Rạp chiếu phim đặc biệt cho người khiếm thị ở Trung Quốc

Hà Anh |

Câu lạc bộ "phim nói" ở Bắc Kinh, Trung Quốc được tổ chức để những người khiếm thị có cơ hội khám phá thế giới điện ảnh. 

Câu lạc bộ tổ chức thứ 7 hàng tuần mang tên rạp Xin Mu, ở Qianmen, Bắc Kinh. Một nhóm nhỏ tình nguyện viên là những người đầu tiên giới thiệu phim ảnh đến khán giả khiếm thị ở Trung Quốc.

Tại đây, tình nguyện viên tường thuật sống động để giúp khán giả là những người mù hoặc khiếm thị hình dung được những gì diễn ra trên màn hình. 

Theo AFP, phương pháp của nhóm là một người kể chuyện sẽ mô tả những gì đang diễn ra, bao gồm nét mặt, những cử chỉ, bối cảnh và trang phục của nhân vật. Họ thuật lại những manh mối trực quan một cách chi tiết, ví dụ sự thay đổi của khung cảnh từ lá rơi sang tuyết rơi để diễn tả thời gian trôi qua.

Wang Weili, người kể chuyện ở rạp chiếu phim nói Xin Mu được truyền cảm hứng giới thiệu phim cho người khiếm thị sau khi thuật lại phim "Kẻ hủy diệt" cho một người bạn. 

Wang thuê một địa điểm nhỏ ở Bắc Kinh bằng tiền tiết kiệm của mình và bắt đầu câu lạc bộ phim nói từ năm 2005. Ban đầu, câu lạc bộ chỉ có một ti vi màn hình phẳng nhỏ, đầu đĩa DVD cũ và khoảng 20 chiếc ghế. Rạp chiếu phim tạm rộng 20m2 của Wang lúc nào cũng đông đúc. 

Rạp Xin Mu hiện hợp tác với các rạp chiếu phim lớn để chiếu phim. Đại dịch cũng đã thúc đẩy nhóm nghiên cứu giới thiệu dịch vụ phát trực tuyến ghi lại các đoạn tường thuật phim. Nhóm đã chiếu gần một nghìn bộ phim trong 15 năm qua.

Trung Quốc có hơn 17 triệu người khiếm thị. Theo Hiệp hội Người mù Trung Quốc, có 8 triệu người trong số này hoàn toàn không nhìn thấy được. 

Trong thập kỷ qua, các thành phố trên khắp Trung Quốc đã xây dựng thêm nhiều lối đi dành cho người mù, thêm dấu chữ nổi trên bảng thang máy và cho phép các ứng viên mù tham gia kỳ thi  cao đẳng, thi tuyển dụng công chức. 

Hà Anh
TIN LIÊN QUAN

Trung Quốc quy định cho phép trẻ em chơi điện tử 3 tiếng/tuần

Hà Anh |

Cục Xuất bản và báo chí quốc gia Trung Quốc đã ra thông báo về việc ngăn chặn trẻ em nghiện trò chơi điện tử.

Trung Quốc cấm tổ chức thi cử cho học sinh 6 tuổi

Hà Anh |

Trung Quốc cấm thi viết với học sinh 6 và 7 tuổi trong nỗ lực cải cách giáo dục sâu rộng nhằm giảm bớt áp lực cho học sinh và phụ huynh.

"Cụ ông đẹp lão nhất Trung Quốc" lấy chứng chỉ phi công ở tuổi 85

Hà Anh |

Từ sàn diễn thời trang tới đường băng sân bay, "cụ ông đẹp lão nhất Trung Quốc" Vương Đức Thuận (Wang Deshu) đang làm được điều mà không nhiều người ở độ tuổi của ông có thể làm được. 

Trung Quốc lên án văn hóa làm việc 996

Hải Anh |

Trung Quốc đang nhắc nhở các công ty cho nhân viên làm việc quá sức theo văn hóa 996. 

Trung Quốc quy định cho phép trẻ em chơi điện tử 3 tiếng/tuần

Hà Anh |

Cục Xuất bản và báo chí quốc gia Trung Quốc đã ra thông báo về việc ngăn chặn trẻ em nghiện trò chơi điện tử.

Trung Quốc cấm tổ chức thi cử cho học sinh 6 tuổi

Hà Anh |

Trung Quốc cấm thi viết với học sinh 6 và 7 tuổi trong nỗ lực cải cách giáo dục sâu rộng nhằm giảm bớt áp lực cho học sinh và phụ huynh.

"Cụ ông đẹp lão nhất Trung Quốc" lấy chứng chỉ phi công ở tuổi 85

Hà Anh |

Từ sàn diễn thời trang tới đường băng sân bay, "cụ ông đẹp lão nhất Trung Quốc" Vương Đức Thuận (Wang Deshu) đang làm được điều mà không nhiều người ở độ tuổi của ông có thể làm được. 

Trung Quốc lên án văn hóa làm việc 996

Hải Anh |

Trung Quốc đang nhắc nhở các công ty cho nhân viên làm việc quá sức theo văn hóa 996.