Vất vả một chút để gia đình có cái Tết ấm vui!

THANH NGÂN |

“Năm nay Tết đến sớm quá. Mới Tết đó giờ Tết nữa. Hết năm mà chưa làm được gì”, Vy thở dài khi nhìn cuốn lịch để bàn. Hôm nay là ngày thứ 20 trong tháng, Vy tăng ca đến 9h đêm. Thời gian gần đây, Vy vất vả hơn, tất cả cũng vì Tết.

Từ Quảng Bình, Vy vào TPHCM tìm việc khi vừa học xong lớp 12. Qua một người quen giới thiệu, Vy được nhận vào làm việc cho một công ty chuyên về may mặc xuất khẩu tại khu công nghiệp Tân Bình. Với mức lương cơ bản hơn 4 triệu đồng/tháng, cộng với các khoản phụ cấp, thu nhập “cứng” hàng tháng của Vy được hơn 5 triệu đồng. Với mức lương đó, Vy xin ở ghép với các chị, mỗi tháng góp tiền phòng gần 1 triệu đồng. Vy gói ghém, chi tiêu cá nhân mỗi tháng không được vượt quá 2 triệu đồng. Số tiền còn lại Vy để dành, ngoài hàng tháng gửi về cho cha mẹ, Vy còn còn một cái đáng lo hơn nữa, đó chính là Tết.

Vì số lương “cứng” ít ỏi đó nên Vy rất mong được tăng ca. Không chỉ Vy mà các đồng nghiệp của Vy cũng vậy. Cô bảo: “Tháng nào không tăng ca là chị em kêu trời kêu đất, khiếu nại tùm lum, hỏi khắp nới vì sao không được tăng ca”. Nhiều người sợ đi làm nhưng với Vy, ở nhà mới là điều đáng sợ. Hôm nào công ty cho về sớm, Vy phải tự lo bữa cơm chiều, ăn uống rất tốn kém. Bạn bè rủ đi chơi, uống ly nước, ăn bịch bánh tráng trộn cũng tốn tiền. “Đã không làm ra tiền còn tốn tiền nhưng mình không đi thì không có bạn bè, một mình trong phòng trọ lại nhớ nhà. Nhiều lúc cũng thấy may vì có Facebook, nói chuyện trên mạng với bạn bè đỡ tốn tiền hơn là nói chuyện ở ngoài”, Vy cười.

Ngày thường Vy đã mong tăng ca, những ngày gần Tết, Vy lại càng mong được tăng ca hơn bao giờ hết. Vy nhẩm tính: “Một năm vào Sài Gòn rồi mà em để dành chưa được bao nhiêu hết. Nếu Tết này em về quê thì tiền để dành mới đủ tiền tàu xe với một tí quà, chưa có tiền gửi cha mẹ sắm Tết, chưa có tiền để cha mẹ ra Tết đóng tiền học cho các em. Nếu em không tăng ca, chắc Tết này em ở lại Sài Gòn ăn Tết. Mà ở lại Sài Gòn thì sợ quá nhỉ? Chắc sẽ nhớ nhà phát khóc mất”.

Nói rồi, Vy lại trách Tết sao lại đến nhanh thế! Cô bần thần: “Một năm âm lịch cũng 12 tháng thôi, hồi nhỏ ở nhà thấy Tết đến chậm, tính từng ngày, giờ đi làm thấy Tết đến nhanh vô cùng”.

Tâm trạng của Vy là tâm trạng chung của nhiều chị em cùng xóm trọ và cũng là của rất nhiều anh chị em công nhân xa quê. Ngọc, một nữ công nhân làm việc hơn 5 năm ở một doanh nghiệp giày da (quận Bình Tân, TPHCM) chia sẻ: “Tôi đã trải qua 5 cái Tết của đời công nhân rồi mà giờ mỗi khi đi ra đường, nghe quán xá bật bài hát “Tết Tết Tết đến rồi, tôi cũng giật mình. Trời ơi, Tết đến rồi sao? Nhanh dữ vậy trời”. Và mỗi lần quán xá bật bài hát, chị lại lật đật xem lại tổng số tiền mình tiết kiệm được suốt thời gian qua.

Tiền này gửi ba má, tiền này mua sắm ít đồ cho các em, tiền này để dành cho mấy đứa em đóng tiền học… Tiền này, tiền này… Mãi vẫn chưa thấy tiền nào dành cho Ngọc! Chị em nữ công nhân là vậy. Lúc còn độc thân thì Tết hướng về gia đình, đi làm quanh năm cũng để dành phụ cha mẹ, nuôi em, đến khi lấy chồng, sinh con thì mọi thứ dồn về cho con, cho gia đình.

Có những chị em, nhiều năm liền không mua một bộ đồ tử tế cho mình vào dịp Tết. Họ gói ghém tất cả mồ hôi, công sức và cả nước mắt của mình nữa về cho gia đình. Bởi với họ, phòng trọ ở Sài Gòn nhỏ vậy nhưng vẫn còn tốt chán so với căn nhà lúc nào cũng chực chờ sập của bố mẹ, áo họ cũ nhưng không làm họ lạnh thấu xương như cái rét mà bố mẹ, các em họ đang chịu! Cho nên với anh chị em công nhân, dịp cuối năm, dù có vất vả thế nào, họ cũng mỉm cười vì biết rằng, gia đình mình sẽ có một cái Tết ấm hơn!  

THANH NGÂN
TIN LIÊN QUAN

Nữ “phu đò” trên bến Tràng An

Thùy Hương |

Mỗi ngày, vào mùa cao điểm có hàng ngàn du khách đến tham quan danh thắng Tràng An. Để vào được những Đền Trình, hang Tối, hang Sáng, hang Nấu Rượu,…du khách phải ngồi trên những con đò do những nữ “phu đò” đảm nhận. Dù công việc khó khăn, vất vả, luôn đối mặt với những tai nạn sông nước, nhưng vì cuộc sống mưu sinh, các phu đò vẫn phải chấp nhận.

Thanh niên công nhân sửa điện giúp dân nghèo

Nam Dương |

Hơn 50 đoàn viên, thanh niên công nhân của Tổng Công ty Điện lực TPHCM (EVNHCMC) và Công ty Điện lực Phú Thọ đã ra quân sửa chữa hệ thống điện cho 100 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Quận 11, TPHCM sáng 8.12.   

4 chủ nhà trọ bị phạt vì bán điện giá cao cho công nhân

Nam Dương |

Ông Nguyễn Tấn Hưng, Trưởng Ban quan hệ cộng đồng Tổng công ty Điện lực TPHCM (EVNHCMC) đã cho biết như trên tại Hội nghị thông tin các hoạt động của tháng tri ân khách hàng năm 2018 do EVNHCMC tổ chức chiều 4.12.

Hỗ trợ người dân 12 tỷ đồng do thiệt hại cá chết trên sông La Ngà

HÀ ANH CHIẾN |

Ngày 29.11, UBND tỉnh Đồng Nai đã ký quyết định phê duyệt kinh phí hỗ trợ người dân bị thiệt hại do cá chết trên sông La Ngà vào tháng 5.2018.

Nữ “phu đò” trên bến Tràng An

Thùy Hương |

Mỗi ngày, vào mùa cao điểm có hàng ngàn du khách đến tham quan danh thắng Tràng An. Để vào được những Đền Trình, hang Tối, hang Sáng, hang Nấu Rượu,…du khách phải ngồi trên những con đò do những nữ “phu đò” đảm nhận. Dù công việc khó khăn, vất vả, luôn đối mặt với những tai nạn sông nước, nhưng vì cuộc sống mưu sinh, các phu đò vẫn phải chấp nhận.

Thanh niên công nhân sửa điện giúp dân nghèo

Nam Dương |

Hơn 50 đoàn viên, thanh niên công nhân của Tổng Công ty Điện lực TPHCM (EVNHCMC) và Công ty Điện lực Phú Thọ đã ra quân sửa chữa hệ thống điện cho 100 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Quận 11, TPHCM sáng 8.12.   

4 chủ nhà trọ bị phạt vì bán điện giá cao cho công nhân

Nam Dương |

Ông Nguyễn Tấn Hưng, Trưởng Ban quan hệ cộng đồng Tổng công ty Điện lực TPHCM (EVNHCMC) đã cho biết như trên tại Hội nghị thông tin các hoạt động của tháng tri ân khách hàng năm 2018 do EVNHCMC tổ chức chiều 4.12.

Hỗ trợ người dân 12 tỷ đồng do thiệt hại cá chết trên sông La Ngà

HÀ ANH CHIẾN |

Ngày 29.11, UBND tỉnh Đồng Nai đã ký quyết định phê duyệt kinh phí hỗ trợ người dân bị thiệt hại do cá chết trên sông La Ngà vào tháng 5.2018.