Góa bụa

MAI HẠNH |

Buổi trưa, đang lu bu dọn dẹp trong siêu thị, chị nhận được tin nhắn của con gái: “Bố con mất chưa đầy hai năm mà giờ mẹ đã bày đặt bồ bịch. Không lẽ mẹ nôn nóng muốn lấy chồng đến thế?”. Đọc xong tin nhắn, chị lặng người, ngực trái nhói đau. 

Cô con gái bình thường khá hiền, thương mẹ, hay đỡ đần mẹ, hôm nay lên giọng gây sự, hỗn láo. Chị hiểu thêm tại sao cả tuần nay đứa con gái 22 tuổi “đá thúng đụng nia”, mặt nặng mày nhẹ với mình. Chị gạt nước mắt tuôn trên má, vừa buồn vừa tủi thân. Chị mới 42 tuổi, chồng mất hai năm trước, để lại mình chị vất vả nuôi hai đứa con ăn học. Đã quen được chồng chiều chuộng bảo bọc, sau khi chồng mất, chị rất vất vả với cuộc sống goá bụa, một nách hai con, một đứa đang học lớp 9, con gái lớn là sinh viên năm thứ hai.

Với đàn bà, mất đi người bạn đời thân yêu mãi là ký ức khó nguôi quên. Những lúc bận rộn thì thôi, mỗi đêm về khi các con đã ngủ say, chị luôn nhớ về chồng và rơi nước mắt. Nước mắt rơi còn có cả nỗi thương mình. Hẳn còn sống, chồng chị không thể ngờ được, người vợ hiền lành của anh giờ là người xông pha, ra ngoài bươn chải để kiếm tiền nuôi con, nuôi sống gia đình đã trống một cột trụ. Hẳn anh sẽ đau lòng khi vợ mình, một phụ nữ từng tốt nghiệp đại học sư phạm, nhiều năm dài ở nhà làm nội trợ, chăm con cho chồng yên tâm xuôi ngược làm ăn mưu sinh cho gia đình. Gia đình họ có của ăn của để, vợ chồng con cái đầm ấm vui vầy.

Tưởng như không có hạnh phúc nào lớn hơn với gia đình họ. Rồi anh đau bệnh. Căn bệnh hiểm nghèo giai đoạn cuối của chồng chị đã khiến của cải trong nhà đội nón ra đi để cứu chồng chị. Cho đến khi anh buông tay, cầu xin vợ giữ lấy ngôi nhà đang ở cho mẹ con trú mưa nắng, hãy để anh ra đi thanh thản, để anh yên tâm rằng không có mình, vợ con vẫn còn nơi trú ngụ. Kèm theo lời dặn dò làm chị khóc nghẹn: "Em còn trẻ, hãy tìm một người đàn ông tốt, thương yêu em để nương tựa, để người đó thay anh chăm sóc em. Các con lớn lên sẽ hiểu!".

Sau khi chồng mất, chị tìm kiếm việc làm trên báo, qua người thân giới thiệu. Những công việc văn phòng mà chị kỳ vọng đều không đạt được. Người ta từ chối vì chị chỉ biết mỗi vi tính văn phòng, ngoại ngữ lõm bõm, mà công việc ngày nay phát triển, đòi hỏi nhiều kỹ năng nghề nghiệp. Chỉ có một chân nhân viên văn phòng công ty tư nhân mà mấy chục ứng viên. Chị không thể cạnh tranh với những sinh viên vừa ra trường hay những người trẻ có hai, ba bằng đại học, nhiều kinh nghiệm. Con gái chị đi học ban ngày, tối phải đi làm thêm, bưng bê ở nhà hàng.

Thương con vất vả, cuộc sống thiếu thốn dồn ép, cuối cùng chị xin một chân tạp vụ ở siêu thị, rảnh chị nhận giúp việc nhà theo giờ cho vài gia đình. Thu nhập của chị đủ chi tiêu đời sống ba mẹ con, đóng tiền học cho con. Gần như chị không còn thời gian cho mình. Công việc nối công việc, không ngơi tay. Một ngày chạy sô nơi này nơi kia làm chị không còn thời gian để buồn hay nghĩ ngợi. Chỉ thỉnh thoảng nửa đêm chợt thức giấc hay đau bệnh, chị hay khóc một mình, nhớ chồng, thương con, tủi thân.

Có một người đàn ông làm ở bộ phận kho vận thương chị. Chị nhận ra tình cảm của anh qua những hành vi, cử chỉ quan tâm, đỡ đần của anh trong công việc. Anh luôn hỏi han, dành cho chị sự quan tâm đặc biệt, hay chia phần cơm trưa của mình cho chị mỗi khi chị không kịp mang cơm theo, hoặc đợi chị cùng ăn. Dần dà, anh theo tiễn chị về nhà mỗi khi chị kết thúc công việc muộn, giúp chị lắp lại dây điện hay sửa cái quạt bị hư. Tình cảm của họ dần gắn bó, thân mật hơn. Lòng chị nguôi ngoai nỗi buồn goá bụa, cảm thấy an vui hơn từ khi có anh, người đã ly hôn vài năm, hiện sống độc thân, con cái sống với người vợ cũ. Anh chu cấp cho con và hàng ngày vẫn đưa đón chúng đến trường.

Hai đứa con chị miễn cưỡng bắt chuyện với bác đồng nghiệp của mẹ, mà chúng nghi ngờ hai người hẳn là tình ý. Con chị thì lạnh lùng ra mặt, "đá thúng đụng nia" mỗi lần anh đến nhà. Thằng em thì không có thái độ gì, chỉ lãnh đạm chào lại mỗi khi "bác" đến chơi, mà nó biết thừa là "bác tán mẹ".

Giờ cơm trưa, anh gặng hỏi mãi mà chị không nói tại sao buồn bã. Mãi đến chiều, kết thúc công việc ra bãi lấy xe về, chị lặng im khi anh nói: "Mình về với nhau đi em. Ba mẹ con về sống cùng anh. Căn nhà đang ở cho thuê, lấy tiền cho hai đứa ăn học!". Nỗi tủi thân trào dâng và không kìm lòng được, chị đã kể cho anh nghe lời "miệt thị" của con gái. Anh bình tĩnh lắng nghe rồi ôm vai chị: "Không sao đâu, trẻ con không bao giờ muốn cha, mẹ đi bước nữa, anh hiểu mà. Từ từ, con lớn rồi mọi chuyện sẽ khác. Anh đợi em!".

Chiều chập choạng chị đi xe trên đường phố, và nghĩ mãi về lời anh. Rồi không dưng chị nhớ lời dặn dò của chồng, mong chị tìm được một người đàn ông tốt, thương yêu chị để nương tựa, để thay anh chăm sóc chị. Hình như chị đã tìm thấy người mà chị và chồng chị mong đợi.

MAI HẠNH
TIN LIÊN QUAN

Bỗng một ngày con lớn

LÊ THỊ NGỌC VI |

Trong một chuyến du lịch, chị Loan bỗng chú ý khi thấy cu Tin, con trai chị cứ loay hoay ở quầy bán quà lưu niệm là mấy đồ kẹp tóc, vòng đeo tay cho con gái. Chị lại gần, khẽ khàng hỏi con muốn mua quà tặng ai để chị chọn giúp. Câu trả lời làm chị bất ngờ khi người được tặng quà không phải chị hay em gái của Tin mà là một cô bạn học cùng lớp. Lục lại trong trí nhớ những người bạn từng đến nhà chơi hoặc học cùng con, mãi chị mới nhớ ra cô bé có dáng người thấp bé, trắng trẻo đeo cặp kính cận dày cộp.

Một chuyện tình buồn

LS NGUYỄN THỊ THÚY HƯỜNG |

Người phụ nữ khoảng 30 tuổi dáng người mảnh mai, gương mặt xinh xắn dịu dàng nhưng đôi mắt thì buồn thăm thẳm. Trò chuyện với tôi về cuộc hôn nhân không hạnh phúc, mỗi khi nhắc đến chồng, nước mắt chị lại tuôn rơi cho số phận kém may mắn của mình. Khi còn trẻ, chẳng bao giờ chị nghĩ sau khi lập gia đình cuộc đời mình lại khổ đến thế, thường xuyên bị chồng đánh đập, hành hạ cả thể xác và tinh thần.

Mẹ đơn thân có quyền phủ nhận cha đứa trẻ?

LS Nguyễn Thị Thuý Hường |

Nếu như mấy chục năm trước người phụ nữ nào can đảm có con mà chưa có chồng thì là chuyện động trời, xã hội và gia đình không chấp nhận. Người phụ nữ ấy phải tìm cách để trốn chạy khỏi những đàm tiếu của dư luận bằng cách bỏ xứ đi xa hoặc cam chịu sống cuộc đời lầm lũi, khép kín. Theo thời gian, xã hội cởi mở hơn, dư luận cũng không còn khắt khe với những người phụ nữ có con mà không có chồng và việc làm mẹ đơn thân giờ không còn phải là chuyện hiếm. Thậm chí, không ít người còn cổ vũ cho việc phụ nữ dám sống cuộc sống cho chính mình mà không cần lệ thuộc vào đàn ông.

Bà nội lấy chồng

MAI HẠNH |

Hôm nay, cả nhà chộn rộn, vui vẻ, chuẩn bị làm tóc, quần áo đẹp để tối đi nhà hàng dự đám cưới bà nội. Ở tuổi 65 bà nội lên xe hoa một lần nữa, với người yêu cũ hơn 40 năm trước, thời hai người là bạn học chung lớp Đại học Bách khoa.

Bỗng một ngày con lớn

LÊ THỊ NGỌC VI |

Trong một chuyến du lịch, chị Loan bỗng chú ý khi thấy cu Tin, con trai chị cứ loay hoay ở quầy bán quà lưu niệm là mấy đồ kẹp tóc, vòng đeo tay cho con gái. Chị lại gần, khẽ khàng hỏi con muốn mua quà tặng ai để chị chọn giúp. Câu trả lời làm chị bất ngờ khi người được tặng quà không phải chị hay em gái của Tin mà là một cô bạn học cùng lớp. Lục lại trong trí nhớ những người bạn từng đến nhà chơi hoặc học cùng con, mãi chị mới nhớ ra cô bé có dáng người thấp bé, trắng trẻo đeo cặp kính cận dày cộp.

Một chuyện tình buồn

LS NGUYỄN THỊ THÚY HƯỜNG |

Người phụ nữ khoảng 30 tuổi dáng người mảnh mai, gương mặt xinh xắn dịu dàng nhưng đôi mắt thì buồn thăm thẳm. Trò chuyện với tôi về cuộc hôn nhân không hạnh phúc, mỗi khi nhắc đến chồng, nước mắt chị lại tuôn rơi cho số phận kém may mắn của mình. Khi còn trẻ, chẳng bao giờ chị nghĩ sau khi lập gia đình cuộc đời mình lại khổ đến thế, thường xuyên bị chồng đánh đập, hành hạ cả thể xác và tinh thần.

Mẹ đơn thân có quyền phủ nhận cha đứa trẻ?

LS Nguyễn Thị Thuý Hường |

Nếu như mấy chục năm trước người phụ nữ nào can đảm có con mà chưa có chồng thì là chuyện động trời, xã hội và gia đình không chấp nhận. Người phụ nữ ấy phải tìm cách để trốn chạy khỏi những đàm tiếu của dư luận bằng cách bỏ xứ đi xa hoặc cam chịu sống cuộc đời lầm lũi, khép kín. Theo thời gian, xã hội cởi mở hơn, dư luận cũng không còn khắt khe với những người phụ nữ có con mà không có chồng và việc làm mẹ đơn thân giờ không còn phải là chuyện hiếm. Thậm chí, không ít người còn cổ vũ cho việc phụ nữ dám sống cuộc sống cho chính mình mà không cần lệ thuộc vào đàn ông.

Bà nội lấy chồng

MAI HẠNH |

Hôm nay, cả nhà chộn rộn, vui vẻ, chuẩn bị làm tóc, quần áo đẹp để tối đi nhà hàng dự đám cưới bà nội. Ở tuổi 65 bà nội lên xe hoa một lần nữa, với người yêu cũ hơn 40 năm trước, thời hai người là bạn học chung lớp Đại học Bách khoa.