Triển khai chương trình “Tiết học ngoài nhà trường”: Phải đăng ký trước 30 ngày

Anh Nhàn |

Sở GD-ĐT TP.HCM vừa ra công văn hướng dẫn triển khai các chương trình học tập trải nghiệm “Tiết học ngoài nhà trường” năm học 2018 – 2019. 

Theo đó, học sinh sẽ được tham gia trải nghiệm tại Thảo Cầm Viên, khu Sinh thái Về Quê – Củ Chi và khu Nông nghiệp công nghệ cao Củ Chi.

Cụ thể, chương trình tiết học ngoài nhà trường tại Thảo Cầm Viên sẽ bắt đầu triển khai từ ngày 1.10 với 20 chủ đề từ lớp 6 đến lớp 12 của bộ môn sinh học và nông nghiêp.

 
Học sinh học tập trải nghiệm sáng tạo. Ảnh: Sở GD-ĐT  

Chương trình học trải nghiệm và ngoại khóa tại khu sinh thái Về Quê – Củ Chi sẽ bắt đầu triển khai từ ngày 20.9 với hai nội dung “tiết học ngoài trời” và “hoạt động trải nghiệm”. Nội dung “Tiết học ngoài nhà trường” được thực hiện trên hai bộ môn  sinh học và nông nghiệp. Cụ thể, bộ môn sinh học 6, 7, 9, công nghệ 7 đối với cấp THCS và công nghệ 10, sinh học 10, 11, 12, nghề nông nghiệp đối với cấp THPT.  Song song đó, ở nội dung học trải nghiệm, học sinh sẽ được: cấy lúa bậc thang, thu hoạch nông sản và các chương trình rèn luyện kỹ năng.

Đối với chương trình trải nghiệm “Nông nghiệp 4.0” tại khu Nông nghiệp công nghệ cao Củ Chi, Sở GD-ĐT TP.HCM sẽ xây dựng chương trình theo định hướng Giáo dục STEM (một mô hình học tập gắn kết dựa trên các ứng dụng thực tế và người học có thể áp dụng để giải quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày). Học sinh sẽ được trải nghiệm, nghiên cứu về công nghệ nuôi cấy mô thực vật; công nghệ công nghiệp tự động; kỹ thuật trồng nông sản trên các giá thể khác nhau để đạt năng suất cao…

 
Học sinh học tập trải nghiệm sáng tạo. Ảnh: Sở GD-ĐT 

Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết, tài liệu sử dụng phải được thẩm định và đề nghị các trường thực hiện đăng kí chương trình tối thiểu trước 30 ngày thực hiện. Trong trường hợp các trường THCS, THPT muốn thực hiện riêng các chương trình “Tiết học ngoài nhà trường” thì phải gửi toàn bộ kế hoạch thực hiện, nội dung hoạt động và lực lượng tham gia và bài kiểm tra đánh giá về trước 30 ngày làm việc.

Anh Nhàn
TIN LIÊN QUAN

Tăng điểm liệt để chấn chỉnh tình trạng sinh viên lười học

Anh Nhàn |

Trường ĐH Sư phạm kĩ thuật TP.HCM  vừa có quyết định tăng điểm liệt lên thành 3 điểm. Điều này được lãnh đạo nhà trường cho rằng đây là biện pháp nhằm chấn chỉnh tình trạng lười học và tâm lý “học cho qua môn” hiện nay của sinh viên.

Tập đoàn giáo dục Nguyễn Hoàng đưa bóng đá chuyên nghiệp vào học đường

V.P |

Ngày 3.10, Tập đoàn giáo dục Nguyễn Hoàng và Học viện bóng đá CV9 của cựu tuyển thủ quốc gia Lê Công Vinh kí kết hợp tác chương trình đưa bóng đá chuyên nghiệp vào học đường.

Đào tạo công nghệ thông tin cho người khuyết tật

Anh Nhàn |

Năm học 2018-2019, Trường CĐ Công nghệ thông tin TP.HCM sẽ đào tạo hai lớp thiết kế đồ họa và lập trình viên dành cho người khuyết tật, tuyển sinh trong phạm vi cả nước đến hết ngày 31.10.

Nâng mức hỗ trợ học nghề cho người nhận trợ cấp thất nghiệp

K.NINH |

Mức hỗ trợ học nghề hiện nay còn thấp, lại không có bất kỳ hỗ trợ chi phí nào trong quá trình học nghề nên người lao động đang nhận trợ cấp thất nghiệp ngại học nghề.

Tăng điểm liệt để chấn chỉnh tình trạng sinh viên lười học

Anh Nhàn |

Trường ĐH Sư phạm kĩ thuật TP.HCM  vừa có quyết định tăng điểm liệt lên thành 3 điểm. Điều này được lãnh đạo nhà trường cho rằng đây là biện pháp nhằm chấn chỉnh tình trạng lười học và tâm lý “học cho qua môn” hiện nay của sinh viên.

Tập đoàn giáo dục Nguyễn Hoàng đưa bóng đá chuyên nghiệp vào học đường

V.P |

Ngày 3.10, Tập đoàn giáo dục Nguyễn Hoàng và Học viện bóng đá CV9 của cựu tuyển thủ quốc gia Lê Công Vinh kí kết hợp tác chương trình đưa bóng đá chuyên nghiệp vào học đường.

Đào tạo công nghệ thông tin cho người khuyết tật

Anh Nhàn |

Năm học 2018-2019, Trường CĐ Công nghệ thông tin TP.HCM sẽ đào tạo hai lớp thiết kế đồ họa và lập trình viên dành cho người khuyết tật, tuyển sinh trong phạm vi cả nước đến hết ngày 31.10.

Nâng mức hỗ trợ học nghề cho người nhận trợ cấp thất nghiệp

K.NINH |

Mức hỗ trợ học nghề hiện nay còn thấp, lại không có bất kỳ hỗ trợ chi phí nào trong quá trình học nghề nên người lao động đang nhận trợ cấp thất nghiệp ngại học nghề.