Để nữ công nhân không còn e ngại khi nói về sức khỏe sinh sản

LÊ AN NHIÊN |

Theo chương trình hợp tác y tế giữa Marie Stopes Việt Nam và Tập đoàn PouChen, nữ công nhân (CN) ở các nhà máy thuộc Tập đoàn PouChen không chỉ được tập huấn về kiến thức sức khỏe sinh sản mà còn được tiếp cận với các dịch vụ chăm...

Xây dựng đội ngũ tuyên truyền từ công nhân

Một trong những kết quả nổi bật của chương trình hợp tác giữa Tập đoàn PouChen và Marie Stopes Việt Nam là 450 CN đang làm việc tại nhà máy đã được tuyển dụng và đào tạo để trở thành những đồng đẳng viên, vừa là trung gian vừa là người chia sẻ thông tin về chính sách nơi làm việc, phúc lợi nhân viên và dịch vụ khám sức khỏe cho đồng nghiệp của mình.

Chị Nguyễn Thị Phương Em (CN PouYuen, làm việc tại xưởng 171), chia sẻ: "Anh chị em tham gia mô hình “Giáo dục viên đồng đẳng” được tập huấn rất nhiều kiến thức về kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc sức khoẻ sinh sản như các biện pháp tránh thai, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, triệu chứng, biểu hiện ra sao, cách phòng ngừa, chăm sóc bản thân như thế nào cho đúng...". Theo chị Phương Em, các hoạt động tập huấn với nội dung giảng dạy trực quan, sinh động giúp người học dễ nhớ.

“Khi mình có kiến thức rồi, soi chiếu vào bản thân mình, mới thấy lâu nay mình thờ ơ như thế nào với sức khỏe sinh sản của bản thân. Từ đó, mình muốn kiến thức lan truyền đến đồng nghiệp, những người xung quanh mình. Qua các buổi tập huấn an toàn lao động, sức khỏe sinh sản cho CN mới, đội ngũ đồng đẳng viên rất sẵn lòng tham gia chia sẻ”, chị Phương Em cho hay.

Không chỉ tham gia các buổi tuyên truyền tập trung, các đồng đẳng viên còn tư vấn qua điện thoại, mạng xã hội hoặc gặp trực tiếp dù ở công xưởng hay nơi công cộng và tranh thủ mọi lúc có thể.

“Ngay trong khuôn viên của Cty TNHH PouYuen Việt Nam (thuộc Tập đoàn PouYuen) có phòng khám tên là Góc BlueStar – Ngôi sao xanh, khám và cung cấp các dịch vụ hoàn toàn miễn phí cho CN nữ của nhà máy, vậy mà nhiều chị em không biết. Có khi chị em biết nhưng còn e ngại vì lâu nay cứ nghĩ chuyện phụ khoa là chuyện thầm kín, đặc biệt, nhiều chị em vẫn giữ nếp sinh hoạt cũ do đa phần nữ CN ở nhà máy đều từ các vùng quê ra, thăm khám phụ khoa là điều gì đó kỳ cục lắm! Cho nên để thay đổi được suy nghĩ và thói quen của chị em, các đồng đẳng viên phải rất nhiệt tình, chịu khó thuyết phục và phải nhấn mạnh là toàn bộ lao động nữ làm việc tại PouYuen đều được khám chữa bệnh miễn phí, kể cả các hình thức kế hoạch hoá gia đình, cấy que tránh thai, các dịch vụ mà BlueStar cung cấp trong khuôn viên nhà máy...”, chị Phương Em chia sẻ.

Bác sĩ Nguyễn Đình Cường, đơn vị đánh giá độc lập hiệu quả của dự án, chia sẻ: Điều đặc biệt là dự án đã tìm và đào tạo được mạng lưới “những người đại diện cho CN”, cung cấp kiến thức về sức khỏe sinh sản cho lực lượng này, sau đó chính họ trở thành cầu nối giữa CN với dự án, phổ cập kiến thức về sức khỏe sinh sản cho đồng nghiệp của mình.

Không còn e ngại khi đi khám… phụ khoa

Tại Cty TNHH PouYuen Việt Nam, góc BlueStar đã cung cấp các dịch vụ chăm sóc khỏe sinh sản cho nữ CN ngay tại khuôn viên nhà máy, giúp CN tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản thuận tiện hơn, không phải mất thời gian đi xa, tiết kiệm được tiền bạc lẫn công sức.

Theo khảo sát của Marie Stopes Việt Nam, một nữ CN mất trung bình 14,8 ngày phép mỗi năm vì lý do sức khỏe sinh sản và 2/3 CN nhà máy bị nhiễm khuẩn đường sinh sản nhưng chỉ có 50% đến cơ sở y tế để điều trị…

Tính từ năm 2016 đến nay, thông qua các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình chất lượng cao, dự án mà Tập đoàn PouChen và Marie Stopes Việt Nam phối hợp thực hiện đã hỗ trợ cho 27.300 nữ CN tại nhà máy PouYuen, 7.907 CN tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, hạn chế 856 trường hợp mang thai ngoài ý muốn.

Khi góc BlueStar được thiết lập trong khuôn viên nhà máy PouYuen, số lượng CN thăm khám các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản đã tăng lên, cụ thể như so với giai đoạn mới thiết lập, đến nay đã tăng gấp 10 lần, đạt 2.000 lượt mỗi tháng trong năm 2018.

Chị Trần Thị Thu Hiền (CN PouYuen), chia sẻ, trước đây, chị khá ngại ngùng khi nói về sức khỏe sinh sản, dù bị ngứa, viêm nhiễm cũng giấu, nhưng từ khi có góc BlueStar, được bạn bè giới thiệu, cán bộ công đoàn hướng dẫn, chị đã mạnh dạn đi khám. “Được các bác sĩ tư vấn nhiệt tình, giải thích cặn kẽ, thuốc, nước rửa được phát miễn phí, tôi lại không phải xin nghỉ phép để đi tới bệnh viện khám nên thấy rất tiện lợi”, chị Thu Hiền nói.

Ông Củ Phát Nghiệp – Chủ tịch Công đoàn Cty TNHH PouYuen Việt Nam, đánh giá: “Dự án đã có nhiều hoạt động bổ ích, đặc biệt là chương trình giáo dục viên đồng đẳng và các buổi truyền thông do Marie Stopes Việt Nam tổ chức đã giúp các chị em bảo vệ sức khỏe sinh sản của mình tốt hơn, việc này cũng hỗ trợ nhiều cho sản xuất vì chị em có sức khỏe sẽ làm việc tốt và nếu có đi khám cũng không phải xin nghỉ việc, ảnh hưởng đến sản xuất”.  

Đánh giá dự án, ông Đinh Anh Tuấn, Vụ Phó Vụ Sức khoẻ Bà mẹ và Trẻ em – thuộc Bộ Y tế, cho rằng: “Đây là mô hình hợp tác y tế thể hiện được sự hoà hợp, hài hoà về mặt lợi ích của các bên liên quan. Xuất phát từ thành công của mô hình này, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Y tế, Tổng LĐLĐ Việt Nam và các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu mô hình này để xây dựng nên đề án cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho CN lao động tại các khu công nghiệp. Chúng tôi sẽ mời các tổ chức có nhiều kinh nghiệm như Marie Stopes International để hỗ trợ kỹ thuật cho việc xây dựng và triển khai dự án này”.

LÊ AN NHIÊN
TIN LIÊN QUAN

Trẻ không tích lũy, về già không được “nghỉ hưu” đúng nghĩa

L.TUYẾT |

Theo báo cáo “Lấp đầy khoảng cách” thuộc chuỗi khảo sát “Tương lai hưu trí” của Ngân hàng HSBC vừa công bố, chỉ 26% số người đang trong độ tuổi lao động trên toàn cầu thường xuyên tiết kiệm cho tuổi hưu và chỉ có 1/10 người đang tiết kiệm cho các khoản phí như nhà dưỡng lão hoặc chăm sóc y tế trong tương lai.

Lập tổ công nhân tự quản tại khu nhà trọ đông công nhân

L.TUYẾT |

LĐLĐ quận Thủ Đức (TPHCM) cho biết, đơn vị này vừa phối hợp với Ban chấp hành công đoàn (CĐ) cơ quan phường Tam Phú thành lập tổ công nhân tự quản về an ninh trật tự tại khu nhà trọ đông công nhân trên địa bàn.

Xây nhà không xây trường, các con học ở đâu?

Nhóm PV |

Ở Hà Nội, nhiều khu vực chung cư mọc lên như nấm, nhưng không có trường học. Phụ huynh đôn đáo xin xỏ chạy vạy trái tuyến cho con sang các trường ở phường, xã lân cận để không bị “đói chữ”, hoặc đành phải vào các trường tư với chi phí cao.

Rắn lục đuôi đỏ đe dọa cuộc sống nhiều người dân ĐBSCL

Bảo Trung |

Ở ĐBSCL, đa phần người dân sống cạnh các khu vực nhiều bụi rậm, cây cối um tùm, đây thường là những nơi lý tưởng cho các loài rắn trú ngụ, đặc biệt là rắn lục đuôi đỏ. Vào cao điểm mùa nước nổi, một số loài rắn bị mất nơi trú ngụ nên tìm sang các khu vực cao ráo hơn để sinh sống, gần nhà dân hơn...

Trẻ không tích lũy, về già không được “nghỉ hưu” đúng nghĩa

L.TUYẾT |

Theo báo cáo “Lấp đầy khoảng cách” thuộc chuỗi khảo sát “Tương lai hưu trí” của Ngân hàng HSBC vừa công bố, chỉ 26% số người đang trong độ tuổi lao động trên toàn cầu thường xuyên tiết kiệm cho tuổi hưu và chỉ có 1/10 người đang tiết kiệm cho các khoản phí như nhà dưỡng lão hoặc chăm sóc y tế trong tương lai.

Lập tổ công nhân tự quản tại khu nhà trọ đông công nhân

L.TUYẾT |

LĐLĐ quận Thủ Đức (TPHCM) cho biết, đơn vị này vừa phối hợp với Ban chấp hành công đoàn (CĐ) cơ quan phường Tam Phú thành lập tổ công nhân tự quản về an ninh trật tự tại khu nhà trọ đông công nhân trên địa bàn.

Xây nhà không xây trường, các con học ở đâu?

Nhóm PV |

Ở Hà Nội, nhiều khu vực chung cư mọc lên như nấm, nhưng không có trường học. Phụ huynh đôn đáo xin xỏ chạy vạy trái tuyến cho con sang các trường ở phường, xã lân cận để không bị “đói chữ”, hoặc đành phải vào các trường tư với chi phí cao.

Rắn lục đuôi đỏ đe dọa cuộc sống nhiều người dân ĐBSCL

Bảo Trung |

Ở ĐBSCL, đa phần người dân sống cạnh các khu vực nhiều bụi rậm, cây cối um tùm, đây thường là những nơi lý tưởng cho các loài rắn trú ngụ, đặc biệt là rắn lục đuôi đỏ. Vào cao điểm mùa nước nổi, một số loài rắn bị mất nơi trú ngụ nên tìm sang các khu vực cao ráo hơn để sinh sống, gần nhà dân hơn...