Cuộc sống “ọp ẹp” trong khu tập thể cũ Hà Nội

Lan Nhi |

Hơn 50 năm tồn tại, khu tập thể nhà gỗ số 1A trên phố Hàm Tử Quan (Hà Nội) ngày càng trở nên ọp ẹp, xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều hộ dân sinh sống nơi đây phải gia cố bằng cách ép cọc sắt để chống chọi.

Theo ghi nhận của chúng tôi, khu nhà gỗ 2 tầng nằm lọt thỏm trong con ngõ nhỏ trên phố Hàm Tử Quan (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Dãy nhà này đã có tuổi đời hơn nửa thế kỉ, kiến trúc đơn sơ gọn nhẹ, phần lớn được làm bằng gỗ để thích ứng với vùng địa chất dễ sụt lún ở ven bờ sông Hồng. Phía hành lang được gia cố bằng ván ép, tấm gỗ mỏng, qua thời gian dài sử dụng đã mòn vẹt đi khá nhiều.

Kiến trúc căn nhà đơn sơ, gọn nhẹ chủ yếu bằng gỗ, bao bọc xung quanh là hệ thống nẹp sắt han rỉ.
Kiến trúc căn nhà đơn sơ, gọn nhẹ chủ yếu bằng gỗ, bao bọc xung quanh là hệ thống nẹp sắt han rỉ.
Kiến trúc căn nhà đơn sơ, gọn nhẹ chủ yếu bằng gỗ, bao bọc xung quanh là hệ thống nẹp sắt han rỉ.

Những hộ dân ở đây cho biết, dãy nhà gỗ này được Nhà nước phân về bộ làm khu ở tập thể từ những năm 1960. Nhiều công chức, cán bộ công tác trong ngành giáo dục đã về hưu cũng chọn nơi đây làm chốn nghỉ chân lúc về già.

Do vậy, những người dân ở đây đã gắn bó với khu tập thể này hơn 50 năm, quen từng lối đi, thuộc từng ngóc ngách. Bao thế hệ, lớp lớp đã được sinh ra và trưởng thành trong chính những căn nhà gỗ chắp vá này.

Tường trát đất bong tróc, qua thời gian đã nứt vữa ra từng mảng lớn.
Tường trát đất bong tróc, qua thời gian đã nứt vữa ra từng mảng lớn.
Tường nhà và cửa gỗ bong tróc, qua thời gian đã nứt vữa ra từng mảng lớn.

Trong căn nhà chưa đầy 20m2, những cột trụ bị vây kín bởi những thanh sắt ép chặt đã han rỉ, bà Ngô Thị Lý (SN 1963) cho biết: “Diện tích mỗi căn hộ ở đây rộng khoảng 10-25m2 rất chật chội. Mỗi căn nhà được ngăn với nhau bởi các vách gỗ hoặc vách tường trát cốt tre yếu ớt. Cầu thang gỗ ọp ẹp dù được gia cố thêm sắt nhưng cứ bước lên là kêu cọt kẹt, không tránh nổi sự xuống cấp theo thời gian”.

Những căn phòng nhỏ hẹp, nhiều đồ đạc là nơi sinh sống của các hộ dân trong khu tập thể.
Những căn phòng nhỏ hẹp, nhiều đồ đạc là nơi sinh sống của các hộ dân trong khu tập thể.

Bà Lý chia sẻ thêm, hơn nửa thế kỉ tồn tại khu tập thể này ngày càng xập xệ, xuống cấp. Những ngày lụt lội, căn phòng ẩm thấp, đồ dùng trong nhà cũng vì thế mà dễ hỏng hóc. Ngày nắng nóng oi nồng. Nhiều người có điều kiện hơn thì họ đã chuyển đi theo con cháu. Một số căn hộ ở đây đã đóng cửa, một số thì cho học sinh, sinh viên thuê với giá rẻ.

Bà Lý sinh hoạt trong căn nhà của mình.
Bà Lý sinh hoạt trong căn nhà của mình.
Căn bếp đơn sơ, những hộ dân ở đây chủ yếu đun nấu bằng than tổ ong.
Căn bếp đơn sơ, những hộ dân ở đây chủ yếu đun nấu bằng than tổ ong.
Căn bếp đơn sơ, những hộ dân ở đây chủ yếu đun nấu bằng than tổ ong.

Khu nhà gỗ trên phố Hàm Tử Quan không có nơi đun nấu nên nhiều hộ gia đình đã phải tận dụng khoảng không hành lang để làm căn bếp di động. Các kết cấu đua ra ngoài hành lang đều là không gian thiết yếu như nhà tắm, khu vệ sinh thi công tạm bợ, không chắc chắn.

Sàn nhà có dấu hiệu mục, ọp ẹp theo thời gian.
Sàn nhà có dấu hiệu mục, ọp ẹp theo thời gian.
Khu dọn rửa mini chênh vênh giữa khoảng không.
Khu dọn rửa mini chênh vênh giữa khoảng không.
Khu dọn rửa mini chênh vênh giữa khoảng không.
Lan Nhi
TIN LIÊN QUAN

Mời các cặp đôi thanh niên công nhân tổ chức đám cưới với 1 triệu đồng

LÊ TUYẾT |

“Lễ cưới tập thể” năm 2019 dành cho 100 cặp đôi thanh niên công nhân sẽ được diễn ra vào Ngày Quốc khánh 2.9 tới đây. Ngay từ hôm nay, các bạn thanh niên công nhân có thể liên hệ với Trung tâm Hỗ trợ thanh niên công nhân TPHCM để đăng ký.

Dòng kênh chết hồi sinh biến thành đường hoa ở Hà Nội

Thái Hà - Phạm Đông |

Từ một con kênh chết quanh năm tồn đọng chất thải, dòng kênh Long Tửu nay đã thay da đổi thịt, trở nên sạch đẹp hơn nhờ sự chung sức của người dân thôn Thuỵ Lôi (xã Thuỵ Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội), họ đã cùng nhau dọn rác, trồng cây, trồng hoa dọc bờ kênh tạo thành con đường hoa đẹp mắt.

Thiệt hại lâu dài khi cầm cố, mua bán sổ BHXH

KHÁNH NINH |

Từ cuối năm 2016, cơ quan BHXH bắt đầu thủ tục bàn giao sổ BHXH cho người lao động (NLĐ) quản lý, nhiều NLĐ khi giữ sổ thì lại mang đi cầm cố hoặc xem như hàng hóa để mua bán. 

Vỉa hè Sài Gòn bát nháo trở lại

MINH QUÂN |

Sau khoảng 2 năm TPHCM đồng loạt ra quân “Quyết liệt xử lý lấn chiếm vỉa hè, lòng đường”, đến nay tình trạng lấn chiếm, tái lấn chiếm vỉa hè, lòng đường lại diễn ra với mức độ nghiêm trọng hơn trước ở nhiều tuyến đường trên địa bàn thành phố.

Mời các cặp đôi thanh niên công nhân tổ chức đám cưới với 1 triệu đồng

LÊ TUYẾT |

“Lễ cưới tập thể” năm 2019 dành cho 100 cặp đôi thanh niên công nhân sẽ được diễn ra vào Ngày Quốc khánh 2.9 tới đây. Ngay từ hôm nay, các bạn thanh niên công nhân có thể liên hệ với Trung tâm Hỗ trợ thanh niên công nhân TPHCM để đăng ký.

Dòng kênh chết hồi sinh biến thành đường hoa ở Hà Nội

Thái Hà - Phạm Đông |

Từ một con kênh chết quanh năm tồn đọng chất thải, dòng kênh Long Tửu nay đã thay da đổi thịt, trở nên sạch đẹp hơn nhờ sự chung sức của người dân thôn Thuỵ Lôi (xã Thuỵ Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội), họ đã cùng nhau dọn rác, trồng cây, trồng hoa dọc bờ kênh tạo thành con đường hoa đẹp mắt.

Thiệt hại lâu dài khi cầm cố, mua bán sổ BHXH

KHÁNH NINH |

Từ cuối năm 2016, cơ quan BHXH bắt đầu thủ tục bàn giao sổ BHXH cho người lao động (NLĐ) quản lý, nhiều NLĐ khi giữ sổ thì lại mang đi cầm cố hoặc xem như hàng hóa để mua bán. 

Vỉa hè Sài Gòn bát nháo trở lại

MINH QUÂN |

Sau khoảng 2 năm TPHCM đồng loạt ra quân “Quyết liệt xử lý lấn chiếm vỉa hè, lòng đường”, đến nay tình trạng lấn chiếm, tái lấn chiếm vỉa hè, lòng đường lại diễn ra với mức độ nghiêm trọng hơn trước ở nhiều tuyến đường trên địa bàn thành phố.