Phía sau người công nhân là con cái, cha mẹ, anh em

LÊ AN NHIÊN |

Tiền lương tối thiểu được tính toán dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động nhưng thực tế vẫn còn chưa đáp ứng được. Phương án điều chỉnh tiền lương tối thiểu năm 2018 đang gây nhiều tranh cãi cũng như thất vọng trong người lao động khi đại diện cho phía doanh nghiệp là VCCI (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) đề xuất không tăng lương tối thiểu vùng năm 2018.

“Những người đưa ra ý kiến này thực là không bao giờ hiểu được cuộc sống của công nhân (CN). Lâu nay chúng tôi vẫn sống, làm việc nhưng không có nghĩa là chúng tôi đang sống tốt, mà chúng tôi đang sống mòn, sống tạm bợ, cố gắng làm việc vì sau lưng chúng tôi còn con cái, cha mẹ, em út. Nhưng sức chịu đựng của mỗi con người là có giới hạn” – Nữ CN Nguyễn Thị Trúc, làm việc tại KCN Tân Bình (TPHCM), chia sẻ.

Nuôi em ăn học, mình phải “ăn nhịn để dành”

Từ Nghệ An, chị Trúc vào miền Nam lập nghiệp khi vừa học xong phổ thông. Chị Trúc bộc bạch, chị không phải là người học dốt để đến nỗi không thi nổi vào một trường cao đẳng nhưng nếu chị đi học, thì hai đứa em của chị có thể phải nghỉ học ở nhà. Chị bảo: “Sau tôi là hai đứa em trai. Tụi nó còn quá nhỏ để phải nghỉ học ở nhà. Nếu nghỉ học đi làm phụ mẹ, hai đứa nó sẽ sinh hư mất. Tôi làm chị cũng không đành. Mình đi học, nếu đi làm thêm, cũng chỉ lo được cho bản thân mình, còn cha mẹ thì sao đành”. Vậy là chị Trúc nghỉ học. Chị bảo, hồi ấy chưa có chính sách Nhà nước cho vay tiền đi học như bây giờ nên để nuôi được một đứa con đi học không phải là chuyện dễ dàng với một gia đình thuần nông, cả năm trông cậy vào mấy sào ruộng như nhà chị.

“Tôi vào miền Nam làm được 4 năm thì em trai tôi cũng vào đại học. 4 năm đi làm CN, ăn chẳng dám ăn, mặc chẳng dám mặc. Tôi đăng ký tăng ca thường xuyên, ăn cơm của công ty, về nhà ăn qua loa chén cơm nguội hoặc chén bún nước tương rồi đi ngủ. Đã xác định đi làm CN để giúp bố mẹ, tôi còn ăn tiêu thoải mái cho bản thân thì sẽ chẳng để dành được bao nhiêu” – Chị Trúc chia sẻ. 4 năm đi làm, vốn ưa nhìn, chị cũng có nhiều người theo đuổi nhưng chị chẳng dám đồng ý anh nào vì còn bận lo chuyện gia đình. Chị thật thà: “Mình cũng muốn lấy chồng, cũng có những rung động đầu đời nhưng mà lấy chồng rồi ai lo cho các em, ai lo cho cha mẹ. Nếu gặp được người chồng tốt, họ sẻ chia thì mình đỡ nhưng nếu chồng không tốt thì sẽ khổ biết chừng nào. Đặc biệt, với tiền lương CN hiện tại, nếu vừa lo cho gia đình của mình, vừa lo cho cha mẹ ở quê, lo cho em ăn học thì không tài nào đủ được. Cho nên, không chỉ tôi mà nhiều chị em khác ở xóm trọ này, lo chuyện gia đình, mãi tính toán với đồng lương CN mà lỡ một đời con gái”.

Còn làm công nhân còn xa con, xa cha mẹ

Nhiều anh chị em CN may mắn lập được gia đình riêng, có với nhau một, hai mặt con thì phải đằng đẵng chịu cảnh xa cách. Bởi nếu để con ở lại thành phố để đi học, bố mẹ sẽ không thể gánh nổi chi phí với đồng lương CN eo hẹp.

Anh Nguyễn Minh Tú, CN làm việc trong một xí nghiệp may ở quận 12 (TPHCM), chia sẻ câu chuyện của gia đình mình. Năm 2008, anh từ Quảng Ngãi vào TPHCM làm việc, sau khi học xong phổ thông. Làm CN được 5 năm, anh gặp chị, là vợ anh bây giờ. Anh kể: “Đám cưới của đôi vợ chồng CN nghèo chỉ có mấy mâm cơm mời anh em xóm trọ. Về quê làm cái lễ ra mắt gia đình và đăng ký kết hôn. Tôi thấy thương vợ lắm vì cô ấy phải thiệt thòi nhưng nếu làm rình rang thì tiền đâu mà trả, tiền lương CN không cho phép chúng tôi tổ chức một cái đám cưới đàng hoàng”.

Sau đám cưới hơn 1 năm, vợ chồng anh chị đón tin vui lớn nhất đời khi chị sinh con trai đầu lòng. Nhắc đến con, anh bần thần: “Cũng lâu rồi vợ chồng tôi không gặp con. Sau thời gian nghỉ thai sản, vợ tôi nghỉ thêm mấy tháng nữa để chăm con cho cứng cáp. Nhưng rồi cũng phải đi làm lại, chi phí gửi trẻ quá đắt đỏ mà lại không an tâm nên vợ chồng tôi gửi con về quê. Đứa bé nhỏ xíu, còn bú mẹ nhưng phải tách mẹ, lòng vợ chồng tôi đau như cắt. Nhưng còn cách nào khác được nữa không?”.

Để đỡ nhớ con, vợ chồng anh đầu tư cho bà nội một chiếc điện thoại thông minh, đăng ký 3G, hướng dẫn bà sử dụng mạng xã hội. Mỗi buổi tối anh gọi về, nói chuyện với con. Anh cười buồn: “Ban đầu, cứ thấy con là vợ tôi khóc nhưng rồi cũng phải quen thôi. Hàng tháng, với thu nhập của cả hai vợ chồng là hơn 10 triệu đồng, vợ chồng tôi dành 2 triệu đồng gửi về cho bà nội nuôi cháu. Mỗi tháng, sau khi trả tiền nhà, điện nước, ăn uống, vợ chồng tôi để dành được gần 3 triệu đồng. Chúng tôi xác định mình phải ăn uống tằn tiện, chịu khổ, để dành được số vốn rồi về quê lập nghiệp. Bởi nếu còn làm CN, chúng tôi sẽ còn xa con, xa cha mẹ”.

Khi được hỏi về mong ước sắp tới, cả chị Trúc, anh Tú và rất nhiều CN khác đều bày tỏ “Mong ước được tăng lương”, bởi đối với người CN, chẳng có việc gì quan trọng hơn rằng tiền lương đảm bảo để họ được sống tốt, có tích lũy để lo cho gia đình.

“Nếu tiền lương thoải mái một chút, sau 4 năm tích lũy, em đã có đủ tiền để ba mẹ nuôi các em ăn học, em đã có thể tự do nghĩ đến chuyện của mình, sẽ yêu một anh nào đấy và lấy chồng. Nhưng mà tiền lương còn thấp, tích lũy chưa đủ, em ngại đi lấy chồng rồi cha mẹ, em út bỏ cho ai” – Trúc bộc bạch.

“Nếu mà tiền lương thoải mái, vợ chồng tôi sẽ để con lại thành phố. Cho con đi học gần nhà trọ, sáng tối đưa đón con để mình được gần con. Con tôi ở lại thành phố, vợ chồng tôi sẽ chuyên tâm làm ăn mà không phải tính đến chuyện về quê như bây giờ” – Anh Tú chia sẻ.

LÊ AN NHIÊN
TIN LIÊN QUAN

Hiểm nguy của nghề đi tìm nước

Lộc Bình |

Tại vùng đất núi sỏi đá, thợ đào giếng vẫn “rỉ tai” nhau kinh nghiệm tìm nước ngầm bằng cách chôn một nhánh xương rồng nhỏ xuống đất. Vài ngày sau nếu cây xương rồng vẫn tươi tốt tức là đất khô cằn không có nước, còn nếu xương rồng bị úng nghĩa là tại đó mạch nước tốt...

Làng chài trên cao nguyên đem lại cuộc sống no đủ cho người dân

Phố Nhơn |

Ít ai nghĩ rằng, ở trên vùng đất Gia Lai, ngoài những ruộng lúa, rừng cây thì còn có những làng chài với những người dân quanh năm hành nghề đánh bắt cá. Chính cái nghề tưởng chừng chỉ có ở đồng bằng, vùng biển thì nay nó đã giúp rất nhiều người mưu sinh, có cuộc sống mới ấm no hơn. Không chỉ vậy, nơi đây còn được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho vẻ đẹp sơn thủy hữu tình. 

Công nhân Quảng Nam đỏ mắt tìm nhà trẻ cho con

Thuỳ Trang – Xuân Hậu |

Toàn khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc, Quảng Nam chỉ có một nhà trẻ công lập, một khu nhà trẻ vừa mới xây dựng xong thì đã hết chỗ khiến nhiều gia đình công nhân tại đây buộc phải gửi con ở những nhà trẻ tư thục, thậm chí là cơ sở tự phát. “Chúng tôi chỉ có thể tự tìm hiểu kỹ nhưng cũng chỉ là qua lời giới thiệu, tin tưởng chứ không chắc con mình ăn có hợp vệ sinh không, có được chăm sóc tốt không. Nhưng tìm được chỗ gửi đã may mắn, nhiều công nhân còn buộc phải đi xa chỗ làm, càng vất vả” – chị Thanh Huyền, công nhân tại đây cho hay.

Chung tay lo quyền lợi cho công nhân ở Cty có chủ bỏ trốn

Lam sơn |

Tình trạng chủ doanh nghiệp (DN) bỏ trốn thời gian qua đang là thực trạng đau đầu với nhiều ngành chức năng. Hệ lụy kéo theo là hàng loạt công nhân (CN) mất việc làm, mất quyền lợi BHXH, thai sản, BH thất nghiệp… Trong tình cảnh đó, tổ chức công đoàn (CĐ) và cơ quan BHXH chính là những “đầu mối” đứng ra lo lắng, đeo bám và tìm phương án nhằm vớt vát những quyền lợi sau cùng cho người lao động (NLĐ), đem lại sự tin tưởng cho họ.

Hiểm nguy của nghề đi tìm nước

Lộc Bình |

Tại vùng đất núi sỏi đá, thợ đào giếng vẫn “rỉ tai” nhau kinh nghiệm tìm nước ngầm bằng cách chôn một nhánh xương rồng nhỏ xuống đất. Vài ngày sau nếu cây xương rồng vẫn tươi tốt tức là đất khô cằn không có nước, còn nếu xương rồng bị úng nghĩa là tại đó mạch nước tốt...

Làng chài trên cao nguyên đem lại cuộc sống no đủ cho người dân

Phố Nhơn |

Ít ai nghĩ rằng, ở trên vùng đất Gia Lai, ngoài những ruộng lúa, rừng cây thì còn có những làng chài với những người dân quanh năm hành nghề đánh bắt cá. Chính cái nghề tưởng chừng chỉ có ở đồng bằng, vùng biển thì nay nó đã giúp rất nhiều người mưu sinh, có cuộc sống mới ấm no hơn. Không chỉ vậy, nơi đây còn được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho vẻ đẹp sơn thủy hữu tình. 

Công nhân Quảng Nam đỏ mắt tìm nhà trẻ cho con

Thuỳ Trang – Xuân Hậu |

Toàn khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc, Quảng Nam chỉ có một nhà trẻ công lập, một khu nhà trẻ vừa mới xây dựng xong thì đã hết chỗ khiến nhiều gia đình công nhân tại đây buộc phải gửi con ở những nhà trẻ tư thục, thậm chí là cơ sở tự phát. “Chúng tôi chỉ có thể tự tìm hiểu kỹ nhưng cũng chỉ là qua lời giới thiệu, tin tưởng chứ không chắc con mình ăn có hợp vệ sinh không, có được chăm sóc tốt không. Nhưng tìm được chỗ gửi đã may mắn, nhiều công nhân còn buộc phải đi xa chỗ làm, càng vất vả” – chị Thanh Huyền, công nhân tại đây cho hay.

Chung tay lo quyền lợi cho công nhân ở Cty có chủ bỏ trốn

Lam sơn |

Tình trạng chủ doanh nghiệp (DN) bỏ trốn thời gian qua đang là thực trạng đau đầu với nhiều ngành chức năng. Hệ lụy kéo theo là hàng loạt công nhân (CN) mất việc làm, mất quyền lợi BHXH, thai sản, BH thất nghiệp… Trong tình cảnh đó, tổ chức công đoàn (CĐ) và cơ quan BHXH chính là những “đầu mối” đứng ra lo lắng, đeo bám và tìm phương án nhằm vớt vát những quyền lợi sau cùng cho người lao động (NLĐ), đem lại sự tin tưởng cho họ.