Sinh viên tìm đủ “trăm phương ngàn kế” để chống nóng

Trần Kiều |

Hà Nội đang trải qua những ngày nắng nóng kéo dài với nền nhiệt cao, có khi lên đến hơn 40 độ C. Cuộc sống phải đi ở trọ trong những căn phòng chật hẹp cũng vì thế mà bị xáo trộn nên buộc những sinh viên phải tìm đủ “trăm phương ngàn kế” để chống chọi với cái nóng.

Với nền nhiệt trung bình trong ngày dao động từ 36-39 độ C, nắng nóng như thiêu đốt bao trùm toàn bộ các tuyến phố, khu nhà của Thủ đô. Nhiều người lựa chọn ở trong nhà hoặc hạn chế đi ra ngoài đường vào những giờ cao điểm nắng nóng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tuy nhiên, đối với những sinh viên đang phải ở trọ trong những khu nhà giá rẻ, điều kiện cơ sở phòng ốc không cho phép thì “cố thủ” trong phòng không phải là “thượng sách”.

Trần Thanh Tùng, sinh viên năm nhất Đại học Văn hóa Hà Nội chia sẻ: “Tôi thuê trọ ở khu nhà giá rẻ, trong những ngày thời tiết khắc nghiệt này, dãy trọ vô cùng oi bức vì không có điều hòa. Để chống nóng, tôi dùng quạt là chủ yếu. Ngoài ra còn tắm nhiều hơn. Tuy nhiên, như thế cũng không tránh khỏi cảm giác nóng bức nên tôi thường đến thư viện hoặc những nơi có thể ngồi điều hòa miễn phí để tránh nóng”.

Thời tiết nắng gắt ngay từ sáng sớm cho tới tối muộn vẫn chưa hạ nhiệt, khí nóng trong các căn phòng trọ càng hầm hập và bí bách. Mọi đồ đạc cũng trở nên nóng ran. Trong hoàn cảnh đó, nhiều sinh viên phải nghĩ đủ cách “tự biên tự diễn” để vượt qua cái nóng.

Phòng trọ sinh viên.
Phòng trọ sinh viên.

Bạn Lương Viết Lãm - sinh viên năm cuối Đại học Xây dựng ngao ngán: “Phòng tôi thuê trọ ở tầng 6 cũng là tầng thượng luôn nên những ngày nắng nóng không chịu được. Tôi và các bạn cùng phòng phải bê 2 chậu nước vào đặt trước quạt phả ra cho mát, rồi đổ cả nước ra sảnh ngoài. Tầm 1-3 giờ chiều thì phải che hết các cửa lại để tránh nắng với gió khô hắt vào. Dù vậy nhưng vẫn không thể chống lại với cái nóng được vì nền phòng bốc lên nên tôi phải xuống tầng 2 ngồi nhờ”.

Tuy không phải đi trọ ở ngoài, nhưng cuộc sống trong KTX của trường những ngày nắng nóng này cũng khiến cho Nguyễn Thị Trang, sinh viên Đại học Văn hóa Hà Nội và các bạn cùng phòng phải “bật khóc”. Trang than thở: “Ở trong KTX, mỗi phòng trung bình cũng 6-7 người nên không gian phòng trở nên chật hẹp và bí bách hơn. Thời tiết như mấy hôm nay thì phòng KTX cũng nóng chẳng kém gì phòng của các bạn ở trọ ngoài. Để chống chọi với nắng nóng, những lúc không phải lên lớp thì mọi người rủ nhau “di cư” đến những nơi có điều hòa hưởng “ké” cái mát. Còn lúc về phòng thì đi tắm nhiều lần”.

Ngoài ra, để chống chọi với nắng nóng, nhiều sinh viên ở chung còn góp tiền mua thêm quạt hơi nước hoặc tự chế quạt tạo hơi nước với đá lạnh. Thậm chí, sử dụng vé xe buýt tháng để được ngồi điều hòa miễn phí cũng là một cách chống nóng được các bạn sinh viên lựa chọn.

Trần Kiều
TIN LIÊN QUAN

500 sinh viên tham gia Diễn đàn nghề nghiệp về tài chính, ngân hàng

M.T |

Ngày 18.5, tại Đại học Kinh tế TPHCM diễn ra Diễn đàn nghề nghiệp: Năng lực Liên ngành trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng thời đại 4.0

Trao Giải thưởng Lương Văn Can cho sinh viên nhiều sáng kiến

M.T |

Giải thưởng Tài năng Lương Văn Can là sân chơi dành cho trí thức trẻ, những doanh nhân tương lai có nhiều ý tưởng, sáng kiến cho cộng đồng.

Những cuốn sách kinh tế giảng viên và sinh viên nên đọc

M.T |

Lâu nay, tủ sách kinh tế thường là tủ sách dịch của các tác giả nước ngoài. Lần này, các tác giả trong nước và Việt Kiều chủ động viết sách cho các chuyên gia, thầy cô, sinh viên.

500 sinh viên tham gia Diễn đàn nghề nghiệp về tài chính, ngân hàng

M.T |

Ngày 18.5, tại Đại học Kinh tế TPHCM diễn ra Diễn đàn nghề nghiệp: Năng lực Liên ngành trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng thời đại 4.0

Trao Giải thưởng Lương Văn Can cho sinh viên nhiều sáng kiến

M.T |

Giải thưởng Tài năng Lương Văn Can là sân chơi dành cho trí thức trẻ, những doanh nhân tương lai có nhiều ý tưởng, sáng kiến cho cộng đồng.

Những cuốn sách kinh tế giảng viên và sinh viên nên đọc

M.T |

Lâu nay, tủ sách kinh tế thường là tủ sách dịch của các tác giả nước ngoài. Lần này, các tác giả trong nước và Việt Kiều chủ động viết sách cho các chuyên gia, thầy cô, sinh viên.