Xúc động câu chuyện người đàn ông hơn 40 năm làm nghề vớt xác trên sông

An Nhiên |

Khán giả không khỏi mủi lòng trước chia sẻ người đàn ông hơn 40 năm làm nghề vớt xác: “Chỉ cần vớt được người ta có cái mồ, cái mả là tui vui rồi” tại chương trình Tỷ phú 0 đồng.

“Làm cái nghề vớt xác như ông Ba Chúc (tên thật là Nguyễn Văn Chúc, 65 tuổi), gặp không biết là bao nhiêu mảnh đời bất hạnh, làm sao mà chú có thể tiếp tục?” là câu hỏi mà ai cũng thắc mắc khi gặp người đàn ông hơn 40 năm làm nghề… vớt xác trên sông. Nhưng đằng sau câu chuyện ấy là cả một hành trình vĩ đại mà không phải ai cũng làm được.

Theo cuộc gặp gỡ của chương trình Tỷ phú 0 đồng, từ năm 1977, ông Chúc đã bắt đầu gắn bó cuộc đời mình nơi chân cầu này - nơi ông đã cứu không biết bao nhiêu mạng người, vớt không biết bao nhiêu xác chết. Cũng đã hơn 40 năm, ngày nào mà ông không làm công việc giúp đỡ người khác.

Tâm sự với chương trình, ông chia sẻ: “Thấy xác chết trôi, tôi đến giúp cho người ta. Hay thấy người ta nhảy cầu, tôi lại giúp cho người ta”. Có đôi khi, tham gia hỗ trợ kiếm xác cho người dân, tình cờ nhìn thấy 2 - 3 xác nữa, ông cũng vui lòng giúp đỡ mọi người.

Ngày ngày chứng kiến những nỗi bất hạnh của những người nhảy cầu nơi này, ông không tránh khỏi đau buồn. Ông Chúc bồi hồi kể lại câu chuyện vớt xác hai mẹ con và thú thật rằng: “Một lần tôi rơi nước mắt là lần tôi cứu được một người mẹ đang ôm, cột lấy con của mình. Tôi khóc mãi”.

Nhớ đến khoảnh khắc đầu tiên nhìn thấy người mẹ, lúc đó ông chỉ lo bắt lấy người mẹ nhưng nào ngờ sau đó ông lại thấy xuất hiện thêm một đôi chân nhỏ bé. Không thể kiềm được nước mắt, ông Chúc cứ khóc mãi không ngưng vì thương cảm cho số phận của đứa bé đáng thương đó.

Lắng nghe những chia sẻ của ông Ba Chúc, nhiều khán giả cảm phục tấm lòng cao cả này. “Nếu mà mình không thương người ta thì không đời nào làm được những việc như vậy. Nửa đêm nửa hôm, người ta gọi thì tôi cũng đến giúp người ta. Mình phải thương, mình mới làm như vậy được” - ông Chúc nói thêm.

Ít ai biết rằng, ông Ba Chúc dành hơn nửa cuộc đời để giúp đỡ cho đời nhưng chính cuộc sống của ông cũng gặp nhiều khó khăn. Sống bấp bênh trên sông hàng chục năm trời, không có thu nhập ổn định, chẳng thể có một căn nhà để che nắng che mưa. Nguồn thu nhập chính chỉ phụ thuộc vào công việc đánh bắt cá hoặc ai thuê gì làm nấy. Dù có những 5 người con gái nhưng họ không đủ khả năng để lo cho bố mẹ.

An Nhiên
TIN LIÊN QUAN

Hoa hậu Thiện nguyện Minh Phi truyền tải năng lượng tích cực đến cộng đồng

DI PY |

Hoa hậu Thiện nguyện Phạm Thị Minh Phi vừa thực hiện các dự án cộng đồng ý nghĩa sau hành trình đăng quang của mình.

Nông dân Duy Thành “trồng cây gây rừng”, mong ước giữ gìn nét đẹp xanh

An Nhiên |

Nông dân xin chào tập 30 mang đến câu chuyện của nông dân Hoàng Duy Thành với mô hình trồng cây dó bầu tạo trầm hương hàng trăm héc-ta tại vùng đất cao nguyên xanh - Lâm Đồng.

Thần tài gõ cửa: Ước mơ nhỏ bé suốt 17 năm của người phụ nữ khuyết tật

An Nhiên |

Thần tài gõ cửa tuần này mang đến câu chuyện của người phụ nữ khuyết tật quyết tâm học nghề may vá để tự nuôi sống bản thân. Sau khi lập gia đình, hoàn cảnh khó khăn khiến chị luôn ấp ủ một ước mong có được một chiếc máy may vắt sổ nhưng không thành.

Chuyến xe nhân ái: Mẹ đơn thân một mình bươn chải nơi đất khách nuôi con

An Nhiên |

Chuyến xe nhân ái tuần này mang đến câu chuyện của người mẹ đơn thân nhiều đêm khóc thầm vì nhớ con khi phải tha hương mưu sinh.

Hoa hậu Thiện nguyện Minh Phi truyền tải năng lượng tích cực đến cộng đồng

DI PY |

Hoa hậu Thiện nguyện Phạm Thị Minh Phi vừa thực hiện các dự án cộng đồng ý nghĩa sau hành trình đăng quang của mình.

Nông dân Duy Thành “trồng cây gây rừng”, mong ước giữ gìn nét đẹp xanh

An Nhiên |

Nông dân xin chào tập 30 mang đến câu chuyện của nông dân Hoàng Duy Thành với mô hình trồng cây dó bầu tạo trầm hương hàng trăm héc-ta tại vùng đất cao nguyên xanh - Lâm Đồng.

Thần tài gõ cửa: Ước mơ nhỏ bé suốt 17 năm của người phụ nữ khuyết tật

An Nhiên |

Thần tài gõ cửa tuần này mang đến câu chuyện của người phụ nữ khuyết tật quyết tâm học nghề may vá để tự nuôi sống bản thân. Sau khi lập gia đình, hoàn cảnh khó khăn khiến chị luôn ấp ủ một ước mong có được một chiếc máy may vắt sổ nhưng không thành.

Chuyến xe nhân ái: Mẹ đơn thân một mình bươn chải nơi đất khách nuôi con

An Nhiên |

Chuyến xe nhân ái tuần này mang đến câu chuyện của người mẹ đơn thân nhiều đêm khóc thầm vì nhớ con khi phải tha hương mưu sinh.