Vỏ bọc hạnh phúc

Lê Thị Ngọc Vi |

Đừng tưởng chỉ có đàn ông mới chán vợ, đàn bà bây giờ chán chồng đầy ra đấy, chẳng qua họ không nói ra thôi! Đó là kết luận hùng hồn của Nhã, cô bạn tôi quen trong một chuyến du lịch.

Lần đó, tôi được xếp ở chung phòng với Nhã trong một chuyến du lịch dài ngày nên cả hai nhanh chóng trở nên thân thiết. Phụ nữ đôi khi chỉ cần gần gũi nhiêu đó đã đủ để tỏ bày hết tâm tư. Nếu không có những buổi tối cả hai thủ thỉ trò chuyện đến nửa đêm, hẳn ấn tượng của tôi về Nhã cũng chẳng khác những người đi cùng tour chúng tôi lần ấy: đó là một phụ nữ đẹp, thành đạt, giàu có và hạnh phúc.

Nhã có chồng hơn mười năm, đã qua cái thời đầu bù tóc rối vì con mọn, cũng chẳng còn quá bon chen chuyện mưu sinh vì kinh tế đã ổn. Ở tuổi ba bảy, Nhã có trong tay hầu hết những thứ nhiều phụ nữ mơ ước: tài sản, địa vị, sự từng trải và nhan sắc của một người đàn bà đang độ chín muồi. Những tưởng bấy nhiêu đó đã đủ để Nhã hài lòng với cuộc sống quá đủ đầy, viên mãn. Nhưng Nhã bảo, cô đang cố duy trì cuộc sống vì con và cũng vì cái nghĩa với người chồng cô đã từng yêu thương. Thuở mới cưới, cuộc sống vô cùng khó khăn vì cả hai lấy nhau khi còn tay trắng. Là phụ nữ nhưng Nhã rất xốc vác, năng động, không nề hà việc gì, trái ngược hoàn toàn với ông chồng đã cục mịch còn ù lì, không có chí tiến thủ. Nhã bươn chải đủ việc trong ngoài, một tay sắm sửa mọi thứ, từ nhà cửa, xe cộ và một khoản tiết kiệm đủ dưỡng già đến những khoản cỏn con như học phí của con, chợ búa hàng ngày vì lương công chức của chồng chỉ đủ để anh tiêu vặt. Đã vậy, việc nhà lớn nhỏ gì cũng đến tay Nhã trong khi ông chồng cứ tà tà cưỡi ngựa xem hoa khiến Nhã từng nghĩ cô mới là người trụ cột trong nhà. Mua đất, Nhã chọn hướng, trả giá, lo giấy tờ này nọ. Xây nhà, Nhã chọn thầu, chọn thiết kế. Chẳng phải Nhã ôm đồm nhưng bao lần nhờ chồng, anh đều phiên phiến cho qua chứ chẳng tha thiết.

Đã không coi trọng công sức của vợ thì chớ, chồng Nhã lại hay xỏ xiên, mỉa mai vợ bon chen, thực dụng. Xung đột, quan điểm sống trái ngược đẩy họ dần xa nhau. Không ít lần, Nhã suýt ngã vào những vòng tay khác, những người biết nhận ra giá trị của Nhã, tôn vinh và ngưỡng mộ Nhã thay vì bài xích, chê bai.

Nhã không muốn ly hôn thậm chí sau nhiều mâu thuẫn gay gắt dù cô hoàn toàn có thể làm chủ cuộc sống của mình. Nhã không muốn việc ly hôn ảnh hưởng đến uy tín, lý lịch cũng như đường tiến thân của mình, của chồng nhưng quan trọng nhất là sợ ảnh hưởng đến các con cũng như gia đình mình. Nhã sợ ánh mắt nghi ngại của những phụ nữ khác, sợ sự dè chừng của những người đàn ông từng săn đón mình, sợ sự ngưỡng mộ dành cho Nhã rồi sẽ vơi dần vì không muốn gắn bó với một người đàn bà tự do sau ly hôn bằng những ràng buộc trách nhiệm. Thú vui duy nhất giúp Nhã khuây khỏa hiện giờ là du lịch. Nhã không tiếc tiền thoả mãn sở thích của mình. Buồn buồn Nhã lại rủ vài người bạn thân xách ba lô lên đường. Nhã không muốn bắt đầu lại bằng một cuộc hôn nhân khác, chưa kể đến chuyện “tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa” nhưng những hệ lụy hôn nhân đã khiến Nhã quá chán chường.

Không như đàn ông thường nghĩ đến bản thân, phụ nữ thì không thế. Họ chán ngán những thói hư tật xấu của chồng nhưng vẫn nghĩ đến con cái, cha mẹ, người thân hơn cả bản thân mình, thậm chí lo ảnh hưởng đến cả người chồng từng có với mình ít nhiều tình nghĩa, họ sợ sự bất hạnh của mình ảnh hưởng đến những người thân yêu dù người ta vẫn cho rằng họ cố níu giữ là vì quá luỵ gã đàn ông kia đến độ không nỡ rời xa (hay không dám từ bỏ?) Xã hội vẫn đánh giá phụ nữ như Nhã là yếu đuối, lệ thuộc tình cảm chứ tôi lại thấy họ mạnh mẽ với khả năng chịu đựng thật phi thường bởi sống với một người mình không (còn) yêu, không (còn) tôn trọng là điều không dễ!

Quả thực, không khó để nhận ra những kẻ thích sống ảo trên mạng nhưng không dễ nhận ra những ai đang sống ảo ngoài đời thực bởi chiếc vỏ bọc hôn nhân mà họ đang khoác lên mình đôi khi quá lấp lánh, hoàn hảo. Họ, những phụ nữ ấy thực ra đáng thương hơn đáng trách khi khoác lên mình chiếc áo đẹp đẽ ấy chẳng phải vì nó khiến họ lộng lẫy hơn mà là để những người họ yêu thương an lòng và ít tổn thương nhất.  

Lê Thị Ngọc Vi
TIN LIÊN QUAN

Hôn nhân thật - giả

MAI HẠNH |

Anh đi trước, trải qua những tháng năm lao động vất vả ở xứ người, dành dụm được tiền đủ mua căn hộ nhỏ, chờ ngày đón vợ sang đoàn tụ. Nỗi nhớ thương, sự xa cách khiến họ thêm mòn mỏi vì chờ đợi. Chỉ vì anh chưa đủ điều kiện để bảo lãnh vợ, phải có đủ số năm sinh sống tại nước sở tại, điều kiện tài chính và nhiều yêu cầu khác theo quy định...

Một lần... ung thư

DIÊN VỸ |

Nhận kết quả khám sức khoẻ tổng quát mà chị bần thần. Kết luận của bác sĩ nghi chị bị ung thư tử cung, hẹn chị tuần sau quay lại để làm thêm một số xét nghiệm. Về nhà, chị vừa nấu cơm vừa nghĩ ngợi, có buồn rầu, có hốt hoảng khi nghĩ nếu mình bị ung thư thật thì sao? Chẳng nhẽ mình chết ở tuổi 46 này, để lại con và chồng cho ai?

Khi ở bên kia con dốc cuộc đời

LÊ THỊ NGỌC VI |

Hôm nọ, hai vợ chồng có việc ra khỏi nhà mấy tiếng đồng hồ. Lúc về nhà, vừa mở cửa đã thấy khói mù mịt trong bếp. Thì ra, trước khi đi chồng chị có bắc nồi luộc vài quả trứng rồi quên tắt bếp. Cũng may, cái bếp hồng ngoại có chức năng tự ngắt điện khi nhiệt độ quá cao (mặc dù vậy, mấy quả trứng vẫn cháy đen) chứ nếu không, chưa biết hậu quả thế nào.

Mong muốn của đàn bà

MAI HẠNH |

Một lần bạn tôi cười, nửa đùa nửa thật: Tớ ước gì tuổi hưu nhanh đến để được nghỉ ngơi, sống thư thả một tí, không đầy rẫy áp lực như bây giờ. Và ước gì mình gặp được một người đàn ông yêu thương mình, ông chồng ấy “cho” mình mỗi tháng mấy triệu để đi chợ, trả tiền điện hàng tháng là hạnh phúc rồi.

Hôn nhân thật - giả

MAI HẠNH |

Anh đi trước, trải qua những tháng năm lao động vất vả ở xứ người, dành dụm được tiền đủ mua căn hộ nhỏ, chờ ngày đón vợ sang đoàn tụ. Nỗi nhớ thương, sự xa cách khiến họ thêm mòn mỏi vì chờ đợi. Chỉ vì anh chưa đủ điều kiện để bảo lãnh vợ, phải có đủ số năm sinh sống tại nước sở tại, điều kiện tài chính và nhiều yêu cầu khác theo quy định...

Một lần... ung thư

DIÊN VỸ |

Nhận kết quả khám sức khoẻ tổng quát mà chị bần thần. Kết luận của bác sĩ nghi chị bị ung thư tử cung, hẹn chị tuần sau quay lại để làm thêm một số xét nghiệm. Về nhà, chị vừa nấu cơm vừa nghĩ ngợi, có buồn rầu, có hốt hoảng khi nghĩ nếu mình bị ung thư thật thì sao? Chẳng nhẽ mình chết ở tuổi 46 này, để lại con và chồng cho ai?

Khi ở bên kia con dốc cuộc đời

LÊ THỊ NGỌC VI |

Hôm nọ, hai vợ chồng có việc ra khỏi nhà mấy tiếng đồng hồ. Lúc về nhà, vừa mở cửa đã thấy khói mù mịt trong bếp. Thì ra, trước khi đi chồng chị có bắc nồi luộc vài quả trứng rồi quên tắt bếp. Cũng may, cái bếp hồng ngoại có chức năng tự ngắt điện khi nhiệt độ quá cao (mặc dù vậy, mấy quả trứng vẫn cháy đen) chứ nếu không, chưa biết hậu quả thế nào.

Mong muốn của đàn bà

MAI HẠNH |

Một lần bạn tôi cười, nửa đùa nửa thật: Tớ ước gì tuổi hưu nhanh đến để được nghỉ ngơi, sống thư thả một tí, không đầy rẫy áp lực như bây giờ. Và ước gì mình gặp được một người đàn ông yêu thương mình, ông chồng ấy “cho” mình mỗi tháng mấy triệu để đi chợ, trả tiền điện hàng tháng là hạnh phúc rồi.