Phụ huynh đồng hành cùng trẻ khi trẻ quay trở lại trường học

ANH THƯ |

Đầu tháng 5 là thời gian học sinh, sinh viên tất cả các cấp quay trở lại trường học sau hơn 3 tháng nghỉ do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Điều này sẽ dẫn đến những thay đổi, xáo trộn cả về thời gian, nề nếp sinh hoạt và cả tâm lý của cả trẻ em và phụ huynh.

Buổi trò chuyện “Đồng hành cùng trẻ tới trường sau mùa dịch” được phối hợp thực hiện bởi Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) và Tổ chức Good Neighbors International tại Việt Nam (GNI).... đã mang đến cho bố mẹ, thầy cô và người chăm sóc trẻ những phương pháp tương tác, hướng dẫn, đồng hành cùng trẻ khi quay trở lại trường học.

Là một chuyên gia và đồng thời là một người mẹ, bà Phan Thị Hồ Điệp - Giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội chia sẻ rất cụ thể về các phương pháp, cách thức bố mẹ và thầy cô có thể chuẩn bị cho con quay lại trường và hướng dẫn, dạy dỗ con về phòng dịch, về xây dựng lại nề nếp và tạo niềm vui cho con trong học tập.

Bà Điệp nhấn mạnh: “Cha mẹ cần là người đồng hành cùng con không chỉ là sau mùa dịch mà còn là quãng thời gian rất dài sau này. Hãy tin tưởng con, lắng nghe con, ôm con và mỉm cười với con mỗi ngày. Hãy đón nhận thực tế rằng việc học của con có thể giảm sút khi mới quay trở lại trường, hãy bỏ qua những vấn đề liên quan đến thành tích trong học tập mà chú trọng đến sức khỏe và niềm vui của con".

"Chỉ có như vậy, bố mẹ mới có thể trở thành những người bạn đồng hành cùng con vượt qua những thay đổi xáo trộn sau mùa dịch"-bà Điệp nói.

Cũng trao đổi về vấn đề này, bà Nguyễn Tuyết Mai-Trưởng nhóm Giáo dục và Bảo vệ trẻ em GNI đã đưa ra một số bí quyết cho phụ huynh như: Hãy trò chuyện với con nhiều hơn, tạo tâm thế thoải mái thay vì ra lệnh cho con; Cùng nhau lên lịch sinh hoạt cho con, minh hoạ bằng những hình ảnh sinh động và cụ thể hoá; Sử dụng đồng hồ báo thức, thu âm những lời nhắc thời gian dành cho con và bố mẹ cũng  cần trở thành tấm gương cho con.

Theo bà Nguyễn Phương Linh-Viện trưởng MSD, khi con quay trở lại trường học, không chỉ là vấn đề về an toàn phòng dịch vệ sinh, hay giãn cách, chúng ta đừng quên con vừa trải qua một kỳ nghỉ dài vô cùng đặc biệt và chưa từng xảy ra, có bạn học trực tuyến, có bạn không, có bạn có nhiều trò vui và thể dục thể thao, có bạn không và tất cả các bạn hầu hết thời gian đều ở trong nhà, chính vì thế, ảnh hưởng về thể chất tinh thần đối với trẻ là không thể tránh khỏi.

"Bố mẹ và thầy cô hãy là người đồng hành để hỗ trợ con quay lại trường học bằng cách cùng con thiết lập lại giờ giấc, thói quen sinh hoạt,  nề nếp học tập, hành vi giao tiếp và hướng dẫn trẻ tự bảo vệ khỏi dịch bệnh"-bà Linh nói.

Theo Viện trưởng MSD, trên hết, bố mẹ và thầy cô nên nhớ rằng, các con cần lúc này là  đi học vui với sự khuyến khích, động viên, quan tâm, kiên nhẫn và tình yêu thương của cha mẹ thầy cô  thay vì những áp lực hay kỳ vọng.

ANH THƯ
TIN LIÊN QUAN

Cần hướng dẫn trẻ em sử dụng internet thông minh, an toàn

ANH THƯ |

Theo các chuyên gia, trẻ em phải đối mặt với nhiều nguy cơ, rủi ro trên môi trường mạng hơn như bị mất thông tin cá nhân, lừa đảo trên mạng, bị quấy rối hay bắt nạt trên mạng, bị vô tình kết bạn xấu...

Cùng con tăng cường hoạt động thể lực sau những ngày chống dịch

Lê Hương |

Sau thời gian ở nhà chống dịch, bố mẹ nên khuyến khích và cùng các con vui chơi, tham gia hoạt động thể lực sẽ giúp các bé năng động, tăng cường sức khỏe.

UNICEF cảnh báo về nguy cơ trẻ em bị xâm hại trên môi trường mạng

ANH THƯ |

Hơn 1,5 triệu trẻ em và thanh thiếu niên bị ảnh hưởng bởi việc trường học đóng cửa trên toàn thế giới. Hiện, nhiều học sinh học tập cũng như giao lưu nhiều hơn trên mạng.

Những trường hợp sử dụng lao động là trẻ em vị thanh niên bị phạt tiền

ANH THƯ |

Từ 15.4, Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, sẽ bắt đầu có hiệu lực. Người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền nếu xác định vi phạm sử dụng lao động là trẻ vị thành niên.

Cần hướng dẫn trẻ em sử dụng internet thông minh, an toàn

ANH THƯ |

Theo các chuyên gia, trẻ em phải đối mặt với nhiều nguy cơ, rủi ro trên môi trường mạng hơn như bị mất thông tin cá nhân, lừa đảo trên mạng, bị quấy rối hay bắt nạt trên mạng, bị vô tình kết bạn xấu...

Cùng con tăng cường hoạt động thể lực sau những ngày chống dịch

Lê Hương |

Sau thời gian ở nhà chống dịch, bố mẹ nên khuyến khích và cùng các con vui chơi, tham gia hoạt động thể lực sẽ giúp các bé năng động, tăng cường sức khỏe.

UNICEF cảnh báo về nguy cơ trẻ em bị xâm hại trên môi trường mạng

ANH THƯ |

Hơn 1,5 triệu trẻ em và thanh thiếu niên bị ảnh hưởng bởi việc trường học đóng cửa trên toàn thế giới. Hiện, nhiều học sinh học tập cũng như giao lưu nhiều hơn trên mạng.

Những trường hợp sử dụng lao động là trẻ em vị thanh niên bị phạt tiền

ANH THƯ |

Từ 15.4, Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, sẽ bắt đầu có hiệu lực. Người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền nếu xác định vi phạm sử dụng lao động là trẻ vị thành niên.