Ngậm quả đắng vì “chẻ” hợp đồng của người lao động

LAM SƠN |

Để trốn đóng BHXH, nhiều chủ doanh nghiệp (DN) đã lách luật bằng cách “chẻ” hợp đồng với người lao động (NLĐ) ra nhiều mức. DN chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt mà không lường trước hậu quả khi NLĐ gặp tai nạn lao động (TNLĐ), bệnh nghề nghiệp, ốm đau…

Hậu, 22 tuổi, công nhân (CN) làm việc tại một DN sản xuất giày ở Bình Tân (TPHCM). Hậu làm việc ở đây từ năm 18 tuổi, mỗi tháng công ty trả cho Hậu hơn 5 triệu đồng, gần 5 năm làm việc, Hậu không được công ty tham gia BHXH, BHYT, BH thất nghiệp. Hậu nhiều lần hỏi người phụ trách nhân sự nhưng được trả lời là các khoản BH đã được công ty trả vào lương. Vì cần việc làm nên Hậu chấp nhận. Đầu năm 2018, trong lúc làm việc, Hậu bị máy ép nguyên liệu cuốn đứt cánh tay. Công ty trả mọi chi phí điều trị và đề nghị trả thêm 50 triệu đồng để… kết thúc mọi chuyện!

Người nhà bức xúc đã gửi đơn khiếu nại đến cơ quan chức năng. Qua làm việc, chủ DN thừa nhận, chỉ tham gia BHXH cho 1 số CN để… đối phó. Số lao động còn lại vì nghĩ đều là thanh niên khỏe mạnh nên công ty “lơ” luôn và giải thích với họ là đã trả vào lương, NLĐ có thể tự tham gia BHXH, nếu công ty đóng BHXH, lương của NLĐ sẽ giảm. Để hợp thức hóa, DN ký HĐ dịch vụ, thử việc, HĐLĐ ngắn hạn. Tuy nhiên, khi Hậu gặp TNLĐ, DN đã tốn rất nhiều chi phí, không chỉ viện phí mà DN còn phải trả luôn phần trợ cấp TNLĐ hàng tháng cho NLĐ. Trong khi đó, với khoản trợ cấp này, cũng như bệnh tật, ốm đau… nếu DN tham gia BHXH thì cơ quan BHXH đã chi trả, DN đỡ một phần gánh nặng chi phí.

Theo cơ quan BHXH TPHCM, quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Luật BHXH 2014, kể từ ngày 1.1.2018, NLĐ được DN tuyển dụng vào làm việc có ký kết HĐLĐ có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng thuộc đối tượng bắt buộc phải tham gia BHXH, BHYT và BH thất nghiệp, trừ HĐLĐ được ký kết đối với NLĐ đang thử việc hoặc hợp đồng thời vụ được ký kết với NLĐ đã nghỉ hưởng chế độ hưu trí theo quy định của Bộ luật Lao động, Luật BHXH hiện hành.

Về tiền lương đóng BHXH, căn cứ vào Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH và Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH để xác định phần nào là tiền lương cố định để đóng đúng, đảm bảo quyền lợi cho NLĐ. Nếu DN cố tình “chẻ” hợp đồng, “lách” luật, khi bị phát hiện sẽ bị xử phạt và buộc phải truy đóng, còn DN cố tình vi phạm có tính chất hệ thống và nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

LAM SƠN
TIN LIÊN QUAN

Gánh hậu quả nặng nề vì đồng thuận không tham gia BHXH

LAM SƠN |

Hiện nay, nhiều lao động làm việc tại các công trình xây dựng như thợ hồ, thợ phụ… đa phần không được người sử dụng lao động (NSDLĐ) tham gia BHXH, BHYT, BH thất nghiệp. Vì hiểu biết pháp luật hạn chế, người lao động (NLĐ) lại đồng thuận với NSDLĐ, đến khi xảy ra ốm đau, tai nạn lao động (TNLĐ) mới gánh chịu thiệt thòi.

Tiếc nuối vì trót nhận BHXH 1 lần

LAM SƠN |

Sau khi tham gia BHXH 1 thời gian, nhiều người lao động (NLĐ) nghỉ việc chọn nhận trợ cấp BHXH 1 lần. Sau đó, không ít người đi làm trở lại mong được hoàn lại số tiền đã nhận để được cộng nối thời gian đóng BHXH, sau này nhận lương hưu nhưng điều này khó được đáp ứng. Trước giải thích của cơ quan BHXH, nhiều NLĐ không khỏi tiếc nuối.

Cần mở rộng, giao chức năng thanh tra cho cơ quan BHXH

LAM SƠN |

Tại “Hội thảo tham vấn đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng các Điều 213, 214, 215 và 216 của Bộ luật Hình sự về các tội liên quan đến bảo hiểm” được tổ chức mới đây tại TPHCM, ông Phan Văn Mến – Giám đốc BHXH TPHCM đề nghị cần nghiên cứu để tiếp tục cho cơ quan BHXH được kiện các vụ việc liên quan đến BHXH và mở rộng chức năng thanh tra về BHXH.

Quỹ BHXH “cứu cánh” của công nhân bị tai nạn lao động tại TPHCM

LAM SƠN |

Đối với công nhân (CN) có tham gia BHXH, chẳng may bị tai nạn lao động (TNLĐ), suy giảm khả năng làm việc, quỹ BHXH sẽ chi trả chế độ trợ cấp TNLĐ. Sự hỗ trợ đó đã phần nào xoa dịu nỗi đau, là “cứu cánh” khi CN gặp cảnh không may.

Gánh hậu quả nặng nề vì đồng thuận không tham gia BHXH

LAM SƠN |

Hiện nay, nhiều lao động làm việc tại các công trình xây dựng như thợ hồ, thợ phụ… đa phần không được người sử dụng lao động (NSDLĐ) tham gia BHXH, BHYT, BH thất nghiệp. Vì hiểu biết pháp luật hạn chế, người lao động (NLĐ) lại đồng thuận với NSDLĐ, đến khi xảy ra ốm đau, tai nạn lao động (TNLĐ) mới gánh chịu thiệt thòi.

Tiếc nuối vì trót nhận BHXH 1 lần

LAM SƠN |

Sau khi tham gia BHXH 1 thời gian, nhiều người lao động (NLĐ) nghỉ việc chọn nhận trợ cấp BHXH 1 lần. Sau đó, không ít người đi làm trở lại mong được hoàn lại số tiền đã nhận để được cộng nối thời gian đóng BHXH, sau này nhận lương hưu nhưng điều này khó được đáp ứng. Trước giải thích của cơ quan BHXH, nhiều NLĐ không khỏi tiếc nuối.

Cần mở rộng, giao chức năng thanh tra cho cơ quan BHXH

LAM SƠN |

Tại “Hội thảo tham vấn đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng các Điều 213, 214, 215 và 216 của Bộ luật Hình sự về các tội liên quan đến bảo hiểm” được tổ chức mới đây tại TPHCM, ông Phan Văn Mến – Giám đốc BHXH TPHCM đề nghị cần nghiên cứu để tiếp tục cho cơ quan BHXH được kiện các vụ việc liên quan đến BHXH và mở rộng chức năng thanh tra về BHXH.

Quỹ BHXH “cứu cánh” của công nhân bị tai nạn lao động tại TPHCM

LAM SƠN |

Đối với công nhân (CN) có tham gia BHXH, chẳng may bị tai nạn lao động (TNLĐ), suy giảm khả năng làm việc, quỹ BHXH sẽ chi trả chế độ trợ cấp TNLĐ. Sự hỗ trợ đó đã phần nào xoa dịu nỗi đau, là “cứu cánh” khi CN gặp cảnh không may.