Những điều cần biết trước khi đường sắt Cát Linh - Hà Đông chạy thương mại

Thế Kỷ |

Hiện tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông trên địa bàn TP Hà Nội sắp kết thúc 20 ngày vận hành thử toàn bộ hệ thống để hoàn thành đánh giá an toàn. Dưới đây là một số thông tin mà người dân cần biết để dễ dàng di chuyển khi tuyến đường sắt trên cao đi vào hoạt động.

Căn cứ kết quả vận hành thử, trong quý I.2021, liên danh tư vấn độc lập dự kiến cấp chứng chỉ an toàn hệ thống cho dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông. Sau đó, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT - chủ đầu tư) sẽ nghiệm thu công trình và bàn giao cho Hà Nội quản lý, vận hành.

Để có trải nghiệm dễ dàng hơn với loại hình giao thông hoàn toàn mới ở Việt Nam này, người dân cần nắm được một số thông tin cơ bản sau:

Vé tàu Cát Linh - Hà Đông - Vé có kích cỡ giống chiếc thẻ ATM, thiết kế màu xanh, mặt trước in hình ảnh Hồ Gươm, tháp Rùa và đoàn tàu đô thị. Mặt sau in logo của Hanoi Metro - đơn vị quản lý tuyến đường sắt. Vé này có thể nạp tiền theo nhu cầu của hành khách để lên tàu

TP Hà Nội đã tổ chức lấy ý kiến dự thảo phương án giá vé trên tuyến đường sắt đô thị 2A Cát Linh - Hà Đông. Có ba loại giá vé áp dụng theo tháng, ngày và lượt. Cụ thể, nếu đi theo tháng giá vé 200.000 đồng/người. Mức 30.000 đồng áp dụng cho vé ngày (không giới hạn số lượt đi lại trên tuyến theo ngày).

Giá vé lượt được tính theo quãng đường di chuyển của hành khách, trong đó tối đa 15.000 đồng/lượt nếu đi toàn tuyến và thấp nhất là 8.000 đồng với quãng đường ngắn nhất. Vé lượt có thể thanh toán bằng tiền mặt hoặc thẻ.

Vé tàu Cát Linh - Hà Đông . Ảnh: Thế Kỷ

Việc thanh toán bằng thẻ được khuyến khích với mức giá rẻ hơn thanh toán bằng tiền mặt khoảng 500 đồng mỗi lượt.

Tại nhà ga, hệ thống soát vé đã được hoàn thiện, hành khách có thể mua vé tại máy bán vé hoặc tại quầy và sử dụng thẻ để ra vào ga. Tại đây có 2 nhân viên giám sát hướng dẫn hành khách đi lại.

Phương án kết nối xe buýt - Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông có 12 nhà ga gồm: ga Cát Linh, ga La Thành, ga Thái Hà, ga Láng, ga Đại học Quốc gia, ga Vành đai 3, ga Thanh Xuân 3, ga bến xe Hà Đông, ga Hà Đông, ga La Khê, ga Văn Khê, ga bến xe Yên Nghĩa.

Sau thời gian chạy miễn phí, đường sắt 2A hoạt động bình thường với 10 đoàn tàu, Hà Nội sẽ điều chỉnh lộ trình đối với 4 tuyến buýt (02, 21, 27, 33) trùng lộ trình với tuyến đường sắt đô thị 2A (Cát Linh - Hà Đông). Có 3 kịch bản kết nối giữa các tuyến buýt hiện hữu và đường sắt đô thị trên cao.

Trong đó, giai đoạn đầu khi tàu đi vào khai thác thương mại (trong 3 tháng đầu), tuyến buýt số 33 được điều chỉnh thành tuyến buýt kết nối ngang (Cụm công nghiệp Thanh Oai - Xuân Đỉnh) kết nối với tuyến đường sắt đô thị 2A tại 2 ga (Hà Đông, Văn Khê); Cắt bỏ đoạn trùng tuyến từ ga Văn Quán đến ga Hà Đông và từ ga Văn Khê tới ga Yên Nghĩa (3km).

Đoàn tàu Cát Linh - Hà Đông chạy trên đường trong thời gian 20 ngày vận hành toàn hệ thống. Ảnh: Thế Kỷ

Giai đoạn sau 3 tháng tàu đi vào khai thác thương mại, 2 nhánh tuyến 21A và nhánh tuyến 21B sẽ được điều chỉnh hợp nhất thành một tuyến buýt ngang số 21 (khu đô thị Pháp Vân, Tứ Hiệp - Trần Vỹ) kết nối với tuyến đường sắt đô thị 2A tại 2 ga (Thượng Đình, Vành đai 3); Cắt bỏ đoạn trùng tuyến từ ga Vành đai 3 đến ga Yên Nghĩa (7,5km).

Giai đoạn sau 6 tháng tàu khai thác thương mại, dự kiến điều chỉnh tuyến buýt 27 (Bến xe Yên Nghĩa - Nam Thăng Long) thành tuyến buýt kết nối ngang (KĐT Định Công - Nam Thăng Long) kết nối với tuyến đường sắt đô thị 2A tại ga Láng.

Giai đoạn sau 9 tháng tàu đi vào khai thác thương mại, tuyến buýt 02 (Bác Cổ - Bến xe Yên Nghĩa) được điều chỉnh thành tuyến buýt ngang (Bác Cổ - BX Mỹ Đình) kết nối với tuyến đường sắt đô thị 2A tại ga Láng; Điều chỉnh thời gian hoạt động của tuyến buýt số 01, nâng tổng số lượt xe phục vụ từ 190 lượt lên 200 lượt/ngày.

Ngoài ra, Hà Nội dự kiến duy trì hoạt động của 20 tuyến buýt kết nối ngang, lộ trình trùng với tuyến đường sắt đô thị 2A, gồm: tuyến buýt 05, 19, 22B, 22C, 39, 103, 106, 85, 29, 60A, 05, 44, 60B, 104, 16, 24, 51, 30, 84, 09.

Thế Kỷ
TIN LIÊN QUAN

Nhịp sống 24h: Vận hành thử đường sắt Cát Linh - Hà Đông trong 20 ngày

Thanh Ngọc (T/H) |

Nhịp sống 24h: Miền Bắc sắp đón đợt rét đậm rét hại đầu tiên của mùa đông năm nay; Vận hành thử đường sắt Cát Linh - Hà Đông trong 20 ngày; HLV Petro.vic dự kiến có mặt tại Việt Nam vào tối nay 12.12.

Nhịp sống 24h: Lý do tàu Cát Linh – Hà Đông phải chạy thử 20 ngày

THANH NGỌC (T/H) |

Nhịp sống 24h: Khả năng xuất hiện khoảng 1 - 2 xoáy thuận nhiệt đới; Lý do tàu Cát Linh – Hà Đông phải chạy thử 20 ngày; Than Quảng Ninh gặp khó khăn, 10.000 chữ ký “cầu cứu”.

Ban Quản lý Đường sắt đô thị nhận bằng khen của UBND TPHCM

Anh Tú |

UBND TPHCM đã tặng Bằng khen cho Ban Quản lý Đường sắt Đô thị TPHCM có thành tích xuất sắc trong thực hiện thi công vượt tiến độ Công trình “Hoàn trả toàn bộ không gian, mặt bằng phía trước Nhà hát Thành phố”

Nhịp sống 24h: Vận hành thử đường sắt Cát Linh - Hà Đông trong 20 ngày

Thanh Ngọc (T/H) |

Nhịp sống 24h: Miền Bắc sắp đón đợt rét đậm rét hại đầu tiên của mùa đông năm nay; Vận hành thử đường sắt Cát Linh - Hà Đông trong 20 ngày; HLV Petro.vic dự kiến có mặt tại Việt Nam vào tối nay 12.12.

Nhịp sống 24h: Lý do tàu Cát Linh – Hà Đông phải chạy thử 20 ngày

THANH NGỌC (T/H) |

Nhịp sống 24h: Khả năng xuất hiện khoảng 1 - 2 xoáy thuận nhiệt đới; Lý do tàu Cát Linh – Hà Đông phải chạy thử 20 ngày; Than Quảng Ninh gặp khó khăn, 10.000 chữ ký “cầu cứu”.

Ban Quản lý Đường sắt đô thị nhận bằng khen của UBND TPHCM

Anh Tú |

UBND TPHCM đã tặng Bằng khen cho Ban Quản lý Đường sắt Đô thị TPHCM có thành tích xuất sắc trong thực hiện thi công vượt tiến độ Công trình “Hoàn trả toàn bộ không gian, mặt bằng phía trước Nhà hát Thành phố”