Đâu mới là điều quan trọng nhất?

Lê Thị Ngọc Vi |

Từ phương xa, chị bạn kể: sau khi xoay sở để đưa cả nhà sang Úc, vợ chồng chị đã phải làm việc cật lực để trang trải mọi chi phí cho cuộc sống mới nơi xứ người.

Hai vợ chồng mỗi người hai job, làm cả hai ngày cuối tuần, đầu tắt mặt tối đến độ cả nhà chỉ thấy mặt nhau lúc sáng sớm và buổi tối. Cũng nhờ vậy mà sau vài năm định cư, cùng mớ vốn liếng tích cóp được từ Việt Nam, anh chị đã có thể mua hai chiếc xe loại trung bình cho các con tự đi học riêng và một căn nhà khá khang trang, kết thúc quãng thời gian ở nhà thuê, đi xe công cộng. Thế nhưng, chưa kịp thở phào nhẹ nhõm vì bước đầu đã hoàn thành mục tiêu đưa cả nhà sang đây, mua nhà, mua xe xong thì chị đang phải đối mặt với nỗi lo mới.

Trong lần đi khám sức khỏe mới đây, siêu âm cho thấy chị có khối u trong ngực, bác sĩ khuyên chị nên tận hưởng cuộc sống nhiều hơn trong thời gian tiếp tục theo dõi. Hai vợ chồng đã thống nhất, chị nghỉ bớt việc, cuối tuần ở nhà nghỉ ngơi, giữ gìn sức khỏe chứ làm việc cật lực mà sức khỏe hao mòn thì bao nhiêu tiền làm ra rốt cục cũng đổ hết vào thuốc men. Ở tuổi ngấp nghé năm mươi, chị nhận ra tiền bạc, vật chất nào có ý nghĩa gì khi người ta bệnh tật.

Gặp lại Hoài, cô bạn thành đạt nhất trong nhóm bạn cũ mới hay bạn thất nghiệp hai tháng nay. Dù vẫn trang điểm kỹ, ăn mặc sang trọng như mọi khi nhưng Hoài không giấu sự mệt mỏi khi cho biết đã thử việc vài chỗ mới nhưng chưa ưng ý chỗ nào. Hoài không khó khăn đến mức thu nhập bị ảnh hưởng chỉ vì vài tháng thất nghiệp, thậm chí thu nhập từ mấy căn nhà đang cho thuê cũng đủ sống thoải mái mà Hoài không cần đi làm. Nhưng điều làm Hoài khó chịu là từ chỗ đang được các sếp trọng vọng, đối tác nể nang, đồng nghiệp ngưỡng mộ, quyền hành trong tay, đùng một cái, công ty bán cho chủ mới. Sếp mới đưa người từ nước ngoài sang để thay gần như toàn bộ dàn sếp hiện hữu ở công ty, trong đó có Hoài khiến Hoài hụt hẫng khi bỗng dưng mất việc.

Trước kia, chồng Hoài từng càm ràm chuyện Hoài bán hết thời gian cho công việc, chẳng màng đến gia đình, chồng con, Hoài lớn tiếng phản đối vì cơ hội kiếm tiền đâu phải dễ. Cái thời “mạnh vì gạo bạo vì tiền”, tôi hiểu bạn mạnh miệng vì chồng bạn không giỏi kiếm tiền nên đành bất lực nhìn Hoài quay như chong chóng với việc chính, việc phụ ở công ty, còn việc nhà, con cái phó thác hết cho người giúp việc.

Mấy tháng nằm nhà, chồng động viên Hoài cứ an tâm nghỉ ngơi, xem như đây là cơ hội thư giãn vì khi có việc mới, cô lại tất bật bởi thói quen tham công tiếc việc chẳng bứt cô ra được. Gọi lại mấy vị đối tác từng ngưỡng mộ mình trước kia, ai nấy đều thoái thác hoặc viện lý do này nọ để từ chối giúp đỡ, Hoài nhận ra lúc sa cơ mới biết chẳng ai thật lòng với mình, chẳng qua người ta chỉ thảo mai hòng lợi dụng qua lại khi cô còn đương chức.

Chưa biết khi nào mới tìm được việc khác nhưng tạm thời, Hoài không còn bức bối, khó chịu khi ở nhà. Ngược lại, khoảng thời gian thất nghiệp khiến Hoài nhận ra nhiều điều quý giá. Bọn trẻ thích thú khi được mẹ đưa đón, món ăn mỗi ngày luôn thay đổi do Hoài tự đi chợ, chọn món theo sở thích cả nhà. Có nhiều thời gian hơn, Hoài kèm con học khiến bọn trẻ đỡ nơm nớp lo sợ, căng thẳng như khi học với bố. Nói nhỡ dại nếu chẳng may phải “hưu non” luôn thế này, Hoài cũng chẳng còn quá bận tâm như trước kia khi gia đình mới thực là chỗ dựa tin cậy khiến Hoài được an ủi nhiều nhất cũng như nhờ ở nhà mấy tháng nay, Hoài mới biết các con thiệt thòi biết bao khi thiếu vắng bàn tay chăm sóc của mẹ.

Ở mỗi giai đoạn khác nhau của cuộc đời, mục tiêu của mỗi người không giống nhau. Người đang khó khăn sẽ chọn thu nhập, địa vị làm mục tiêu trước mắt, người đang đối mặt với nguy cơ về sức khoẻ chỉ cần được bình an, người có đời sống tình cảm không suôn sẻ chỉ mong một mái ấm yên vui là đủ… Nhận ra đâu mới là điều quan trọng nhất giữa cuộc sống bôn ba, giữ cho mình luôn cân bằng giữa những mưu cầu, tham vọng để đừng bỏ qua những ấm êm giản dị khác không phải dễ dàng. Tiếc là, người ta thường chỉ nhận ra điều đó khi phải trải qua những thử thách nhất định hoặc phải đánh đổi. 

Lê Thị Ngọc Vi
TIN LIÊN QUAN

Con học xa

Lê Thị Ngọc Vi |

Khi xã hội đã tiến bộ đến mức chóng mặt, việc nâng cao kiến thức để có thể hòa nhập giữa thế giới phẳng trở thành một áp lực hơn bao giờ hết nếu không muốn bị tụt lại phía sau hoặc xa hơn nữa, để trở thành công dân toàn cầu mang quốc tịch Việt Nam như cách nói của những người đã hoặc đang dự định cho con du học. 

Vỏ bọc hạnh phúc

Lê Thị Ngọc Vi |

Đừng tưởng chỉ có đàn ông mới chán vợ, đàn bà bây giờ chán chồng đầy ra đấy, chẳng qua họ không nói ra thôi! Đó là kết luận hùng hồn của Nhã, cô bạn tôi quen trong một chuyến du lịch.

Hôn nhân thật - giả

MAI HẠNH |

Anh đi trước, trải qua những tháng năm lao động vất vả ở xứ người, dành dụm được tiền đủ mua căn hộ nhỏ, chờ ngày đón vợ sang đoàn tụ. Nỗi nhớ thương, sự xa cách khiến họ thêm mòn mỏi vì chờ đợi. Chỉ vì anh chưa đủ điều kiện để bảo lãnh vợ, phải có đủ số năm sinh sống tại nước sở tại, điều kiện tài chính và nhiều yêu cầu khác theo quy định...

Một lần... ung thư

DIÊN VỸ |

Nhận kết quả khám sức khoẻ tổng quát mà chị bần thần. Kết luận của bác sĩ nghi chị bị ung thư tử cung, hẹn chị tuần sau quay lại để làm thêm một số xét nghiệm. Về nhà, chị vừa nấu cơm vừa nghĩ ngợi, có buồn rầu, có hốt hoảng khi nghĩ nếu mình bị ung thư thật thì sao? Chẳng nhẽ mình chết ở tuổi 46 này, để lại con và chồng cho ai?

Con học xa

Lê Thị Ngọc Vi |

Khi xã hội đã tiến bộ đến mức chóng mặt, việc nâng cao kiến thức để có thể hòa nhập giữa thế giới phẳng trở thành một áp lực hơn bao giờ hết nếu không muốn bị tụt lại phía sau hoặc xa hơn nữa, để trở thành công dân toàn cầu mang quốc tịch Việt Nam như cách nói của những người đã hoặc đang dự định cho con du học. 

Vỏ bọc hạnh phúc

Lê Thị Ngọc Vi |

Đừng tưởng chỉ có đàn ông mới chán vợ, đàn bà bây giờ chán chồng đầy ra đấy, chẳng qua họ không nói ra thôi! Đó là kết luận hùng hồn của Nhã, cô bạn tôi quen trong một chuyến du lịch.

Hôn nhân thật - giả

MAI HẠNH |

Anh đi trước, trải qua những tháng năm lao động vất vả ở xứ người, dành dụm được tiền đủ mua căn hộ nhỏ, chờ ngày đón vợ sang đoàn tụ. Nỗi nhớ thương, sự xa cách khiến họ thêm mòn mỏi vì chờ đợi. Chỉ vì anh chưa đủ điều kiện để bảo lãnh vợ, phải có đủ số năm sinh sống tại nước sở tại, điều kiện tài chính và nhiều yêu cầu khác theo quy định...

Một lần... ung thư

DIÊN VỸ |

Nhận kết quả khám sức khoẻ tổng quát mà chị bần thần. Kết luận của bác sĩ nghi chị bị ung thư tử cung, hẹn chị tuần sau quay lại để làm thêm một số xét nghiệm. Về nhà, chị vừa nấu cơm vừa nghĩ ngợi, có buồn rầu, có hốt hoảng khi nghĩ nếu mình bị ung thư thật thì sao? Chẳng nhẽ mình chết ở tuổi 46 này, để lại con và chồng cho ai?