Làm bạn với công nhân qua Facebook

Lê An Nhiên |

Tận dụng lợi ích của mạng xã hội, cán bộ công đoàn (CĐ) các cấp đã kết nối rộng rãi với đoàn viên của mình. Việc này không chỉ giúp hoạt động CĐ đa dạng hơn mà còn giúp cán bộ CĐ hiểu đoàn viên của mình hơn, kịp thời bảo vệ quyền, lợi ích của đoàn viên khi cần.

Đòi được quyền lợi nhờ Facebook

“Em đang mang bầu tuần thứ 20, bầu còn nhỏ, em còn đi làm được và em cần phải đi làm để tích lũy tiền phòng khi sinh con. Vậy mà công ty lại yêu cầu em nghỉ sớm, chỉ trả 50% lương. Em lên mạng tìm hiểu, thấy trang Facebook "CĐ Việt Nam", em nhắn tin kể sự việc, anh chị đã hướng dẫn em đòi được quyền lợi của mình” – Chị Nguyễn Mỹ Sang, làm việc tại Cty G.A (Bình Dương), trình bày câu chuyện của mình.

Chị Sang làm việc tại Cty G.A với công việc là nhân viên thiết kế vẽ tay và phiên dịch. Rắc rối của chị bắt đầu khi chị “Phát trực tiếp” (Live Stream) trên trang Facebook cá nhân, phàn nàn về việc công ty cho công nhân (CN) nghỉ Tết nguyên đán Mậu Tuất nhưng chưa trả lương ngay ngày nghỉ mà lại hẹn trả vào tuần sau khiến nhiều người không có tiền về Tết, phải vay mượn để mua vé xe. Sau Tết, chị đi làm lại thì phía công ty yêu cầu chị nghỉ thai sản, công ty chi trả 50% lương cơ bản. Mặc dù, quy định của công ty là phụ nữ nghỉ thai sản khi thai được 28 tuần, trong khi chị Sang mới mang thai được 20 tuần 4 ngày. Chị không đồng ý và mong muốn được đi làm trở lại nhưng không được phía công ty chấp thuận.

“Quyền lợi của tôi bị xâm phạm, tôi phải chịu mất việc trong 7 tuần 3 ngày khiến cuộc sống gia đình tôi trở nên khó khăn. Việc công ty ép tôi nghỉ thai sản sớm là trái với quy định của pháp luật và trái với chính nội quy của công ty. Tôi đã tìm cách trao đổi và trình bày mong muốn của của mình với công ty nhưng không được giải quyết. Mấy đêm tôi không ngủ được vì lo lắng. Rồi bạn tôi nói là thử liên lạc với tổ chức CĐ xem, nhờ họ giúp” – Chị Sang kể.

Chị lên mạng tìm kiếm, gõ cụm từ “CĐ Việt Nam” thì google cho ra hàng ngàn kết quả, chị bấm vào trang Facebook có tên “CĐ Việt Nam” (do cán bộ CĐ của Ban Tuyên giáo Tổng LĐLĐ Việt Nam phụ trách – PV). Chị Sang kể: “Ban đầu tôi có hơi ái ngại vì mạng xã hội thật giả khó lường. Tôi lướt trang, thấy trang Facebook “CĐ Việt Nam” đăng nhiều thông tin hữu ích về đời sống CN, tư vấn pháp luật, giải quyết các vụ việc khiếu nại của người lao động và tôi thấy trang này bảo vệ quyền lợi người lao động thật sự. Tôi vào phần “Nhắn tin”. Tôi trình bày sự việc của mình. Tôi nhận được phản hồi, họ cho tôi số điện thoại của anh Lượng, lúc đó đang là chủ tịch CĐ các khu công nghiệp Bình Dương. Từ anh Lượng (Lê Nho Lượng - PV), nhờ sự vào cuộc của CĐ mà tôi được trả 100% lương”.

Đồng hành với công nhân từ thực đến ảo

Theo khảo sát của Viện Công nhân và CĐ năm 2017, có trên 85% CN sử dụng điện thoại, trên 50% CN bỏ chi phí từ 50 – 100 nghìn đồng/tháng cho khoản này. Đa số CN được hỏi trả lời dùng điện thoại để tìm kiếm thông tin và vào Facebook. Việc CN sử dụng smartphone (Điện thoại thông minh) tham gia mạng xã hội như Facebook, Zalo… và kết nối với nhau đã trở nên phổ biến. Không chỉ có trang cá nhân, CN còn tham gia vào các hội, nhóm lớn có thể nơi làm việc hoặc địa bàn cư trú. Đơn cử các nhóm đông thành viên như: SamSung Thái Nguyên (5.759 thành viên), SamSung Dislay Việt Nam (81.333 thành viên), Anh em pouchen 12.000 thành viên), Hội những người làm việc tại Công ty TNHH Crystal Martin Việt Nam (1.315 thành viên)... Hội công nhân KCN Bắc Thăng Long (51.142 thành viên), Công nhân KCN Mỹ Phước Club (15.458 thành viên), Công nhân Bình Dương (3.188 thành viên)… 
Như vậy, việc cán bộ CĐ tận dụng mạng xã hội để làm kênh tương tác, chia sẻ với CN, NLĐ là điều cần thiết.

Là Admin của tài khoản Facebook “Kollan CĐ”, chị Trần Thị Dung, Chủ tịch CĐ Cty TNHH Kollan Việt Nam (KCX Linh Trung I, TPHCM), bày tỏ: Quan điểm của chúng tôi là đồng hành với đoàn viên, CN không chỉ bằng các hoạt động thực tế mà đồng hành với anh chị em trên mạng xã hội. Anh chị em đều có trang cá nhân, những chia sẻ vui buồn, các vấn đề bức xúc trong công việc, cuộc sống được chị em chia sẻ ở đó. Nếu nắm bắt được, người cán bộ CĐ sẽ thấu hiểu. Từ thấu hiểu sẽ chia sẻ được và tạo dựng được lòng tin cho anh chị em.

Xem Facebook như là một kênh giao để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của anh chị em CN, ông Nguyễn Văn Minh, Chủ tịch CĐ Cty TNHH Đại Hùng (TPHCM), chia sẻ: “Mạng xã hội là một kênh thông tin khổng lồ song lại không có chọn lọc. Tôi ví dụ như đợt vừa rồi các bạn CN chia sẻ trên trang cá nhân của mình và các nhóm thông tin về đóng và hưởng BHXH, họ tuyên truyền đóng BHXH là lỗ… Nhiều người chia sẻ với lời lẽ rất bức xúc và rủ nhau đi rút BHXH. Đối với các bài viết đó, tôi chuẩn bị sẵn một “Bình luận” (Comment) với đầy đủ lý lẽ, dẫn luật, phân tích đúng sai, tôi “Bình luận” vào dòng chia sẻ của các bạn. Sau đó tôi chia sẻ trên trang của mình, trên trang CĐ của công ty và các nhóm đông CN tham gia. Anh em chị CN trong công ty tôi cũng hiểu, sau đó mọi việc lắng lại”.

Theo ông Minh, cái gì cũng có hai mặt, mạng xã hội cũng vậy. Hiện nay, cán bộ CĐ, các CĐ cơ sở tham gia mạng xã hội còn tự phát, nhiều người e ngại mở rộng trang, nhóm vì sợ không kiểm soát được và nếu bị mất quyền kiểm soát sẽ rất nguy hiểm. Thế nhưng, nếu mình sợ mặt tiêu cực mà không dám đối mặt, không biết tận dụng thế mạnh của mạng xã hội thì mình thua, CN sẽ bơ vơ. Nói theo kiểu mấy em CN trẻ là “cô đơn trên mạng”, việc này sẽ khiến các em tiếp nhận kiến thức sai lệch. Do đó rất cần đội ngũ cán bộ CĐ hiểu luật, hiểu chuyện, phân tích vấn đề tham gia mạng xã hội để chia sẻ với các bạn”.  

Lê An Nhiên
TIN LIÊN QUAN

Công nhân Đà Nẵng sợ con bị bạo hành, lo giá điện nước ngày một tăng

Thùy Trang |

Bảo mẫu cho trẻ nằm dưới nền nhà rồi đổ thức ăn liên tục, cháu nào không ăn thì bị đánh, tát. Đứa trẻ khác mới hơn một tuổi bị xách đầu lên,… là những hình ảnh vẫn còn ám ảnh đối với những phụ huynh (trong đó có không ít công nhân có con nhỏ phải gửi ở những nhóm trẻ tư thục tại Đà Nẵng) sau khi vụ việc bạo hành tại nhóm trẻ Mẹ Mười bị phát hiện.  Thế nhưng cuộc sống họ hằng ngày cũng đang bủa vây bởi những lo lắng khác từ giá điện, giá nước cao gấp nhiều lần so với quy định nhà nước.

"Làm tròn" cuộc đời nhờ nghề tranh ghép gỗ

MAI PHƯƠNG |

Đến Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật và trẻ mồ côi TP.HCM ai cũng bất ngờ trước hình ảnh một chàng trai nhỏ bé, bị liệt cả hai chân đang tận tình chỉ bảo cho người khuyết tật học tranh ghép gỗ. Từng cử chỉ khéo léo, tỉ mỉ, anh Nguyễn Văn Út (1982, quê ở Kiên Giang) đã biến những mảnh gỗ vô tri vô giác thành những hộp đựng bút, những bức tranh ghép gỗ tinh xảo, có hồn.

Những chiếc lồng chim trị giá hàng trăm triệu từ tre

Nguyễn Đắc Thành |

Xuất phát điểm là học nghề điêu khắc gỗ qua sự đào tạo của những nghệ nhân ở Huế, thế nhưng sau này, ông Đoàn Minh Căn ở xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế lại tìm hướng đi khác cho mình là làm lồng chim từ tre. Qua mấy mươi năm tự tìm tòi học hỏi, giờ đây ông Căn đã trình làng rất nhiều sản phẩm lồng chim đẹp, đặc sắc và có giá trị lên đến hàng trăm triệu mỗi chiếc lồng.

Công nhân Đà Nẵng sợ con bị bạo hành, lo giá điện nước ngày một tăng

Thùy Trang |

Bảo mẫu cho trẻ nằm dưới nền nhà rồi đổ thức ăn liên tục, cháu nào không ăn thì bị đánh, tát. Đứa trẻ khác mới hơn một tuổi bị xách đầu lên,… là những hình ảnh vẫn còn ám ảnh đối với những phụ huynh (trong đó có không ít công nhân có con nhỏ phải gửi ở những nhóm trẻ tư thục tại Đà Nẵng) sau khi vụ việc bạo hành tại nhóm trẻ Mẹ Mười bị phát hiện.  Thế nhưng cuộc sống họ hằng ngày cũng đang bủa vây bởi những lo lắng khác từ giá điện, giá nước cao gấp nhiều lần so với quy định nhà nước.

"Làm tròn" cuộc đời nhờ nghề tranh ghép gỗ

MAI PHƯƠNG |

Đến Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật và trẻ mồ côi TP.HCM ai cũng bất ngờ trước hình ảnh một chàng trai nhỏ bé, bị liệt cả hai chân đang tận tình chỉ bảo cho người khuyết tật học tranh ghép gỗ. Từng cử chỉ khéo léo, tỉ mỉ, anh Nguyễn Văn Út (1982, quê ở Kiên Giang) đã biến những mảnh gỗ vô tri vô giác thành những hộp đựng bút, những bức tranh ghép gỗ tinh xảo, có hồn.

Những chiếc lồng chim trị giá hàng trăm triệu từ tre

Nguyễn Đắc Thành |

Xuất phát điểm là học nghề điêu khắc gỗ qua sự đào tạo của những nghệ nhân ở Huế, thế nhưng sau này, ông Đoàn Minh Căn ở xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế lại tìm hướng đi khác cho mình là làm lồng chim từ tre. Qua mấy mươi năm tự tìm tòi học hỏi, giờ đây ông Căn đã trình làng rất nhiều sản phẩm lồng chim đẹp, đặc sắc và có giá trị lên đến hàng trăm triệu mỗi chiếc lồng.