Giúp công nhân được nuôi con bằng sữa mẹ lâu dài

AN NHIÊN – MAI PHƯƠNG |

Theo nghiên cứu của Dự án Alive & Thrive (Nuôi dưỡng và phát triển), tại Việt Nam chỉ có 24% trẻ dưới 6 tháng tuổi được bú sữa mẹ hoàn toàn, và chỉ 22% trẻ được bú sữa mẹ đến 2 tuổi. Nhưng tỷ lệ này có thể thấp hơn đối với công nhân (CN) làm việc tại nhà máy. Theo bà Huỳnh Thị Ngọc Liên – Trưởng Ban nữ công (LĐLĐ TPHCM), để CN được nuôi con bằng sữa mẹ, họ rất cần được hỗ trợ, đặc biệt là từ doanh nghiệp (DN).

Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ không hề dễ dàng

Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ không hề dễ dàng – Là chia sẻ của nhiều nữ CN. Theo đó, nguyên nhân chính là do áp lực đi làm trở lại sau khi hết thời gian thai sản. Chị Nguyễn Thị Mai (39 tuổi), CN may, làm việc tại quận Thủ Đức (TPHCM), có 2 đứa con. Khi chị sinh đứa con đầu, thời gian nghỉ thai sản lúc đó chỉ có 4 tháng. Chị bộc bạch: “Sinh con đầu lòng, không có kinh nghiệm, đi làm lại quá sớm nên con không được bú mẹ nhiều.

Đi làm trở lại, ăn uống thất thường, sữa lại càng ít nên tôi buộc phải cai sữa mẹ sớm cho con và chuyển sang dùng sữa ngoài”. Khi sinh con thứ hai, thời gian nghỉ thai sản có nâng lên 6 tháng nhưng theo chị Mai, con chị cũng không được bú mẹ nhiều hơn. Bản thân chị, vì có kinh nghiệm hơn trong việc chăm con nên từ tháng thứ 5, chị tập cho con ăn dặm, bú sữa ngoài để đến tháng thứ 6, chị đi làm lại, con không bỡ ngỡ vì xa mẹ.

Tương tự như chị Mai, chị Ngọc Vân, làm việc tại DN chuyên về chế biến thủy sản tại KCN Tân Bình (TPHCM), cho rằng, để CN được nuôi con bằng sữa mẹ lâu dài, đảm bảo đúng tiêu chuẩn là 2 năm thì rất khó. Chị Vân cho biết: “Tôi xác định rất rõ, sau 6 tháng thai sản việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ khó nên trong thời gian được nghỉ, tôi cố gắng đảm bảo con được bú mẹ nhiều nhất. Tôi chú trọng ăn uống, vắt sữa, trữ đông để khi đi làm lại, mẹ tôi sẽ lấy sữa ra cho cháu bú. Nhưng cũng chỉ cầm chừng, con phải bú thêm sữa ngoài, ăn dặm thêm”. Theo chị Vân, việc nuôi con bằng sữa ngoài rất tốn kém, trong khi đó, con hay bị ốm vặt càng tăng áp lực lên thu nhập vốn eo hẹp của hai vợ chồng.

Theo nghiên cứu của Dự án Alive & Thrive, CN cai sữa sớm cho con và thay vào đó bằng sữa công thức vì bản thân họ lo lắng về việc không đảm bảo được việc cho con bú và chất dinh dưỡng trong sữa mẹ không đảm bảo tốt nhất cho con sau khi họ trở lại làm việc tại nhà máy.

Tại chương trình tư vấn “60 phút làm mẹ trọn vẹn” được tổ chức mới đây tại Cty TNHH PouYuen Việt Nam, bà Đỗ Hồng Phương - Chuyên gia Dinh dưỡng UNICEF Việt Nam, cho rằng: Ngoài hiệu quả về dinh dưỡng, việc nuôi con bằng sữa mẹ còn có lợi ích về kinh tế. Cụ thể, nếu phải mua sữa bột cho con uống thì trung bình mỗi tháng mẹ tốn 1-2 triệu đồng. Nếu nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu thì chị em có thể tiết kiệm được đến 12 triệu đồng. Đối với y tế, nuôi con bằng sữa mẹ làm giảm chi phí khám, chữa bệnh, thuốc men cho trẻ. Nếu trẻ không được bú mẹ, trẻ sẽ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hóa.

Cần doanh nghiệp hỗ trợ

Theo bà Huỳnh Thị Ngọc Liên, việc nuôi con bằng sữa mẹ có nhiều lợi ích rõ ràng, nhưng CN không có điều kiện để thực hiện. Để hỗ trợ nữ CN được nuôi con bằng sữa mẹ, công đoàn (CĐ) có nhiều cách để khuyến khích như lắp cabin vắt trữ sữa cho CN tại nhà máy, tổ chức các lớp học tại nhà máy phổ cập kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ cho CN. Theo bà Liên, việc lắp đặt cabin vắt trữ sữa gặp không ít khó khăn vì nhiều chủ DN không muốn.

“Hiện tại, CĐ đã lắp được 9 cabin tại DN, kinh phí của CĐ và vận động từ các nguồn khác. Theo Nghị định 85/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về chính sách đối với lao động, trong đó có một số chính sách mang tính đặc thù dành cho lao động nữ có nêu rõ là khuyến khích chủ sử dụng lao động lắp đặt phòng vắt, trữ sữa cho lao động nữ có con nhỏ để họ vừa có điều kiện nuôi con bằng sữa mẹ sau khi hết thời gian nghỉ thai sản trở lại làm việc. Nghị định có nhưng việc vận động không dễ. Đến nay, tại TPHCM chỉ có 9 DN đồng ý lắp đặt cabin vắt trữ sữa”.

Theo bà Liên, không chỉ lắp đặt cabin là xong, CĐ phải vận động chị em CN tham gia, hướng dẫn sử dụng, CN sử dụng cabin vắt trữ sữa còn được tặng quà… Bởi tâm lý chị em còn e ngại hoặc không quen. Chị Nguyễn Thị Mai, CN may, hiện đang nuôi con nhỏ, chia sẻ: “Nhiều công ty có đông lao động nữ thai sản, cabin vắt trữ sữa thì ít, nếu tất cả các chị em cùng sử dụng cabin một lúc thì không đủ. Nhưng các chuyền không cho phép chị em nghỉ rải rác, thường DN sẽ bố trí cho các lao động nữ thai sản về sớm hoặc vào trễ chứ không cho nghỉ khi có nhu cầu để vắt trữ sữa nên cũng khó”.

Là nữ CN sử dụng thường xuyên cabin vắt trữ sữa, chị Huỳnh Thị Kim Ngân (CN Cty PouYuen Việt Nam), chia sẻ: “Đứa con đầu, tôi chỉ được nghỉ thai sản 4 tháng. Sau 4 tháng tôi phải gửi con dưới quê cho ông bà ngoại bởi có mang lên thành phố, mình đi làm con cũng không bú mẹ được. Đứa con thứ 2, tôi để trên thành phố với mình vì biết công ty lắp đặt cabin vắt trữ sữa. Chuyền trưởng và các chị em sắp xếp để tôi được sử dụng cabin, vắt sữa cho con. Chính điều đó đã giúp tôi được nuôi con bằng sữa mẹ tốt hơn”.

Ông Yao Cheng Wu, Giám đốc Pou Yuen Việt Nam đánh giá: Hiện  nay, Cty PouYuen Việt Nam đã trang bị cabin vắt và trữ sữa cho CN với các thiết bị hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu của các CN có con dưới 12 tháng tuổi. Việc trang bị cabin vắt sữa vừa làm giảm số lượng CN nghỉ đột xuất vừa làm tăng năng suất lao động. Ông Yao cho rằng, thúc đẩy và hỗ trợ CN nuôi con bằng sữa mẹ sẽ tạo ra lợi ích không chỉ cho nhân viên mà còn cho chính công ty.  

AN NHIÊN – MAI PHƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Kinh nghiệm ứng phó khi kẹt thang máy mà ai cũng phải biết

Trường Sơn |

Thang máy là phương tiện di chuyển chủ yếu tại các tòa cao ốc. Với tốc độ đô thị hóa, hiện nay trên cả nước hàng nghìn tòa cao ốc xuất hiện và thang máy lại càng trở nên quan trọng. Dưới đây là những chia sẻ của các chuyên gia giúp chúng ta ứng phó khi chẳng may trở thành nạn nhân trong các tình huống kẹt thang máy.

Phải xin nghỉ bao lâu mới được hưởng trợ cấp thôi việc?

Nam Dương |

Bạn đọc có email tuanx@xxx hỏi: Tôi sinh tháng 11.1959 đang làm việc tại công ty cổ phần từ 10.1987 ở TPHCM. Tôi muốn nghỉ việc sớm để hưởng trợ cấp thôi việc (TCTV). Nghe nói phải nộp đơn xin nghỉ việc tối thiếu trước nghỉ hưu 12 tháng mới được hưởng TCTV đúng không?

Làm gì để dân không còn ăn thịt heo nhiễm thuốc an thần?

Kim Đồng |

Trước hàng loạt  vụ heo tiêm thuốc an thần bị phát hiện gần đây đang khiến người dân cảm thấy lo ngại và không biết bao giờ mới thật sự có được những miếng thịt heo sạch để ăn?  Phóng viên Báo Lao Động đã trao đổi bà Phạm Khánh Phong Lan - Trưởng Ban quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm TPHCM (BQL ATTP). Bà Phạm Khánh Phong Lan cho biết:

Kinh nghiệm ứng phó khi kẹt thang máy mà ai cũng phải biết

Trường Sơn |

Thang máy là phương tiện di chuyển chủ yếu tại các tòa cao ốc. Với tốc độ đô thị hóa, hiện nay trên cả nước hàng nghìn tòa cao ốc xuất hiện và thang máy lại càng trở nên quan trọng. Dưới đây là những chia sẻ của các chuyên gia giúp chúng ta ứng phó khi chẳng may trở thành nạn nhân trong các tình huống kẹt thang máy.

Phải xin nghỉ bao lâu mới được hưởng trợ cấp thôi việc?

Nam Dương |

Bạn đọc có email tuanx@xxx hỏi: Tôi sinh tháng 11.1959 đang làm việc tại công ty cổ phần từ 10.1987 ở TPHCM. Tôi muốn nghỉ việc sớm để hưởng trợ cấp thôi việc (TCTV). Nghe nói phải nộp đơn xin nghỉ việc tối thiếu trước nghỉ hưu 12 tháng mới được hưởng TCTV đúng không?

Làm gì để dân không còn ăn thịt heo nhiễm thuốc an thần?

Kim Đồng |

Trước hàng loạt  vụ heo tiêm thuốc an thần bị phát hiện gần đây đang khiến người dân cảm thấy lo ngại và không biết bao giờ mới thật sự có được những miếng thịt heo sạch để ăn?  Phóng viên Báo Lao Động đã trao đổi bà Phạm Khánh Phong Lan - Trưởng Ban quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm TPHCM (BQL ATTP). Bà Phạm Khánh Phong Lan cho biết: