Nữ họa sĩ xứ Huế vẽ tranh sơn mài về Tây Nguyên

DI PY |

Triển lãm tranh sơn mài "Nghe kể chuyện làng mình" của họa sĩ Hồ Thị Xuân Thu bắt đầu từ ngày 6.9, kéo dài đến hết ngày 15.9 tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM.

 Hồ Thị Xuân Thu sinh năm 1960 tại Huế, sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật Huế ít lâu, mùa Đông năm 1985, chị lên Pleiku nhận nhiệm vụ.
Họa sĩ Hồ Thị Xuân Thu, sinh năm 1960 tại Huế, sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật Huế, mùa Đông năm 1985, lên Pleiku nhận nhiệm vụ.
Những khó khăn, thử thách ban đầu là đương nhiên, nhưng chị cũng đã sớm hòa nhập, gắn bó với miền đất mới, đến nay gần 40 năm qua. Miền đất mới nó từ từ chạm, thấm vào trái tim chị một cách chân thực, tự nhiên, để rồi việc chị vẽ con người Tây Nguyên cũng tự nhiên như vậy, vì chị yêu thương và thấy được cái đẹp ở khắp nơi, từ cuộc sống bình dị đến văn hóa, tín ngưỡng, hồn cốt...
Những khó khăn, thử thách ban đầu là đương nhiên, nhưng chị cũng đã sớm hòa nhập, gắn bó với miền đất mới, đến nay gần 40 năm. Miền đất mới từ từ chạm, thấm vào trái tim chị một cách chân thực, tự nhiên, để rồi việc chị vẽ con người Tây Nguyên cũng tự nhiên như vậy, vì chị yêu thương và thấy được cái đẹp ở khắp nơi, từ cuộc sống bình dị đến văn hóa, tín ngưỡng, hồn cốt...
Vì vậy mà, đến triển lãm này, chị gọi tên là “Nghe kể chuyện làng mình“, vì đây là câu chuyện của chính làng mình, chứ không còn là chuyện làng Tây Nguyên trong mắt một cô gái Huế, có sự cách biệt.
Vì vậy, triển lãm này chị gọi tên là “Nghe kể chuyện làng mình“.
Sau gần 10 năm sinh sống ở vùng đất mới, với vô vàn chuyến đi vô làng và vô vàn ký họa, ghi chép, Hồ Thị Xuân Thu đã thực sự đủ chín để sáng tác về Tây Nguyên như cách nghĩ của người Tây Nguyên. Chị theo đúng tinh thần đời sống của họ, chứ không phải theo kỹ thuật, ý chí của mình.
Sau gần 10 năm sinh sống ở vùng đất mới, với nhiều chuyến đi vào làng và vô vàn ký họa, ghi chép, Hồ Thị Xuân Thu đã thực sự đủ chín để sáng tác về Tây Nguyên.
Thế nhưng, sau chừng 5 năm vẽ sơn dầu về đề tài này, chị vẫn thấy chưa thỏa mãn, nên tạm gác lại việc sáng tác và tạm xa gia đình nhỏ một thời gian để về Huế học sơn mài một cách bài bản, hàn lâm. Từ cuối thế kỷ 20, Hồ Thị Xuân Thu đã thấy sơn mài mới đúng là vật liệu và chất liệu mà bản thân đang tìm kiếm.
Thế nhưng, sau chừng 5 năm vẽ sơn dầu về đề tài này, chị vẫn thấy chưa thỏa mãn, nên tạm gác lại việc sáng tác và tạm xa gia đình nhỏ một thời gian để về Huế học sơn mài. Hồ Thị Xuân Thu đã thấy sơn mài mới đúng là vật liệu và chất liệu mà bản thân đang tìm kiếm.
Có lẽ tổ nghề sơn mài đã ưu ái chị, nên đã mở cho một lối đi vừa ý về một chân trời mới. Nơi đó, chị kể chuyện làng mình được thong dong hơn, sinh động hơn, sâu lắng hơn.
Nữ họa sĩ kể chuyện làng mình bằng tranh sơn mài.
Thật khó diễn tả nên lời, nhưng với chị, người Tây Nguyên có sự tự do, mộc mạc, mạnh mẽ trong tự thân của họ. Đây cũng là giá trị tinh thần thực sự của vùng đất này.  Sau nhiều năm tháng gắn bó, điều này biến thành nét vẽ của Hồ Thị Xuân Thu. Nên chị dùng nó một cách tự nhiên, ngọt lịm, mà không cần phải quá chú tâm, cố gắng. Vì vậy, nếu tranh của chị có sự mộc mạc, tự do và mạnh mẽ, thì đó cũng chính là giá trị chân thực từ đời sống Tây Nguyên mà chị cảm nhận được, vì chị đã là một phần của hồn cốt Tây Nguyên.
Một tác phẩm của Hồ Thị Xuân Thu.
Màu sắc trong tranh của chị là tự thân khi vẽ nó tìm đến, lúc ấy cảm nhận thế nào thì vẽ thế đó. Màu sắc của tranh sơn mài là son, vàng, then… từ truyền thống, nhưng có thể khi vẽ, chị đã chạm vào chính trái tim mình, thể hiện điều cảm nhận được là đủ. Không phải câu nệ sự đúng sai của màu sắc, bố cục, vì sự ấm áp trong tranh cũng là sự ấm áp của chính tình thân, của chính câu chuyện làng mình. Chị vẽ miễn sao thấy thuận mắt và chạm vào trái tim là đủ.
Tây Nguyên trong mắt Hồ Thị Xuân Thu.
DI PY
TIN LIÊN QUAN

Triển lãm ‘Đỏ-Vàng-Lam’: Khi đơn sắc cộng hưởng

Nguyễn Thành Kiên |

Có thể hiểu mỗi họa sĩ trong triển lãm sơn mài ‘Đỏ-Vàng-Lam’ đại diện cho một gam màu, nhưng họ cũng có thể là bất kì màu nào trong những bức tranh màu phong phú.

Vóc dáng và tác phẩm hội họa của nữ họa sĩ là á hậu

DI PY |

Đạt Á hậu Miss Di sản áo dài phụ nữ Việt Nam qua ảnh 2024, nữ họa sĩ Huỳnh Lê Phương Linh gây chú ý bởi sắc vóc và các tác phẩm hội họa của mình.

Loạt doanh nghiệp dự triển lãm công nghệ thiết bị điện, năng lượng xanh

HẠ MÂY |

Sáng 17.7, tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Sài Gòn – SECC, TPHCM, triển lãm quốc tế lần thứ 17 về công nghệ, thiết bị điện – Vietnam ETE và sản phẩm tiết kiệm năng lượng, năng lượng xanh - Enertec Expo năm 2024 chính thức khai mạc, thu hút hàng trăm doanh nghiệp tham dự.

Công ty TNHH Phong cách Âm thanh VibeStyle giới thiệu sản phẩm mới Cabasse The Pearl Myuki và triển lãm hệ sinh thái sản phẩm Cabasse và AudioPro

Anh Sơn |

Tại sự kiện, VibeStyle trưng bày và giới thiệu hệ sinh thái sản phẩm cao cấp đến từ thương hiệu Cabasse - Pháp (1950) và Audio Pro - Thụy Điển (1978) được VibeStyle phân phối chính thức tại thị trường Việt Nam. Đây đều là các thương hiệu thiết bị âm thanh Hi-Fi / Hi-End hàng đầu, sở hữu công nghệ thiết kế "luxury" cho cả chất âm và ngoại hình.

Triển lãm ‘Đỏ-Vàng-Lam’: Khi đơn sắc cộng hưởng

Nguyễn Thành Kiên |

Có thể hiểu mỗi họa sĩ trong triển lãm sơn mài ‘Đỏ-Vàng-Lam’ đại diện cho một gam màu, nhưng họ cũng có thể là bất kì màu nào trong những bức tranh màu phong phú.

Vóc dáng và tác phẩm hội họa của nữ họa sĩ là á hậu

DI PY |

Đạt Á hậu Miss Di sản áo dài phụ nữ Việt Nam qua ảnh 2024, nữ họa sĩ Huỳnh Lê Phương Linh gây chú ý bởi sắc vóc và các tác phẩm hội họa của mình.

Loạt doanh nghiệp dự triển lãm công nghệ thiết bị điện, năng lượng xanh

HẠ MÂY |

Sáng 17.7, tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Sài Gòn – SECC, TPHCM, triển lãm quốc tế lần thứ 17 về công nghệ, thiết bị điện – Vietnam ETE và sản phẩm tiết kiệm năng lượng, năng lượng xanh - Enertec Expo năm 2024 chính thức khai mạc, thu hút hàng trăm doanh nghiệp tham dự.

Công ty TNHH Phong cách Âm thanh VibeStyle giới thiệu sản phẩm mới Cabasse The Pearl Myuki và triển lãm hệ sinh thái sản phẩm Cabasse và AudioPro

Anh Sơn |

Tại sự kiện, VibeStyle trưng bày và giới thiệu hệ sinh thái sản phẩm cao cấp đến từ thương hiệu Cabasse - Pháp (1950) và Audio Pro - Thụy Điển (1978) được VibeStyle phân phối chính thức tại thị trường Việt Nam. Đây đều là các thương hiệu thiết bị âm thanh Hi-Fi / Hi-End hàng đầu, sở hữu công nghệ thiết kế "luxury" cho cả chất âm và ngoại hình.