửi vì nếu không sẽ phải nghỉ hẳn việc, ai cũng chỉ được nghỉ 6 tháng sau sinh  chứ làm gì có ngoại lệ”.

Thế nhưng, không chỉ lựa chọn địa điểm mà chi phí gửi trẻ cũng khiến các công nhân lo lắng mỗi ngày. “Lúc con dưới 18 tháng, tôi phải gửi con cho ông bà giữ để đi làm. Đến khi cháu bước vào tuổi mẫu giáo, gia đình phải tìm nhà trẻ trên đường đi làm để tiện đưa đón. Chi phí gửi một trẻ nhỏ dưới 18 tháng ở nhóm trẻ độc lập khá cao từ 2,5 đến 3 triệu đồng/tháng bởi công chăm sóc nhiều. Lớn hơn một chút thì gửi sẽ đỡ tiền hơn, khoảng 1 đến 1,5 triệu đồng/tháng. Kinh phí eo hẹp nhưng chúng tôi buộc lòng phải gửi cháu để đi làm” – chị Nguyễn Hà, công nhân tại đây chia sẻ.

Đó cũng là tình cảnh chung của anh Trần Hạnh khi cả anh và vợ đều làm công nhân tại khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc. “Anh em công nhân hiện nay buộc phải gửi con cho người thân hoặc gửi ở những nhóm trẻ nhỏ, cơ sở vật chất không đảm bảo. Chủ yếu tin tưởng qua lời giới thiệu hay là có quen biết từ trước chứ cũng không biết họ chăm sóc con mình như thế nào cả ngày. Trong khi đó, thông tin về những vụ bạo hành liên tục xảy ra khiến chúng tôi cũng thấp thỏm. Chúng tôi cũng muốn gửi cháu ở khu công nghiệp nhưng nghe đâu không còn chỗ nữa” – anh Hạnh chia sẻ.

Nhìn nhận thực tế này, ông Phan Minh Á – Phó Chủ tịch LĐLĐ Quảng Nam cho biết, khu Công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc có hơn 30.000 công nhân lao động. Tháng 4.2017, Tổng LĐLĐ Việt Nam phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng thiết chế Công đoàn gồm nhà ở, nhà trẻ, nơi sinh hoạt văn hóa, thể thao phục vụ nhu cầu thiết yếu của đoàn viên, CNLĐ góp phần giảm bớt khó khăn về điều kiện sống và làm việc của CNLĐ tại các KCN, KCX. 

Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tế thì con số này vẫn chưa thấm vào đâu. “Nhiều nhà máy có đa số là lao động nữ, nhu cầu gửi con nhỏ rất lớn nhưng họ buộc lòng phải gửi ở những nhà trẻ nhỏ, tư thục, nhóm trẻ bên ngoài. Chúng tôi rất trăn trở. Sắp đến đây khi dự án nhà ở cho công nhân được phê duyệt, vài năm sau đó đi vào hoạt động, phục vụ cho 3.500 đoàn viên, CNLĐ thì nhu cầu về nhà trẻ, nhà văn hoá sẽ càng bức xúc hơn nữa” – ông Á cho hay.  

Thuỳ Trang – Xuân Hậu
TIN LIÊN QUAN

Chung tay lo quyền lợi cho công nhân ở Cty có chủ bỏ trốn

Lam sơn |

Tình trạng chủ doanh nghiệp (DN) bỏ trốn thời gian qua đang là thực trạng đau đầu với nhiều ngành chức năng. Hệ lụy kéo theo là hàng loạt công nhân (CN) mất việc làm, mất quyền lợi BHXH, thai sản, BH thất nghiệp… Trong tình cảnh đó, tổ chức công đoàn (CĐ) và cơ quan BHXH chính là những “đầu mối” đứng ra lo lắng, đeo bám và tìm phương án nhằm vớt vát những quyền lợi sau cùng cho người lao động (NLĐ), đem lại sự tin tưởng cho họ.

Có được nghỉ không lương trước khi nghỉ chế độ thai sản?

Nam Dương |

Trong tuần qua, Văn phòng tư vấn pháp luật Báo Lao Động nhận được một số câu hỏi của bạn đọc liên quan đến quyền lợi của NLĐ về chế độ thai sản… Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời.

Công nhân Đà Nẵng sợ con bị bạo hành, lo giá điện nước ngày một tăng

Thùy Trang |

Bảo mẫu cho trẻ nằm dưới nền nhà rồi đổ thức ăn liên tục, cháu nào không ăn thì bị đánh, tát. Đứa trẻ khác mới hơn một tuổi bị xách đầu lên,… là những hình ảnh vẫn còn ám ảnh đối với những phụ huynh (trong đó có không ít công nhân có con nhỏ phải gửi ở những nhóm trẻ tư thục tại Đà Nẵng) sau khi vụ việc bạo hành tại nhóm trẻ Mẹ Mười bị phát hiện.  Thế nhưng cuộc sống họ hằng ngày cũng đang bủa vây bởi những lo lắng khác từ giá điện, giá nước cao gấp nhiều lần so với quy định nhà nước.

Chung tay lo quyền lợi cho công nhân ở Cty có chủ bỏ trốn

Lam sơn |

Tình trạng chủ doanh nghiệp (DN) bỏ trốn thời gian qua đang là thực trạng đau đầu với nhiều ngành chức năng. Hệ lụy kéo theo là hàng loạt công nhân (CN) mất việc làm, mất quyền lợi BHXH, thai sản, BH thất nghiệp… Trong tình cảnh đó, tổ chức công đoàn (CĐ) và cơ quan BHXH chính là những “đầu mối” đứng ra lo lắng, đeo bám và tìm phương án nhằm vớt vát những quyền lợi sau cùng cho người lao động (NLĐ), đem lại sự tin tưởng cho họ.

Có được nghỉ không lương trước khi nghỉ chế độ thai sản?

Nam Dương |

Trong tuần qua, Văn phòng tư vấn pháp luật Báo Lao Động nhận được một số câu hỏi của bạn đọc liên quan đến quyền lợi của NLĐ về chế độ thai sản… Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời.

Công nhân Đà Nẵng sợ con bị bạo hành, lo giá điện nước ngày một tăng

Thùy Trang |

Bảo mẫu cho trẻ nằm dưới nền nhà rồi đổ thức ăn liên tục, cháu nào không ăn thì bị đánh, tát. Đứa trẻ khác mới hơn một tuổi bị xách đầu lên,… là những hình ảnh vẫn còn ám ảnh đối với những phụ huynh (trong đó có không ít công nhân có con nhỏ phải gửi ở những nhóm trẻ tư thục tại Đà Nẵng) sau khi vụ việc bạo hành tại nhóm trẻ Mẹ Mười bị phát hiện.  Thế nhưng cuộc sống họ hằng ngày cũng đang bủa vây bởi những lo lắng khác từ giá điện, giá nước cao gấp nhiều lần so với quy định nhà nước.