Bệnh sốt mò dễ chẩn đoán nhầm

Hà Lê |

Gần đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình đã điều trị một số bệnh nhân sốt mò, nhập viện khi đã ở giai đoạn muộn của bệnh với các biểu hiện sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, phải dùng thuốc vận mạch để nâng huyết áp, thở máy, lọc máu, thay huyết.

TS.BS Hoàng Công Tình - Trưởng Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình cho biết: Có trường hợp đã tử vong do không đáp ứng với điều trị. Có trường hợp sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng không tìm thấy nốt mò đốt, đã điều trị các kháng sinh phổ rộng phối hợp, lọc máu liên tục, thay huyết tương nhưng tình trạng sốt và suy đa tạng không cải thiện; khi được điều trị thử (điều trị mò) bằng kháng sinh đặc hiệu với sốt mò thì tình trạng sốt được kiểm soát, các tạng suy được hồi phục và bệnh nhân khỏi bệnh.

Hiện bệnh viện đang tiếp nhận và điều trị cùng lúc 2 bệnh nhân sốt mò, khi nhập viện đã ở giai đoạn muộn với biểu hiện sốt cao liên tục, rối loạn nước-điện giải, suy đa tạng (suy hô hấp do viêm phổi-tràn dịch màng phổi, suy gan cấp và tổn thương thận cấp). Sau khi được điều trị hỗ trợ các tạng suy và dùng kháng sinh đặc hiệu với sốt mò, bệnh nhân đã cắt sốt, các tạng suy được hồi phục.

Sốt mò do vi khuẩn Rickettsia orientalis (Orientia tsutsugamushi) gây nên, tỉ lệ tử vong cao nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị đặc hiệu. Bệnh có biểu hiện đa dạng, rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác, không có xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán. Sốt, đau đầu, đau mỏi khắp người, vết loét ngoài da do mò đốt (dấu hiệu đặc trưng của sốt mò), phát ban, sưng các hạch, tồn thương đa cơ quan (đặc biệt là phổi, tim, gan…) là dấu hiệu chủ yếu của bệnh.

Bệnh có thể gặp rải rác trong năm nhưng hay gặp chủ yếu về mùa mưa và nắng nóng. Mầm bệnh Rickettsia orientalis có ở trên ấu trùng mò và một số loài vật gặm nhấm, thú nhỏ (chủ yếu là ở chuột, chim, gà, chó), được truyền sang người qua vết đốt của ấu trùng mò (Leptotrombidium).

Bệnh không lây từ người sang người. Biểu hiện trên người khi bị sốt mò: Thời gian ủ bệnh 6-21 ngày (kể từ khi bị ấu trùng mò đốt).

Bệnh nhân thường sốt cao liên tục, kèm theo rét run, đau đầu, đau mỏi người. Vết loét ngoài da do mò đốt lúc đầu là nốt phỏng tiến triển thành hình bầu dục trên nền sẩn đỏ. Vết loét gặp trong khoảng 80% các trường hợp bệnh, thường ở vùng da mềm: nách, bẹn, ngực, cổ, bụng, vành tai hoặc một số ít có thể gặp vết loét ở lưng, mi mắt, rốn.

Điều trị sốt mò: Sốt mò nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kháng sinh đặc hiệu thì dễ dẫn đến suy đa tạng và tử vong. Kháng sinh điều trị sốt mò là những kháng sinh thế hệ cũ, giá thành thấp nhưng rất đặc hiệu với sốt mò. Vì sốt mò không có xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán xác định, biểu hiện của sốt mò rất giống với các bệnh lý nhiễm khuẩn khác nên dễ nhầm và bỏ sót bệnh, đặc biệt là các trường hợp không tìm được vết mò đốt và bệnh đã ở giai đoạn nặng khi đã có suy đa phủ tạng. Nhiều trường hợp không cắt nghĩa được nguyên nhân của tình trạng suy đa phủ tạng, khi đã sử dụng các loại kháng sinh thế hệ mới mà không kiểm soát được tình trạng nhiễm khuẩn thì dựa vào yếu tố dịch tễ, kinh nghiệm lâm sàng, thầy thuốc có thể điều trị thử (mò) theo phác đồ sốt mò. Nếu đúng là sốt mò thì tình trạng nhiễm khuẩn của bệnh nhân cải thiện rất nhanh chóng, đặc biệt là dấu hiệu sốt, sau đó là cải thiện các tạng bị suy.

Sốt mò (Rickettsia) là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, trung gian truyền bệnh sang người là ấu trùng mò (Leptotrombidium). Bệnh rất dễ chẩn đoán nhầm hoặc chẩn đoán muộn nên khi nhập viện, bệnh nhân thường bị suy đa tạng, điều trị tốn kém và tỉ lệ tử vong cao.

Hà Lê
TIN LIÊN QUAN

Gần 2 triệu người tử vong liên quan tới công việc mỗi năm

Hà Anh |

Gần 2 triệu người tử vong vì các nguyên nhân liên quan đến công việc mỗi năm, bao gồm cả các bệnh liên quan đến thời gian làm việc dài và ô nhiễm không khí, theo ước tính từ các cơ quan của Liên Hợp Quốc. 

Thương tâm một em bé 6 tháng tuổi tử vong do kẹt khe nệm

Tâm An |

Người bố tỉnh dậy không thấy con đâu, quay sang thấy con kẹt cả thân người trong khoảng hở giữa thành nệm và tường và sau đó tử vong.

Tử vong do COVID-19 khi đang chờ máy bay cất cánh

Yến Nhi (Insider) |

Thẩm phán Clay Jenkins của Quận Dallas, Mỹ, thông báo hôm 19.10, một phụ nữ đến từ Garland, Texas, đã tử vong hồi tháng 7 do nhiễm COVID-19 trong khi chờ đợi một chuyến bay ở Arizona cất cánh.

Sức khoẻ 24h: Nam thanh niên bị cây cổ thụ đè tử vong

Tâm An (T/H) |

Nam thanh niên bị cây cổ thụ đè trong chiều mưa lớn đã tử vong; Ăn hải sản không đúng cách có thể nguy hại sức khoẻ; Những yếu tố nguy cơ của ung thư cổ tử cung mà bạn cần nắm rõ,... là những tin tức sức khoẻ đáng chú ý trong 24h qua.

Gần 2 triệu người tử vong liên quan tới công việc mỗi năm

Hà Anh |

Gần 2 triệu người tử vong vì các nguyên nhân liên quan đến công việc mỗi năm, bao gồm cả các bệnh liên quan đến thời gian làm việc dài và ô nhiễm không khí, theo ước tính từ các cơ quan của Liên Hợp Quốc. 

Thương tâm một em bé 6 tháng tuổi tử vong do kẹt khe nệm

Tâm An |

Người bố tỉnh dậy không thấy con đâu, quay sang thấy con kẹt cả thân người trong khoảng hở giữa thành nệm và tường và sau đó tử vong.

Tử vong do COVID-19 khi đang chờ máy bay cất cánh

Yến Nhi (Insider) |

Thẩm phán Clay Jenkins của Quận Dallas, Mỹ, thông báo hôm 19.10, một phụ nữ đến từ Garland, Texas, đã tử vong hồi tháng 7 do nhiễm COVID-19 trong khi chờ đợi một chuyến bay ở Arizona cất cánh.

Sức khoẻ 24h: Nam thanh niên bị cây cổ thụ đè tử vong

Tâm An (T/H) |

Nam thanh niên bị cây cổ thụ đè trong chiều mưa lớn đã tử vong; Ăn hải sản không đúng cách có thể nguy hại sức khoẻ; Những yếu tố nguy cơ của ung thư cổ tử cung mà bạn cần nắm rõ,... là những tin tức sức khoẻ đáng chú ý trong 24h qua.