Bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng tăng cao: Làm sao để ứng phó?

Tâm An |

Số trường hợp bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng hàng tuần luôn thấp hơn khoảng 2/3 so với cùng kỳ năm 2019 trong 6 tháng đầu năm nay. Trong tuần đầu tháng 7, số người đến khám và nhập viện vì 2 bệnh này đều tăng, dự đoán mùa cao điểm của hai bệnh này đang có dấu hiệu quay trở lại TPHCM. 

Sốt xuất huyết: mùa dịch đến tương tự quy luật hàng năm

Bác sĩ Lê Hồng Nga – Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM thống kê, trong tuần đầu tháng 7, toàn thành phố tăng 59 ca sốt xuất huyết so với cùng kỳ.

Các phân tích từ hệ thống giám sát dịch tễ cho thấy, trong tuần cuối tháng 6, số phường/xã có trường hợp bệnh sốt xuất huyết là 114 thì sang tuần đầu của tháng 7 con số này là 144, tăng thêm 30 phường/xã trên địa bàn thành phố. Số bệnh nhân trung bình trong tuần đầu tháng 7 là gần 2 trường hợp cho mỗi phường/ xã.

"So sánh với diễn tiến nhiều năm liền, sự gia tăng số lượng bệnh nhân trong tuần đầu tháng 7 hoàn toàn tương tự với những năm trước và có thể tiếp tục tăng trong những tuần sắp tới và có thể đạt đỉnh dịch vào khoảng tháng 10 – tháng 11 năm nay" - bác sĩ Nga cho biết. 

Tay chân miệng: tăng nhanh sau nới lỏng các biện pháp hạn chế COVID-19

Phân tích tương tự đối với bệnh tay chân miệng, trong tuần cuối tháng 6, số phường/xã có ca tay chân miệng là 72 thì sang tuần đầu của tháng 7 con số này là 97, tăng 25 phường/xã. Số bệnh nhân trung bình là khoảng 1,5 trường hợp ở mỗi phường/xã trong tuần đầu tháng 7.

Theo diến tiến hàng năm, bệnh tay chân miệng tăng nhẹ vào khoảng tháng 4 và tăng mạnh hơn trong tháng 8, tháng 9.

Năm 2020, do đại dịch COVID - 19 trên toàn cầu, việc rửa tay cùng các biện pháp dự phòng không dùng thuốc đối với nhóm bệnh lây truyền trực tiếp như COVID-19, tay chân miệng, sởi, cúm, … đã góp phần làm giảm bệnh tay chân miệng trong tháng 3 năm nay.

"Khi bước sang trạng thái "bình thường mới", các trường học cùng nhiều hoạt động vui chơi giải trí mở cửa trở lại, nguy cơ gia tăng bệnh tay chân miệng là điều được dự báo trong những tuần sắp tới.

Tuy nhiên nếu cộng đồng vẫn tiếp tục duy trì các biện pháp dự phòng không dùng thuốc, đặc biệt là “rửa tay thường xuyên bằng xà phòng” thì chúng ta vẫn có thể kiểm soát được bệnh, không để lây lan thành dịch" - bác sĩ Nga phân tích. 

Không để các loại dịch bệnh liên tiếp xảy ra

Theo bác sĩ Nga, để kiểm soát tốt bệnh sốt xuất huyết, thành phố vẫn áp dụng giải pháp Kiểm soát điểm nguy cơ gây dịch. Giải pháp này được áp dụng sẽ phù hợp cho một thành phố đông dân, đa dạng về thành phần kinh tế - xã hội, nhiều mô hình sản xuất - kinh doanh.

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM đã hướng dẫn các Trung tâm Y tế và Trạm Y tế phân loại, quản lý các điểm nguy cơ. Thông qua ứng dụng thông minh, chỉ cần nhập dữ liệu của ca bệnh, điểm nguy cơ, ổ dịch lên phần mềm GIS thì tất cả các kế hoạch, biên bản xử lý ổ dịch, báo cáo thống kê được kết xuất từ phần mềm theo yêu cầu người sử dụng.

Ngoài ra, hoạt động kiểm soát bệnh truyền nhiễm trong trường học luôn được quan tâm. Trong tháng 5.2020, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM đã thực hiện giám sát hoạt động này ở tất cả các trường học, hướng dẫn các trường học khắc phục các hạn chế trong phòng chống bệnh truyền nhiễm trong môi trường học đường.

Trong tháng 7, các lớp tập huấn về Y tế trường học cho các trạm y tế phường xã, trong đó có nội dung kiểm soát bệnh truyền nhiễm trong trường học sẽ được tổ chức. Ngoài ra, ngành y tế thành phố đang tích cực  kiểm soát nguồn bệnh xâm nhập từ nước ngoài.

Tâm An
TIN LIÊN QUAN

Cứu sống bé gái 14 tuồi bị thoát vị nội hiếm gặp

Tâm An |

Một bé gái 14 tuổi bị thoát vị nội hiếm gặp vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng thành phố cứu sống. 

Cẩn thận với bệnh viêm tai

Tâm An |

Viêm tai bao gồm viêm tai ngoài và viêm tai giữa. Bệnh này làm cho người bệnh đau nhức, ngứa, chảy nước tai và nặng hơn còn dẫn tới giảm thính lực. 

Chăm sóc và phòng ngừa tổn thương tì đè ở người cao tuổi

Tâm An |

Người cao tuổi khi mắc các bệnh lý tai biến, liệt hoặc sau các phẫu thuật lớn như phẫu thuật gãy cổ xương đùi, đặt stent…thường phải nằm lâu, không được xoay trở nên dễ xuất hiện các vết loét tì đè. Tùy vào mức độ tổn thương cần có can thiệp điều trị và chăm sóc phù hợp.

Làm thế nào để cho trẻ ăn đúng cách và đầy đủ dinh dưỡng?

Tâm An |

Dinh dưỡng góp phần cải thể chất và trí năng cho trẻ, đồng thời giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Vậy làm thế nào để cho trẻ ăn đúng cách và khoa học, giúp cung cấp đầy đủ dinh dưỡng? 

Cứu sống bé gái 14 tuồi bị thoát vị nội hiếm gặp

Tâm An |

Một bé gái 14 tuổi bị thoát vị nội hiếm gặp vừa được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng thành phố cứu sống. 

Cẩn thận với bệnh viêm tai

Tâm An |

Viêm tai bao gồm viêm tai ngoài và viêm tai giữa. Bệnh này làm cho người bệnh đau nhức, ngứa, chảy nước tai và nặng hơn còn dẫn tới giảm thính lực. 

Chăm sóc và phòng ngừa tổn thương tì đè ở người cao tuổi

Tâm An |

Người cao tuổi khi mắc các bệnh lý tai biến, liệt hoặc sau các phẫu thuật lớn như phẫu thuật gãy cổ xương đùi, đặt stent…thường phải nằm lâu, không được xoay trở nên dễ xuất hiện các vết loét tì đè. Tùy vào mức độ tổn thương cần có can thiệp điều trị và chăm sóc phù hợp.

Làm thế nào để cho trẻ ăn đúng cách và đầy đủ dinh dưỡng?

Tâm An |

Dinh dưỡng góp phần cải thể chất và trí năng cho trẻ, đồng thời giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Vậy làm thế nào để cho trẻ ăn đúng cách và khoa học, giúp cung cấp đầy đủ dinh dưỡng?