Đi hay ở...

ĐỖ THU VÂN |

Con trai lại gọi điện, hối thúc mẹ đồng ý để con thu xếp đưa bà sang khi giấy tờ bảo lãnh đã hoàn tất. Không biết có phải đã hơn một lần con nhắc bà chuyện này nên lần này, giọng nó như dằn dỗi, có vẻ như nó không kiên nhẫn được nữa khi bà cứ trù trừ, không ra từ chối nhưng đồng ý cũng không hẳn. Giá còn trẻ, hẳn bà chẳng chần chừ lâu đến thế. Dường như càng lớn tuổi, cái ý nghĩ dứt bỏ một nơi mình đã gắn bó gần hết đời người cứ làm khó người ta, nhất là những người hoài cổ, thích sống với hoài niệm như bà. Hơn thế nữa, lý do khiến bà cứ do dự mãi chính là vì bà không đành lòng để ông nằm lại đây một mình.

Sau khi lập gia đình với một cô gái ở nước ngoài, con dâu bảo lãnh con trai bà sang bên đó. Ổn định cuộc sống, nhập quốc tịch xong, con muốn đưa ông bà sang ấy luôn. Chưa kịp quyết định thì ông ra đi sau một cơn nhồi máu cơ tim. Bà chỉ còn biết nương vào cô con gái như chỗ dựa tinh thần còn lại. Có điều, con gái lấy chồng khá xa nên một năm bà chỉ gặp vỏn vẹn dăm lần, mình bà lủi thủi ra vào trong căn nhà rộng thênh thang.

Sau ngày bố mất, con trai càng có lý do để thúc bà sang, để bà ở đây lủi thủi một mình, các con cứ áy náy, sợ bà có bề gì không ai lo. Dẫu bà không nói ra, các con cũng hiểu bà cứ nấn ná ở lại vì không muốn bỏ mặc ông không người hương khói, chưa kể, bà còn con gái và hai đứa cháu ngoại ở đây. Phần bà, nghĩ đến cảnh sang đó rồi ở nhà một mình lụi hụi cơm nước, dọn dẹp nhà cửa, hàng xóm chẳng có ai, ra đường vừa không biết tiếng lại không có người đưa đi, đường sá không rành, bà cứ chờn chợn thế nào, nỗi sợ cô đơn của người già lúc còn ở đây là một chứ sang cái xứ mạnh ai nấy sống ấy nỗi cô đơn nhân lên gấp bội.

Ở đây dù gì cũng còn mấy người bạn già bên câu lạc bộ dưỡng sinh, mấy bà hàng xóm lớn tuổi hay đi hành hương cùng bà, rồi bà con người này người kia thỉnh thoảng vẫn tới lui thăm viếng. Chưa kể cách nhà vài bước là cái chợ lúc nào cũng đông đúc, tấp nập mà chỉ cần nghe tiếng người cười nói, qua lại, bà đã đỡ thấy cô đơn. Rồi còn căn nhà đã gắn liền với bà quá nửa đời người với biết bao kỷ niệm buồn vui, đi đâu cũng mong ngóng trở về, chưa xa đã thấy nhớ.

Nhưng nghĩ lại, bà thương các con bên ấy làm việc cật lực chỉ vừa đủ trả các loại hóa đơn, thuế, bảo hiểm này nọ nên không có điều kiện về thăm nhà thường xuyên. Bà mà sang là xác định chôn chặt phần đời còn lại bên ấy luôn chứ chẳng dám nghĩ đến ngày về. Xa xôi cách trở, tuổi cao sức yếu nhường ấy, đi lại cũng là cả vấn đề.

Tâm sự với mấy bà bạn già, người thì động viên bà đi vì bên ấy có chế độ dinh dưỡng, y tế tốt hơn, tuổi này chủ yếu sống nhờ thuốc men, sức khỏe tốt thì còn mong sống lâu với con cháu. Người thì bảo bây giờ nhớ con, cháu đã có facetime, viber, zalo các kiểu, thích lúc nào gọi video thấy mặt nhau lúc ấy, đừng quá câu nệ chuyện “con đặt đâu cha mẹ ngồi đó” khi hạnh phúc ở tuổi về chiều nào phải gì khác hơn hạnh phúc, tương lai của con cháu.

Mới đây, con trai gọi điện bảo đã chuẩn bị cho bà một căn phòng xinh xắn, nó còn chu đáo gọi video cho bà thấy cái tủ thờ ở góc phòng có di ảnh của ông được chăm chút cẩn thận, hai đứa cháu thì cứ léo nhéo đòi bà nội sang ngay với chúng nó làm bà cầm lòng chẳng đặng. Có lẽ bà phải quyết định thôi, dù biết sự lựa chọn nào cũng có chút ngậm ngùi, dẫu đi hay ở...

ĐỖ THU VÂN
TIN LIÊN QUAN

Góa bụa

MAI HẠNH |

Buổi trưa, đang lu bu dọn dẹp trong siêu thị, chị nhận được tin nhắn của con gái: “Bố con mất chưa đầy hai năm mà giờ mẹ đã bày đặt bồ bịch. Không lẽ mẹ nôn nóng muốn lấy chồng đến thế?”. Đọc xong tin nhắn, chị lặng người, ngực trái nhói đau. 

Bỗng một ngày con lớn

LÊ THỊ NGỌC VI |

Trong một chuyến du lịch, chị Loan bỗng chú ý khi thấy cu Tin, con trai chị cứ loay hoay ở quầy bán quà lưu niệm là mấy đồ kẹp tóc, vòng đeo tay cho con gái. Chị lại gần, khẽ khàng hỏi con muốn mua quà tặng ai để chị chọn giúp. Câu trả lời làm chị bất ngờ khi người được tặng quà không phải chị hay em gái của Tin mà là một cô bạn học cùng lớp. Lục lại trong trí nhớ những người bạn từng đến nhà chơi hoặc học cùng con, mãi chị mới nhớ ra cô bé có dáng người thấp bé, trắng trẻo đeo cặp kính cận dày cộp.

Một chuyện tình buồn

LS NGUYỄN THỊ THÚY HƯỜNG |

Người phụ nữ khoảng 30 tuổi dáng người mảnh mai, gương mặt xinh xắn dịu dàng nhưng đôi mắt thì buồn thăm thẳm. Trò chuyện với tôi về cuộc hôn nhân không hạnh phúc, mỗi khi nhắc đến chồng, nước mắt chị lại tuôn rơi cho số phận kém may mắn của mình. Khi còn trẻ, chẳng bao giờ chị nghĩ sau khi lập gia đình cuộc đời mình lại khổ đến thế, thường xuyên bị chồng đánh đập, hành hạ cả thể xác và tinh thần.

Mẹ đơn thân có quyền phủ nhận cha đứa trẻ?

LS Nguyễn Thị Thuý Hường |

Nếu như mấy chục năm trước người phụ nữ nào can đảm có con mà chưa có chồng thì là chuyện động trời, xã hội và gia đình không chấp nhận. Người phụ nữ ấy phải tìm cách để trốn chạy khỏi những đàm tiếu của dư luận bằng cách bỏ xứ đi xa hoặc cam chịu sống cuộc đời lầm lũi, khép kín. Theo thời gian, xã hội cởi mở hơn, dư luận cũng không còn khắt khe với những người phụ nữ có con mà không có chồng và việc làm mẹ đơn thân giờ không còn phải là chuyện hiếm. Thậm chí, không ít người còn cổ vũ cho việc phụ nữ dám sống cuộc sống cho chính mình mà không cần lệ thuộc vào đàn ông.

Góa bụa

MAI HẠNH |

Buổi trưa, đang lu bu dọn dẹp trong siêu thị, chị nhận được tin nhắn của con gái: “Bố con mất chưa đầy hai năm mà giờ mẹ đã bày đặt bồ bịch. Không lẽ mẹ nôn nóng muốn lấy chồng đến thế?”. Đọc xong tin nhắn, chị lặng người, ngực trái nhói đau. 

Bỗng một ngày con lớn

LÊ THỊ NGỌC VI |

Trong một chuyến du lịch, chị Loan bỗng chú ý khi thấy cu Tin, con trai chị cứ loay hoay ở quầy bán quà lưu niệm là mấy đồ kẹp tóc, vòng đeo tay cho con gái. Chị lại gần, khẽ khàng hỏi con muốn mua quà tặng ai để chị chọn giúp. Câu trả lời làm chị bất ngờ khi người được tặng quà không phải chị hay em gái của Tin mà là một cô bạn học cùng lớp. Lục lại trong trí nhớ những người bạn từng đến nhà chơi hoặc học cùng con, mãi chị mới nhớ ra cô bé có dáng người thấp bé, trắng trẻo đeo cặp kính cận dày cộp.

Một chuyện tình buồn

LS NGUYỄN THỊ THÚY HƯỜNG |

Người phụ nữ khoảng 30 tuổi dáng người mảnh mai, gương mặt xinh xắn dịu dàng nhưng đôi mắt thì buồn thăm thẳm. Trò chuyện với tôi về cuộc hôn nhân không hạnh phúc, mỗi khi nhắc đến chồng, nước mắt chị lại tuôn rơi cho số phận kém may mắn của mình. Khi còn trẻ, chẳng bao giờ chị nghĩ sau khi lập gia đình cuộc đời mình lại khổ đến thế, thường xuyên bị chồng đánh đập, hành hạ cả thể xác và tinh thần.

Mẹ đơn thân có quyền phủ nhận cha đứa trẻ?

LS Nguyễn Thị Thuý Hường |

Nếu như mấy chục năm trước người phụ nữ nào can đảm có con mà chưa có chồng thì là chuyện động trời, xã hội và gia đình không chấp nhận. Người phụ nữ ấy phải tìm cách để trốn chạy khỏi những đàm tiếu của dư luận bằng cách bỏ xứ đi xa hoặc cam chịu sống cuộc đời lầm lũi, khép kín. Theo thời gian, xã hội cởi mở hơn, dư luận cũng không còn khắt khe với những người phụ nữ có con mà không có chồng và việc làm mẹ đơn thân giờ không còn phải là chuyện hiếm. Thậm chí, không ít người còn cổ vũ cho việc phụ nữ dám sống cuộc sống cho chính mình mà không cần lệ thuộc vào đàn ông.