Huỳnh Ngọc Trảng tiết lộ điều cấm kỵ trong múa hẩu

DI PY |

Tại chương trình "Kính đa chiều", nhà nghiên cứu văn hóa Huỳnh Ngọc Trảng tiết lộ hai điều cấm kỵ khi múa hẩu là không ngửa mặt hẩu lên trời và không leo trèo.

Từng làm việc nhiều năm tại Viện nghiên cứu văn hóa nghệ thuật, nhà nghiên cứu văn hóa Huỳnh Ngọc Trảng có nhiều công trình nghiên cứu về phong tục tập quán, văn hóa dân gian Nam Bộ.

Chia sẻ tại chương trình "Kính đa chiều", ông cho biết, múa hẩu là hình thức múa trong văn hóa của người Hoa Phúc Kiến ở Bình Dương, gắn liền với tín ngưỡng thờ Huyền Thiên Thượng Đế.

Hàng năm vào ngày 25.2 (Âm lịch), người dân sẽ tiến hành nghi lễ vía Đức Huyền Thiên Thượng Đế, múa hẩu sẽ được diễn ra trong những ngày lễ này.

Múa hẩu. Ảnh: Tạp chí nhiếp ảnh và Đời sống
Múa hẩu. Ảnh: Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống

Hẩu là vật cưỡi của các vị Bồ Tát, có người gọi là sư tử, có người lại gọi là hẩu, nhưng phổ biến nhất là tên gọi sư tử hẩu. Theo nghiên cứu của Huỳnh Ngọc Trảng, hẩu là linh vật kết hợp giữa rùa và rắn, gắn liền với thần tích Bắc Du Chơn Võ.

Ông cho biết, múa hẩu có hai điều cấm kỵ. Một là không được phép ngửa mặt hẩu lên trời vì hành động này được cho là thách thức với các vị thần thánh trên cao, vi phạm nghi lễ.

Hai là người múa hẩu không được leo trèo. Khác với hẩu, lân có thể leo trèo để lấy lộc nhưng hẩu thì tuyệt đối ở dưới đất.

Múa hẩu. Ảnh: Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống
Múa hẩu. Ảnh: Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Huỳnh Ngọc Trảng, múa hẩu rất quy củ và có phép tắc riêng. Trong lễ cúng rước tượng thần, mỗi cộng đồng có hai linh vật hẩu dẫn đầu.

Khi cặp hẩu này muốn biểu diễn với đội khác thì ông bầu phải trao thiếp hồng cho đội kia, chỉ khi đội kia đồng ý trao lại thiếp hồng, hai bên thỏa thuận thì hai cặp hẩu mới có thể biểu diễn giao đấu.

Với những nét đặc trưng về mặt ý nghĩa, múa hẩu đã và đang giữ một vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa của người Hoa Phúc Kiến ở Bình Dương, góp phần làm phong phú thêm bức tranh lễ hội của Nam Bộ.

Chương trình "Kính đa chiều" tập tiếp theo sẽ được phát sóng vào lúc 20h ngày 30.8 trên kênh VTV9.

DI PY
TIN LIÊN QUAN

Nhà nghiên cứu Vương Hoài Lâm lí giải nguồn gốc hát bội

DI PY |

Tại chương trình "Kính đa chiều", nhà nghiên cứu Vương Hoài Lâm nhận định, hát bội là sự dung hòa giữa các yếu tố dân gian, Đông Á và Nam Á.

Nghệ sĩ Ngọc Tuấn kể hậu trường khắc nghiệt của nghệ thuật múa rối

DI PY |

Trước khi trở thành nhà thiết kế phục trang nổi tiếng cho Nhà hát kịch Idecaf, nghệ sĩ Ngọc Tuấn từng gắn bó gần một thập kỷ với công việc diễn viên múa rối. Chia sẻ trong chương trình Kính đa chiều, Ngọc Tuấn tiết lộ, anh từng ngâm mình liên tục hơn 12 giờ dưới nước để biểu diễn múa rối mà không có đồ bảo hộ.

Nghệ sĩ Đình Toàn lý giải sức hút 20 năm của chương trình Ngày xửa ngày xưa

DI PY |

Trong tập 86 chương trình Kính đa chiều, nghệ sĩ Đình Toàn giải thích công thức tạo nên sự thành công của chương trình Ngày xửa ngày xưa suốt hơn 20 năm. Chương trình không chỉ là nơi lưu giữ nhiều ký ức tươi đẹp của khán giả mà còn không ngừng đổi mới, sáng tạo để thu hút, giữ chân người xem.

Ca sĩ Long Nhật từng trốn theo đoàn ca múa nhạc để theo đuổi đam mê

Ái Diễm |

Tại chương trình Kính đa chiều trên VTV9 có sự góp mặt của ca sĩ Long Nhật, một giọng ca gắn liền với dòng nhạc quê hương trữ tình.

Nhà nghiên cứu Vương Hoài Lâm lí giải nguồn gốc hát bội

DI PY |

Tại chương trình "Kính đa chiều", nhà nghiên cứu Vương Hoài Lâm nhận định, hát bội là sự dung hòa giữa các yếu tố dân gian, Đông Á và Nam Á.

Nghệ sĩ Ngọc Tuấn kể hậu trường khắc nghiệt của nghệ thuật múa rối

DI PY |

Trước khi trở thành nhà thiết kế phục trang nổi tiếng cho Nhà hát kịch Idecaf, nghệ sĩ Ngọc Tuấn từng gắn bó gần một thập kỷ với công việc diễn viên múa rối. Chia sẻ trong chương trình Kính đa chiều, Ngọc Tuấn tiết lộ, anh từng ngâm mình liên tục hơn 12 giờ dưới nước để biểu diễn múa rối mà không có đồ bảo hộ.

Nghệ sĩ Đình Toàn lý giải sức hút 20 năm của chương trình Ngày xửa ngày xưa

DI PY |

Trong tập 86 chương trình Kính đa chiều, nghệ sĩ Đình Toàn giải thích công thức tạo nên sự thành công của chương trình Ngày xửa ngày xưa suốt hơn 20 năm. Chương trình không chỉ là nơi lưu giữ nhiều ký ức tươi đẹp của khán giả mà còn không ngừng đổi mới, sáng tạo để thu hút, giữ chân người xem.

Ca sĩ Long Nhật từng trốn theo đoàn ca múa nhạc để theo đuổi đam mê

Ái Diễm |

Tại chương trình Kính đa chiều trên VTV9 có sự góp mặt của ca sĩ Long Nhật, một giọng ca gắn liền với dòng nhạc quê hương trữ tình.