Vòng quanh làng nuôi mãng xà độc nhất Thủ đô Hà Nội

Thái Hà |

Những ổ rắn hổ mang nhung nhúc đủ kích cỡ, con nào con nấy da bóng nhẫy, chỉ cần cú chạm nhẹ và sơ sẫy là chúng có thể lao ra tấn công, sát thương người nuôi bất cứ lúc nào. Nguy hiểm là vậy, nhưng ít ai biết rằng đó lại là nghề truyền thống lâu đời ở làng Lệ Mật (Hà Nội).

Vào “động” rắn

Chuồng nuôi nhốt rắn được người dân ở làng Lệ Mật (phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội) xây dựng rất kín đáo, bịt kín toàn bộ bằng những khối xi măng nhỏ. Nơi con người giao tiếp với loài rắn chỉ là tấm cửa lưới mỏng bằng bàn tay được chốt cẩn thận.

Chuồng nuôi rắn được xây dựng kiên cố và rất kín đáo.
Chuồng nuôi rắn được xây dựng kiên cố và rất kín đáo.

Mở cửa chuồng bằng tay không, anh Kim Văn Tình (SN 1996), chia sẻ, do thời tiết nắng nóng, lại đang vào mùa sinh sản nên loài rắn càng trở nên dữ tợn hơn rất nhiều so với thời điểm khác. Chuồng trại của rắn hổ mang cũng phải thiết kế đặc biệt, kiên cố và kín đáo hơn vì loài này rất khỏe và hung dữ.

Anh Tình chia sẻ thêm, việc làm động cho rắn nghe có vẻ cầu kì nhưng thực chất lại rất đơn giản. Động rắn chỉ là hình chữ nhật được làm bằng xi măng, ngăn ra làm nhiều khoang nhỏ hơn.

Anh Kim Văn Tình kẹp con rắn hổ mang một cách thuần thục và điệu nghệ.
Anh Kim Văn Tình kẹp con rắn hổ mang một cách thuần thục và điệu nghệ.

Được biết, rắn hổ mang là loài ít bệnh tật, nếu nắm bắt được kỹ thuật thì rất dễ nuôi. Rắn thường cặp đôi vào tháng 3, tháng 4, sinh sản mỗi năm một lứa vào tháng 4 hoặc tháng 5. Rắn thường rất hung dữ trong quá trình đẻ trứng, nhất là vào những mùa nắng nóng, nếu không cẩn thận thì người nuôi dễ mất mạng như chơi.

Sống chung với "tử thần"

Làng Lệ Mật sau làng nghề nuôi rắn có bề dày hàng nghìn năm tuổi, được mệnh danh là sống chung với tử thần ấy lại chất chứa biết bao câu chuyện vui buồn, thấm đẫm nước mắt.

Trao đổi với PV, ông Trương Bá Mao (SN 1961) người đã có hơn 45 năm kinh nghiệm với nghề nuôi rắn độc cho biết: “Từ đời ông nội tôi đã có nghề săn bắt và nuôi rắn rồi. Trước kia người dân Lệ Mật chủ yếu buôn bán rắn bắt được từ hoang dã để giết thịt và ngâm rượu thuốc. Sau này, do nhu cầu nhiều nên người dân mới mở thành các trang trại nuôi rắn, phục vụ cho các nhà hàng dịch vụ”.

Ông Trương Bá Mao bên chuồng rắn của mình.
Ông Trương Bá Mao bên chuồng rắn của mình.

Theo ông Mao, công việc nuôi rắn vô cùng nguy hiểm. Lúc nào ông cũng phải căng dây thần kinh để xử lý từng chi tiết khi tiếp xúc với rắn. Chỉ cần một sơ suất rất nhỏ thôi là người nuôi có thể bỏ mạng bất cứ lúc nào. Bởi nọc của rắn hổ mang có độc tính cực mạnh và phát tán rất nhanh.

Làng Lệ Mật từng là nơi cung cấp rắn của cả nước với hàng trăm hộ nuôi và săn bắt rắn.
Làng Lệ Mật từng là nơi cung cấp rắn của cả nước với hàng trăm hộ nuôi và săn bắt rắn.
Làng Lệ Mật từng là nơi cung cấp rắn của cả nước với hàng trăm hộ nuôi và săn bắt rắn.

Trong thời kì rắn lột xác, người nuôi phải bắt từng con một vạch mồm ra để nhét thức ăn: chuột, ếch, gà con, trứng sống... vào miệng chúng. Nói thì đơn giản, nhưng cũng vì công việc cho rắn ăn mà nhiều người ở làng Lệ Mật đã mất oan mạng sống.

Bình thường thì rắn hổ mang rất hiền, thậm chí ông Mao có thể vuốt ve chúng như thú cưng. Nhưng chỉ cần một sơ suất khiến chúng lầm tưởng rằng mình đang công kích thì không thể lường trước hậu họa. Đối với ông Mao, điều này chẳng khác gì một cuộc cân não, cân sức không hơn không kém.


Gần 45 năm gắn bó với loài động vật máu lạnh, những chuyện mà người ngoài chứng kiến, tận tai nghe phải rợn tóc gáy thì ông Mao lại dửng dưng, coi đó là chuyện thường như cơm bữa.

Anh Kim Văn Tình đang huấn luyện rắn hổ mang.
 
Thái Hà
TIN LIÊN QUAN

Gánh hậu quả nặng nề vì đồng thuận không tham gia BHXH

LAM SƠN |

Hiện nay, nhiều lao động làm việc tại các công trình xây dựng như thợ hồ, thợ phụ… đa phần không được người sử dụng lao động (NSDLĐ) tham gia BHXH, BHYT, BH thất nghiệp. Vì hiểu biết pháp luật hạn chế, người lao động (NLĐ) lại đồng thuận với NSDLĐ, đến khi xảy ra ốm đau, tai nạn lao động (TNLĐ) mới gánh chịu thiệt thòi.

Làng sản xuất nhang lâu đời ở TPHCM tất bật vào mùa Tết

Anh Tú - Anh Nhàn |

Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 đang cận kề, những hộ dân ở làng nghề sản xuất nhang thuộc xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TPHCM lại nhộn nhịp, tất bật chạy đua với thời gian để kịp cung cấp hàng cho thị trường ngày Tết.

Nữ “phu đò” trên bến Tràng An

Thùy Hương |

Mỗi ngày, vào mùa cao điểm có hàng ngàn du khách đến tham quan danh thắng Tràng An. Để vào được những Đền Trình, hang Tối, hang Sáng, hang Nấu Rượu,…du khách phải ngồi trên những con đò do những nữ “phu đò” đảm nhận. Dù công việc khó khăn, vất vả, luôn đối mặt với những tai nạn sông nước, nhưng vì cuộc sống mưu sinh, các phu đò vẫn phải chấp nhận.

Nghệ nhân trăn trở về sự mai một của tranh Hàng Trống

Anh Nhàn |

Sáng 10.11, ông Lê Đình Nghiên, một trong số ít nghệ nhân của tranh Hàng Trống đã mang hơn 30 bức tranh tới TP.HCM trong khuôn khổ chương trình “Cảm hứng từ nghệ thuật dân gian: Những góc nhìn tranh Hàng Trống”.

Gánh hậu quả nặng nề vì đồng thuận không tham gia BHXH

LAM SƠN |

Hiện nay, nhiều lao động làm việc tại các công trình xây dựng như thợ hồ, thợ phụ… đa phần không được người sử dụng lao động (NSDLĐ) tham gia BHXH, BHYT, BH thất nghiệp. Vì hiểu biết pháp luật hạn chế, người lao động (NLĐ) lại đồng thuận với NSDLĐ, đến khi xảy ra ốm đau, tai nạn lao động (TNLĐ) mới gánh chịu thiệt thòi.

Làng sản xuất nhang lâu đời ở TPHCM tất bật vào mùa Tết

Anh Tú - Anh Nhàn |

Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 đang cận kề, những hộ dân ở làng nghề sản xuất nhang thuộc xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TPHCM lại nhộn nhịp, tất bật chạy đua với thời gian để kịp cung cấp hàng cho thị trường ngày Tết.

Nữ “phu đò” trên bến Tràng An

Thùy Hương |

Mỗi ngày, vào mùa cao điểm có hàng ngàn du khách đến tham quan danh thắng Tràng An. Để vào được những Đền Trình, hang Tối, hang Sáng, hang Nấu Rượu,…du khách phải ngồi trên những con đò do những nữ “phu đò” đảm nhận. Dù công việc khó khăn, vất vả, luôn đối mặt với những tai nạn sông nước, nhưng vì cuộc sống mưu sinh, các phu đò vẫn phải chấp nhận.

Nghệ nhân trăn trở về sự mai một của tranh Hàng Trống

Anh Nhàn |

Sáng 10.11, ông Lê Đình Nghiên, một trong số ít nghệ nhân của tranh Hàng Trống đã mang hơn 30 bức tranh tới TP.HCM trong khuôn khổ chương trình “Cảm hứng từ nghệ thuật dân gian: Những góc nhìn tranh Hàng Trống”.