Nghỉ việc lương chục triệu, kỹ sư trẻ khởi nghiệp cùng con ếch

Trường Sơn |

Bỏ chân nhân viên SEO của một hãng thức ăn gia súc với mức lương hàng chục triệu đồng, Phong về nhà quyết tâm khởi nghiệp ngay trên mảnh đất của gia đình. Được đào tạo bài bản, nắm vững kỹ thuật, hơn nữa lại có tâm với sản phẩm nên sản phẩm ếch thịt, ếch giống của Phong được khách hàng mua giá cao, thu được lợi nhuận lớn.

Một ngày cuối tháng 7, chúng tôi tìm đến xã Thạnh Phú (huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ) để tìm anh nông dân trẻ tuổi thành công với mô hình nuôi ếch. Vừa qua khỏi cây cầu đầu ấp Thạnh Phước, chúng tôi gặp Phong – ông chủ trại nuôi ếch đang là mô hình mà bà con trong xã rất quan tâm.

Hồ Thanh Phong (28 tuổi) và mới chỉ bắt đầu nuôi ếch chỉ nửa năm nay. Biết chúng tôi đang rất muốn nhìn thấy trang trại ếch của mình, Phong dẫn chúng tôi về nhà để tận mục thành quả mà anh dày công gây dựng, ấp ủ hàng năm qua.

Nằm dọc con đường lởm chởm đá dăm rộng chừng 2 mét là 2 hồ nuôi ếch mà Phong mượn đất của một người họ hàng, bên trong là nhiều hồ nữa trên đất của gia đình. Phong nói có nhiều hồ nuôi ếch với hàng chục nghìn con ếch thịt, ếch giống. Ngoài ra, Phong cũng nuôi một số ca tra, basa để tận dụng nguồn phế phẩm trong quá trình nuôi ếch.

Phong kể, sau khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành nông nghiệp, Phong đi làm nhân viên bán hàng cho một hãng thức ăn chăn nuôi với mức lương từ 12-14 triệu đồng mỗi tháng. “Thu nhập như vậy nhưng nếu bám trụ ở thành phố, sau khi trừ hết chi phí thì mỗi tháng em chỉ dư ra giỏi nhất là 5 triệu đồng thôi. Nghĩ vậy, em đặt câu hỏi tại sao mình không về nhà, tận dụng được mảnh đất, dòng kênh quê hương để khởi nghiệp”. 

Với số vốn ban đầu 200 triệu đồng, Phong làm 6 hồ nuôi ếch thịt, ếch giống cùng 1 số hồ dự phòng trên khoản đất 500m2. Vốn có chuyên môn, kinh nghiệm học hỏi được trong quá trình làm việc, Phong thu được kết quả hết sức khả quan.

Trong 2 đợt xuất bán gần đây, Phong bán được 7 tấn ếch thịt, ngoài ra còn bán được kha khá ếch giống cho bà con các tỉnh. Sau 6 tháng khởi nghiệp, Phong thu về khoản lợi nhuận hàng trăm triệu đồng từ con ếch và dự tính sẽ dành số tiền đó để thuê thêm đất, mở rộng sản xuất.

“Nếu những đợt xuất bán sau này thành công, em dự trù sẽ thuê thêm đìa, tận dụng lao động nhàn rỗi trong gia đình, thuê thêm người để nâng qui mô lên hơn nữa, có vậy thì mới tạo được số lượng sản phẩm lớn, thuận lợi hơn trong việc tiêu thụ” – Phong tâm sự.

Khi chúng tôi hỏi bí quyết nào để thành công ngay từ khi mới khởi nghiệp như vây, Phong cười hiền: “Em nuôi ếch cũng như mọi người nhưng quan trọng là không sử dụng những loại kháng sinh bị cấm trong chăn nuôi. Ngoài ra, em còn nuôi thêm cá để tận dụng những phế phẩm trong quá trình nuôi ếch. Nhờ vậy mà sản phẩm của em khi bán được mua với giá cao - dù cũng phải đối mặt với biến động giá thất thường của thị trường”.

Là người đầu tiên trong ấp nuôi và thành công với mô hình ếch – cá, Phong cho biết, sắp tới sẵn sàng truyền đạt những kinh nghiệm chăn nuôi của mình cho bà con xung quanh với mục đích là tạo ra một vùng nuôi ếch có sản lượng lớn, có thương hiệu để thuận lợi hơn trong khâu tiêu thụ sản phẩm, vừa đáp ứng nhu cầu của thị trường, nâng cao hơn nữa chất lượng con ếch trước khi bán ra thị trường, vừa giúp bà con nông dân có thêm việc làm, thu nhập.  

Trường Sơn
TIN LIÊN QUAN

Những người thợ “nhiệt huyết, đi đầu”

Lê Tuyết |

Nỗ lực hết mình trong công việc, khó khăn không lùi bước đã giúp những người thợ có chỗ đứng trong công việc, doanh nghiệp. Không những thế, họ còn trở thành chỗ dựa vững chắc, tấm gương học tập cho thợ trẻ.

Quốc Cơ, Quốc Nghiệp và những trăn trở với nghiệp xiếc

Thanh Tú |

Sau thành công của hai anh em Quốc Cơ, Quốc Nghiệp tại đấu trường Britain’s Got Talent 2018, mọi người bắt đầu chú ý đến nghệ thuật xiếc mà xưa nay vẫn hay bị xem nhẹ. Trong đêm diễn tôn vinh nghệ thuật xiếc TPHCM tối 7.7, những giá trị của bộ môn nghệ thuật này mới thật sự được ghi nhận.

Biết tự ái thì phải biết thay đổi!

Ngọc Uyên |

“Chúng ta phải “tự ái” khi năng suất lao động của người lao động thành phố còn thấp so với khu vực, thế giới”, là lời Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân nói tại Đại hội Công đoàn TPHCM lần thứ XI, nhiệm kỳ 2018-2023.

Nghề trồng và tạo dáng bonsai: Cần sự kiên trì và thẩm mỹ cao

Mai Phương |

“Ở Sài Gòn người ta cần 5-7 năm mới có thể tạo hình thành công 1 cây bonsai để bán ra thị trường. Bởi vậy, nghề trồng bonsai cần sự kiên trì và tính thẩm mỹ cao mới có thể thành công được”, ông Lâm Ngọc Vinh – nghệ nhân bonsai quốc tế đã chia sẻ như vậy khi được hỏi về bí quyết trồng bonsai. 

Những người thợ “nhiệt huyết, đi đầu”

Lê Tuyết |

Nỗ lực hết mình trong công việc, khó khăn không lùi bước đã giúp những người thợ có chỗ đứng trong công việc, doanh nghiệp. Không những thế, họ còn trở thành chỗ dựa vững chắc, tấm gương học tập cho thợ trẻ.

Quốc Cơ, Quốc Nghiệp và những trăn trở với nghiệp xiếc

Thanh Tú |

Sau thành công của hai anh em Quốc Cơ, Quốc Nghiệp tại đấu trường Britain’s Got Talent 2018, mọi người bắt đầu chú ý đến nghệ thuật xiếc mà xưa nay vẫn hay bị xem nhẹ. Trong đêm diễn tôn vinh nghệ thuật xiếc TPHCM tối 7.7, những giá trị của bộ môn nghệ thuật này mới thật sự được ghi nhận.

Biết tự ái thì phải biết thay đổi!

Ngọc Uyên |

“Chúng ta phải “tự ái” khi năng suất lao động của người lao động thành phố còn thấp so với khu vực, thế giới”, là lời Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân nói tại Đại hội Công đoàn TPHCM lần thứ XI, nhiệm kỳ 2018-2023.

Nghề trồng và tạo dáng bonsai: Cần sự kiên trì và thẩm mỹ cao

Mai Phương |

“Ở Sài Gòn người ta cần 5-7 năm mới có thể tạo hình thành công 1 cây bonsai để bán ra thị trường. Bởi vậy, nghề trồng bonsai cần sự kiên trì và tính thẩm mỹ cao mới có thể thành công được”, ông Lâm Ngọc Vinh – nghệ nhân bonsai quốc tế đã chia sẻ như vậy khi được hỏi về bí quyết trồng bonsai.