Nghệ nhân Minh Xa chia sẻ niềm đam mê với hoa phong lan

DI PY |

Tốt nghiệp Đại học xây dựng, đang có công việc ổn định nhưng nghệ nhân Minh Xa bất ngờ chuyển hướng sang trồng hoa lan. Nhiều người tưởng chừng suy nghĩ này rất điên rồ nhưng sự thành công của anh cho đến ngày nay là điều không thể chối bỏ.

Nghệ nhân Minh Xa (tên thật là Nguyễn Xuân Minh, sinh năm 1982, tại Hà Nội) từng có khoảng thời gian 10 năm gắn bó đúng chuyên ngành của mình. Công việc đang trên đà phát triển nhưng năm 2013, anh bất ngờ bỏ nghề, quay sang làm nông dân khiến nhiều người đặt dấu chấm hỏi.

Chia sẻ về lý do vì sao chọn hoa phong lan để trồng, anh nói: “Phong lan vốn là loài hoa mang vẻ đẹp dịu dàng, độc đáo, có khi lại kiêu kỳ làm say đắm lòng người. Chính bởi lẽ đó, tôi đã nhen nhóm tình yêu với loài hoa ấy để bắt đầu niềm đam mê của mình”.

Anh Minh Xa chọn công việc mới là nuôi trồng hoa phong lan với suy nghĩ nhân giống để sưu tầm những loại hoa mà mình yêu thích. Quyết là làm, chàng trai 8X tìm hiểu về đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng cũng như học hỏi kinh nghiệm từ những người khác để bắt đầu đam mê của mình.

Nghệ nhân Minh Xa chăm sóc phong lan. Ảnh: NVCC.
Nghệ nhân Minh Xa chăm sóc phong lan. Ảnh: NVCC.

Được biết, khi đến với hoa lan anh bị gia đình cấm cản, vì từ nhỏ anh chưa làm nông, chưa chịu khổ bao giờ và ngành anh học không liên quan nhiều đến nuôi trồng hoa lan.

Anh Minh Xa phải phân tích cho mọi người hiểu, kiến thức đại học cộng với sự ham học hỏi đã giúp anh rất nhiều trong lĩnh vực này. Để gia đình yên tâm hơn nữa và tránh rủi ro, anh tự nghiên cứu, học thêm kiến thức ở trên mạng, sách báo, tìm hiểu kỹ về các loại lan giống.

Trải qua nhiều khó khăn, hiện vườn lan của anh Minh Xa rộng 2000 mét vuông với hơn 1000 chậu hoa cùng hàng trăm chủng loại khác nhau. Tuy thế, Minh Xa vẫn khiêm tốn thú nhận tay nghề nuôi trồng còn “non”, đang phấn đấu dần dần để lai tạo và sưu tầm nhiều loài hoa quý hiếm hơn.

DI PY
TIN LIÊN QUAN

Tiếng rao 4.0: Cuộc đời cô độc của thợ làm bánh tai yến U70

VY VY |

Xuất hiện trong tập 13 "Tiếng rao 4.0" là bà Nía - một trong những người thợ làm bánh tai yến thủ công hiếm hoi ở mảnh đất Bạc Liêu.

Orange tiết lộ nghệ danh "hụt" trước khi ra mắt

VY VY |

Là một người hâm mộ "chính hiệu" của Vpop, Kpop và US-UK, Orange đã từng có ý định lấy tên của thần tượng để làm nghệ danh.

Tập 1 "Số độc đắc": Thiên trúng độc đắc nhờ vé số người đàn ông bí ẩn tặng

VY VY |

Tập 1 "Số độc đắc" vừa lên sóng gây bất ngờ khi Thiên (Jun Phạm) được tặng tờ vé tờ số độc đắc lúc đang ngủ gật trong ca làm việc. Với may mắn từ trên trời rơi xuống, Thiên sẽ trở thành anh thanh niên số hưởng nhất năm?

“Đột nhập” vườn bonsai chục tỷ của nghệ nhân xứ hoa kiểng

LAN NGÔ |

Sinh ra trong gia đình không có truyền thống trồng kiểng nhưng với sự đam mê của mình, anh Nguyễn Phước Lộc (ấp Khánh Nhơn, xã Tân Khánh Đông, TP.Sa Đéc, Đồng Tháp) đã cho ra đời hơn 2.000 tác phẩm bonsai độc đáo, trị giá lên đến vài chục tỷ đồng. Mặc dù chỉ hơn 40 tuổi nhưng anh Lộc đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong nghề sửa kiểng bonsai và từng là Chủ tịch Hội sinh vật cảnh TP.Sa Đéc.

Tiếng rao 4.0: Cuộc đời cô độc của thợ làm bánh tai yến U70

VY VY |

Xuất hiện trong tập 13 "Tiếng rao 4.0" là bà Nía - một trong những người thợ làm bánh tai yến thủ công hiếm hoi ở mảnh đất Bạc Liêu.

Orange tiết lộ nghệ danh "hụt" trước khi ra mắt

VY VY |

Là một người hâm mộ "chính hiệu" của Vpop, Kpop và US-UK, Orange đã từng có ý định lấy tên của thần tượng để làm nghệ danh.

Tập 1 "Số độc đắc": Thiên trúng độc đắc nhờ vé số người đàn ông bí ẩn tặng

VY VY |

Tập 1 "Số độc đắc" vừa lên sóng gây bất ngờ khi Thiên (Jun Phạm) được tặng tờ vé tờ số độc đắc lúc đang ngủ gật trong ca làm việc. Với may mắn từ trên trời rơi xuống, Thiên sẽ trở thành anh thanh niên số hưởng nhất năm?

“Đột nhập” vườn bonsai chục tỷ của nghệ nhân xứ hoa kiểng

LAN NGÔ |

Sinh ra trong gia đình không có truyền thống trồng kiểng nhưng với sự đam mê của mình, anh Nguyễn Phước Lộc (ấp Khánh Nhơn, xã Tân Khánh Đông, TP.Sa Đéc, Đồng Tháp) đã cho ra đời hơn 2.000 tác phẩm bonsai độc đáo, trị giá lên đến vài chục tỷ đồng. Mặc dù chỉ hơn 40 tuổi nhưng anh Lộc đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong nghề sửa kiểng bonsai và từng là Chủ tịch Hội sinh vật cảnh TP.Sa Đéc.