TPHCM: 24 giảng viên đầu tiên được đào tạo trong lĩnh vực thiết kế vi mạch

Anh Tú |

Ngày 10.2, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao và Công ty Synopsys đã trao chứng nhận cho 24 giảng viên đầu tiên hoàn thành khóa đào tạo trong lĩnh vực thiết kế vi mạch - Training of Trainers  (ToT).

Với mục đích đóng góp cho sự phát triển bền vững của ngành Công nghiệp Vi mạch TPHCM, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao và Công ty Synopsys (nhà cung cấp các công cụ thiết kế vi mạch lớn hàng đầu thế giới) đã phối hợp triển khai mô hình Trung tâm Thiết kế vi mạch Khu Công nghệ cao (SHTP Chip Design Center - SCDC).

Trung tâm Đào tạo Khu Công nghệ cao được chọn là nơi thiết lập, quản lý và vận hành mô hình SCDC, với cơ sở vật chất ban đầu là phòng đào tạo được hỗ trợ trang thiết bị từ Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam và phần mềm bản quyền từ Synopsys. 

Những giảng viên đầu tiên hoàn thành khóa học ToT nhận giấy chứng nhận. Ảnh: Anh Tú
Những giảng viên đầu tiên hoàn thành khóa học ToT nhận giấy chứng nhận. Ảnh: Anh Tú

Đến nay trung tâm SCDC đã tổ chức khóa đào tạo Giảng viên (Training of Trainers - ToT) cho 24 giảng viên đầu tiên, trong lĩnh vực thiết kế vi mạch đến từ các trường đại học trên cả nước.

Người học được tiếp cận toàn bộ thư viện, tài liệu giảng dạy độc quyền của Synopsys, từ đó xây dựng chương trình giảng dạy thiết kế vi mạch phù hợp với thực tiễn, có thể áp dụng cho công tác giảng dạy, đào tạo nguồn nhân lực  tại các trường đại học trong tương lai.

Trong thời gian tới, mô hình SCDC sẽ tiếp tục triển khai các chương trình đào tạo vi mạch đến các trường, các doanh nghiệp, đào tạo đội ngũ giảng viên và tổ chức các chương trình hội thảo về vi mạch trong Khu Công nghệ cao nói riêng và trên địa bàn TP.HCM nói chung.

Đánh giá về triển vọng của ngành vi mạch TPHCM nói riêng, cả nước nói chung, GS-TS Đặng Lương Mô (cố vấn Khu Công nghệ cao TPHCM), chia sẻ: “Từ những tín hiệu tốt này, tôi hy vọng sẽ được nhìn thấy nền công nghiệp vi mạch của Việt Nam thực sự thành hình với cả 2 mảng thiết kế và chế tạo”.

PGS.TS Nguyễn Anh Thi - Trưởng Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP.HCM phát biểu tại buổi tổng kết khóa học. Ảnh: Anh Tú
PGS.TS Nguyễn Anh Thi - Trưởng Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP.HCM phát biểu tại buổi tổng kết khóa học. Ảnh: Anh Tú

Ông Nguyễn Anh Thi, Trưởng Ban Quản lý Khu công nghệ cao TPHCM nhận định, ngành công nghiệp bán dẫn là cốt lõi của công nghiệp điện tử. Theo thống kê, trong năm 2022 ngành công nghiệp điện tử Việt Nam xuất khẩu hơn 120 tỉ USD, nhưng vẫn còn khiêm tốn so với các nước trong khu vực. Do vậy cần phát triển thêm nhiều doanh nghiệp, chuyên gia, kỹ sư có khả năng chiếm lĩnh thị trường trong nước.

"Chúng tôi kỳ vọng các giảng viên được cấp giấy chứng nhận hôm nay sẽ đào tạo, lan tỏa kiến thức, kinh nghiệm về thiết kế vi mạch sâu rộng đến các bạn sinh viên, đội ngũ kỹ sư nghiên cứu, ứng dụng tại các doanh nghiệp trong thời gian tới. Qua đó, nhằm hướng tới sự phát triển chung của nguồn nhân lực thiết kế vi mạch nói riêng, cũng như ngành vi mạch bán dẫn của đất nước nói chung”, ông Nguyễn Anh Thi chia sẻ.

Anh Tú
TIN LIÊN QUAN

Đào tạo đại học tại Bình Dương: Nâng cao chất lượng, bám sát thị trường

ĐÌNH TRỌNG |

Tham dự lễ khai giảng tại Trường Đại học Thủ Dầu Một, ông Nguyễn Lộc Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đề nghị nhà trường tiếp tục thực hiện các giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo, bám sát nhu cầu thị trường lao động.

Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực Việt Nam

Hà Lê |

Tại Hội nghị “Hợp tác và Đầu tư trong Giáo dục năm 2022” do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì vừa tổ chức, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - PGS.TS Nguyễn Văn Phúc cho biết, trong bối cảnh quốc tế hóa giáo dục là xu thế toàn cầu, Việt Nam không ngừng đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong giáo dục. Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ hợp tác giáo dục với trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, đồng thời là thành viên tích cực của các tổ chức giáo dục quốc tế và khu vực.

Trường đại học đầu tiên đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ngành Trí tuệ Nhân tạo

HUYÊN NGUYỄN |

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia TPHCM) sẽ tuyển sinh ngành Trí tuệ Nhân tạo bậc thạc sĩ và tiến sĩ từ năm 2022.

Đào tạo đại học tại Bình Dương: Nâng cao chất lượng, bám sát thị trường

ĐÌNH TRỌNG |

Tham dự lễ khai giảng tại Trường Đại học Thủ Dầu Một, ông Nguyễn Lộc Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đề nghị nhà trường tiếp tục thực hiện các giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo, bám sát nhu cầu thị trường lao động.

Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực Việt Nam

Hà Lê |

Tại Hội nghị “Hợp tác và Đầu tư trong Giáo dục năm 2022” do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì vừa tổ chức, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - PGS.TS Nguyễn Văn Phúc cho biết, trong bối cảnh quốc tế hóa giáo dục là xu thế toàn cầu, Việt Nam không ngừng đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong giáo dục. Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ hợp tác giáo dục với trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, đồng thời là thành viên tích cực của các tổ chức giáo dục quốc tế và khu vực.

Trường đại học đầu tiên đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ngành Trí tuệ Nhân tạo

HUYÊN NGUYỄN |

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia TPHCM) sẽ tuyển sinh ngành Trí tuệ Nhân tạo bậc thạc sĩ và tiến sĩ từ năm 2022.