Bệnh giun kim – Chớ coi thường

Hà Lê |

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang tiếp nhận bệnh nhi 4 tuổi, trú tại TP.Tuyên Quang, đến khám với tình trạng đau bụng, ngứa hậu môn. Các bác sĩ soi phát hiện trong đại tràng của bệnh nhi có nhiều giun kim.

Bệnh giun kim là 1 bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, những thường thấy nhất là ở trẻ em. Giun kim sinh sôi và phát triển trong đại tràng và đẻ trứng tại hậu môn. Thức ăn của chúng là máu. Nhiễm giun kim là bệnh hay gặp nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh được.

Phương thức lây truyền bệnh giun kim:

- Qua đường ăn uống: Do dùng tay gãi hậu môn có chứa trứng giun kim sau đó cầm thức ăn hoặc mút tay ở trẻ nhỏ.

- Đường truyền nhiễm khác: Trứng giun kim sau khi sinh và phát triển thành ấu trùng giun kim tại nếp hậu môn thì ngược lên manh tràng phát triển thành giun trưởng thành.

Triệu chứng khi bị nhiễm giun

Triệu chứng điển hình nhất khi trẻ bị nhiễm giun là đau bụng giun. Ngoài ra, bố mẹ có thể nhận biết một số triệu chứng khi con bị nhiễm giun như sau:

- Ngứa quanh hậu môn, nhất là vào ban đêm đây là triệu chứng hay gặp của bệnh.

- Trẻ bị rối loạn tiêu hóa, có thể thấy giun ở hậu môn hoặc trong phân.

- Trẻ khó chịu, quấy khóc.

- Mắc bệnh kéo dài có thể gây thiếu máu.

Bác sĩ khuyến cáo:

- Hình thành cho trẻ thói quen rửa tay sạch bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn.

- Thực hiện ăn chín, uống sôi: Uống nước đun sôi để nguội, ăn rau đã nấu chín và gọt vỏ hoa quả trước khi ăn.

- Tẩy giun định kì cho trẻ từ 1 tuổi trở lên, sử dụng các loại thuốc có tác dụng với nhiều loại giun khác nhau.

Khi có các triệu chứng trên cần đi khám bệnh sớm tại các cơ sở y tế uy tín, có đầy đủ trang thiết bị y tế hiện đại để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng xảy ra.

Hà Lê
TIN LIÊN QUAN

Nội soi tá tràng gắp thành công đinh vít dài 5cm cho bệnh nhi 7 tuổi

Hà Lê |

Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang tiếp nhận bệnh nhi H.T. H, 7 tuổi, trú tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được chuyển tuyến đến từ Bệnh viện đa khoa huyện Sơn Dương nghi nuốt nhầm dị vật.

Bé 6 tuổi bị viêm màng não tăng bạch cầu ái toan do nhiễm giun đũa

Hà Lê |

Khoa Nhi - Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa điều trị thành công một trường hợp bệnh nhi Đ.G.B, 6 tuổi ở Đông Triều, Quảng Ninh mắc bệnh lý hiếm gặp.

Những lưu ý khi tẩy giun

Hà Lê |

Tình hình nhiễm giun ở nước ta trong những năm qua vẫn con cao, trong đó vùng trung du và miền núi phía bắc lên tới 65%. Tẩy giun định kỳ là việc cần thiết, đặc biệt với cho trẻ nhỏ.

Phát hiện giun lươn làm tổ ở đùi một bệnh nhân 73 tuổi

A.Nhàn |

Cụ ông 73 tuổi, ngụ tại tỉnh Long An, được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) trong tình trạng cơ thể suy nhược, thường xuyên sưng, đau đùi trái. Sau đó, bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị giun lươn làm tổ dẫn đến xuất hiện khối áp-xe tại đùi trái và màng phổi phải.

Nội soi tá tràng gắp thành công đinh vít dài 5cm cho bệnh nhi 7 tuổi

Hà Lê |

Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang tiếp nhận bệnh nhi H.T. H, 7 tuổi, trú tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang được chuyển tuyến đến từ Bệnh viện đa khoa huyện Sơn Dương nghi nuốt nhầm dị vật.

Bé 6 tuổi bị viêm màng não tăng bạch cầu ái toan do nhiễm giun đũa

Hà Lê |

Khoa Nhi - Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa điều trị thành công một trường hợp bệnh nhi Đ.G.B, 6 tuổi ở Đông Triều, Quảng Ninh mắc bệnh lý hiếm gặp.

Những lưu ý khi tẩy giun

Hà Lê |

Tình hình nhiễm giun ở nước ta trong những năm qua vẫn con cao, trong đó vùng trung du và miền núi phía bắc lên tới 65%. Tẩy giun định kỳ là việc cần thiết, đặc biệt với cho trẻ nhỏ.

Phát hiện giun lươn làm tổ ở đùi một bệnh nhân 73 tuổi

A.Nhàn |

Cụ ông 73 tuổi, ngụ tại tỉnh Long An, được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) trong tình trạng cơ thể suy nhược, thường xuyên sưng, đau đùi trái. Sau đó, bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị giun lươn làm tổ dẫn đến xuất hiện khối áp-xe tại đùi trái và màng phổi phải.