Chưa đủ tuổi kết hôn nhưng làm đám cưới có được không?

M.Hương |

Quan hệ hôn nhân chỉ hợp pháp khi thực hiện đăng ký kết hôn nên nếu chưa đủ tuổi mà làm đám cưới thì việc kết hôn đó sẽ không được pháp luật công nhận.

Theo quy định tại Điều 9 Luật Hôn nhân và Gia đình, việc kết hôn chỉ có giá trị pháp lý khi được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình.

Do đó, quan hệ hôn nhân chỉ hợp pháp khi thực hiện đăng ký kết hôn nên nếu chưa đủ tuổi mà làm đám cưới việc kết hôn đó sẽ không được pháp luật công nhận.

Thậm chí, sau khi tổ chức đám cưới mà chưa đủ tuổi, nếu có quan hệ tình dục hoặc giao cấu với người dưới 16 tuổi, tùy mức độ, tính chất có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cụ thể, hiếp dâm người dưới 16 tuổi với mức phạt tù cao nhất là tử hình (Điều 142 Bộ luật Hình sự 2015);

Cưỡng dâm người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì bị phạt tù đến 07 năm (khoản 4 Điều 144 Bộ luật Hình sự 2015)…

Vậy tuổi đăng ký kết hôn được quy định thế nào?

Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 đang có hiệu lực về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

Một trong số những điều kiện cần phải đáp ứng khi nam, nữ muốn đăng ký kết hôn là về tuổi kết hôn:

Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên…

Việc xác định “đủ 20 tuổi trở lên” và “đủ 18 tuổi trở lên” được hướng dẫn chi tiết tại Điều 2 Thông tư liên tịch số 01 năm 2016:

Nam đã đủ 20 tuổi, nữ đã đủ 18 tuổi trở lên;

Tuổi được xác định theo ngày, tháng, năm sinh. Nếu không xác định được ngày sinh, tháng sinh thì thực hiện như sau:

Nếu xác định được năm sinh nhưng không xác định được tháng sinh thì tháng sinh là tháng 01 của năm sinh đó;

Nếu xác định được năm sinh, tháng sinh nhưng không xác định được ngày sinh thì ngày sinh là ngày mùng 01 của tháng sinh đó.

Riêng việc kết hôn có yếu tố nước ngoài, Điều 126 Luật Hôn nhân và Gia đình nêu rõ, công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài thì mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn.

Nếu kết hôn thực hiện ở cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài phải tuân theo điều kiện kết hôn của Việt Nam tại Luật Hôn nhân và Gia đình.

Do đó, nếu công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài ở cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì người Việt Nam và người nước ngoài đều phải đáp ứng điều kiện về độ tuổi đã nêu ở trên.

M.Hương
TIN LIÊN QUAN

Trước khi kết hôn mà sống thử có phạm luật không?

M.Hương |

Nhiều cặp đôi lựa chọn trước khi kết hôn. Vậy sống thử trước khi có phạm luật không?

Hậu kết hôn, Bảo Thy trở lại với nhan sắc trẻ trung, quyến rũ

ĐÔNG DU |

Sau kết hôn, Bảo Thy ngày một "thăng hạng" nhan sắc. Cô tiết lộ được ông xã quan tâm và tạo điều kiện tham gia nghệ thuật.

Đừng quá lo phải kết hôn chỉ vì đã đến tuổi

An Nhiên |

Nhiều người cho rằng, phụ nữ thật vô trách nhiệm khi chưa kết hôn. Tuy nhiên, điều này có thực sự đúng?

Trước khi kết hôn mà sống thử có phạm luật không?

M.Hương |

Nhiều cặp đôi lựa chọn trước khi kết hôn. Vậy sống thử trước khi có phạm luật không?

Hậu kết hôn, Bảo Thy trở lại với nhan sắc trẻ trung, quyến rũ

ĐÔNG DU |

Sau kết hôn, Bảo Thy ngày một "thăng hạng" nhan sắc. Cô tiết lộ được ông xã quan tâm và tạo điều kiện tham gia nghệ thuật.

Đừng quá lo phải kết hôn chỉ vì đã đến tuổi

An Nhiên |

Nhiều người cho rằng, phụ nữ thật vô trách nhiệm khi chưa kết hôn. Tuy nhiên, điều này có thực sự đúng?