Ngoại tình, phải có bằng chứng mới được ly hôn?

LS Nguyễn Thị Thúy Hường |

Anh T và chị N kết hôn với nhau đã hơn 20 năm và có hai con; con trai 19 tuổi và  con gái 15 tuổi. Dù quá trình chung sống phát sinh nhiều mâu thuẫn, nhưng với bản tính hiền lành, nhẫn nhịn nên chị N thường bỏ qua để cho nhà cửa êm ấm. Sau khi kết hôn, chị N cùng với chồng có mở một cửa hàng chuyên kinh doanh thực phẩm truyền thống. Công việc kinh doanh rất phát đạt và toàn bộ tiền bạc anh T giữ hết. Mỗi tháng anh T đưa cho chị N một ít tiền để chi tiêu mọi thứ cho gia đình.

Lấy chồng, buồn nhiều hơn vui

Số tiền anh T đưa cho chị N không đủ chi tiêu khi con cái ngày một lớn khôn, chi phí phát sinh ngày một nhiều. Khi chị N trao đổi với chồng thì anh T cho rằng, vợ chi tiêu hoang phí và không chịu đưa thêm tiền. Bức bối về việc bị kiểm soát chi tiêu chặt chẽ quá mức, chị N quyết định kinh doanh riêng. Khi chị N tự làm ra tiền, cuộc sống dễ thở hơn, nhưng anh T lại bắt chị N phải chia đôi mọi chi tiêu, kể cả tiền đưa con đi khám bệnh vài trăm ngàn. Mọi người ai cũng ngạc nhiên khi biết chị N có thể chịu đựng cuộc sống chung như vậy, nhưng  chị chỉ cười buồn và giải thích là do muốn con cái có đủ cha, đủ mẹ chứ thực sự tình yêu giữa hai người không còn nữa.

Hai năm gần đây, anh T thường xuyên đi qua đêm, không đoái hoài đến gia đình. Không những vậy, mỗi khi ở nhà, anh còn hay quát tháo vợ con. Khi chị N và các con nói lại thì anh dọa đánh và nói sẽ ly hôn. Chưa hết, anh T còn để mặc chị N phải chi tiêu tất cả chứ không đóng góp bất cứ khoản nào nữa. Bằng linh tính người vợ, chị N phát hiện anh T có người phụ nữ khác. Dù chị N giấu gia đình, nhưng ba mẹ chị biết chuyện. Đau lòng khi biết chuyện cô con gái được thương yêu cưng chiều nhưng bị chồng đối xử tệ bạc, ba mẹ chị N khuyên con gái nên chia tay chồng. Ngẫm lại cuộc đời từ khi lấy chồng buồn nhiều hơn vui, nước mắt nhiều hơn nụ cười, chị N quyết định ly hôn. Nhưng điều chị lo lắng là anh T không chịu ký vào đơn ly hôn nếu thấy chị là người chủ động. Ngoài ra cần phải có bằng chứng chồng ngoại tình thì chị mới được ly hôn hay không? Chị tìm đến luật sư nhờ tư vấn.

Có quyền đơn phương ly hôn

Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014, thì vợ chồng có thể yêu cầu ly hôn theo hình thức thuận tình ly hôn hoặc một trong hai bên vợ chồng yêu cầu ly hôn theo yêu cầu của một bên. Điều 55 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về thuận tình ly hôn: Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì tòa án giải quyết việc ly hôn. Điều 56 quy định: 1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại tòa án không thành thì tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. 2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì tòa án giải quyết cho ly hôn. 3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2, điều 51 của Luật này thì tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

Như vậy, nếu anh T không chịu ký vào đơn ly hôn, thì chị N vẫn có thể nộp đơn xin ly hôn theo yêu cầu của một bên. Luật sư cũng cho biết không nhất thiết phải có bằng chứng anh T ngoại tình thì chị N mới được ly hôn, vì theo điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014, thì “Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”.

Do vậy, chị N chỉ cần cung cấp chứng cứ là anh T vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng khiến cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài.

Cụ thể, anh N thường xuyên vắng nhà, không chăm lo gia đình, con cái, hay quát tháo, đe dọa đánh vợ, con, không đóng góp tài chính dù có khả năng, là có cơ sở để tòa án giải quyết cho chị N ly hôn. Khi đơn phương ly hôn, chị T cần chuẩn bị một số giấy tờ sau: Đơn xin ly hôn (theo mẫu); Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính); Sổ hộ khẩu, CMND của vợ chồng (bản sao, chứng thực); Giấy khai sinh của con (bản sao, chứng thực); Giấy tờ chứng minh tài sản chung cửa vợ chồng như giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy tờ sở hữu xe, sổ tiết kiệm … (bản sao, chứng thực).  Chị T có thể đến UBND xã/phường nơi anh chị đã đăng ký kết hôn để yêu cầu trích lục lại hồ sơ về việc đã đăng ký kết hôn nếu trong trường hợp chị T không có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn để nộp cho tòa án.  

LS Nguyễn Thị Thúy Hường
TIN LIÊN QUAN

Đóng thêm BHXH tự nguyện bao nhiêu để hưởng lương hưu?

Nam Dương |

Công ty không bố trí được việc, NLĐ hưởng lương thế nào? Phải đóng thêm BHXH tự nguyện bao nhiêu tiền để được hưởng lương hưu hàng tháng? Công ty yêu cầu phải cam kết “làm việc đàng hoàng” trong thời gian chờ nghỉ việc có đúng? Trên đây là một số câu hỏi chính, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được tuần qua. Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời.

Không muốn “bắt vạ” NLĐ, nhưng phải làm

Đức Long |

“Tôi có HĐLĐ không xác định thời hạn. Tôi làm đơn xin nghỉ việc và nghỉ ngay, không chờ đủ ngày báo trước. Nay tôi đi làm chỗ khác, công ty mới yêu cầu tôi phải nộp sổ BHXH để tham gia BHXH. Tôi quay lại công ty cũ để nhận sổ BHXH thì công ty cũ yêu cầu tôi phải bồi thường hai tháng tiền lương rồi mới trả sổ BHXH. Công ty làm như vậy đúng không?”.

Cho mượn tiền, mất luôn tình bạn

Đức Long |

Lẽ đời, bạn bè cho nhau mượn tiền để giải quyết công việc những lúc khó khăn là bình thường. Nhưng cũng không ít trường hợp, vì cả tin, cho nhau mượn tiền mà không có gì ghi nhận việc cho mượn đó, đã khiến nhiều người không những mất tiền mà còn mất luôn tình bạn.

Đóng thêm BHXH tự nguyện bao nhiêu để hưởng lương hưu?

Nam Dương |

Công ty không bố trí được việc, NLĐ hưởng lương thế nào? Phải đóng thêm BHXH tự nguyện bao nhiêu tiền để được hưởng lương hưu hàng tháng? Công ty yêu cầu phải cam kết “làm việc đàng hoàng” trong thời gian chờ nghỉ việc có đúng? Trên đây là một số câu hỏi chính, Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động đã nhận được tuần qua. Báo Lao Động trích đăng câu hỏi và trả lời.

Không muốn “bắt vạ” NLĐ, nhưng phải làm

Đức Long |

“Tôi có HĐLĐ không xác định thời hạn. Tôi làm đơn xin nghỉ việc và nghỉ ngay, không chờ đủ ngày báo trước. Nay tôi đi làm chỗ khác, công ty mới yêu cầu tôi phải nộp sổ BHXH để tham gia BHXH. Tôi quay lại công ty cũ để nhận sổ BHXH thì công ty cũ yêu cầu tôi phải bồi thường hai tháng tiền lương rồi mới trả sổ BHXH. Công ty làm như vậy đúng không?”.

Cho mượn tiền, mất luôn tình bạn

Đức Long |

Lẽ đời, bạn bè cho nhau mượn tiền để giải quyết công việc những lúc khó khăn là bình thường. Nhưng cũng không ít trường hợp, vì cả tin, cho nhau mượn tiền mà không có gì ghi nhận việc cho mượn đó, đã khiến nhiều người không những mất tiền mà còn mất luôn tình bạn.