Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân tăng nhanh ở người trẻ tuổi

Thanh Chân |

Hiện nay, suy giãn tĩnh mạch đang trở thành căn bệnh phổ biến, có xu hướng ngày càng gia tăng và trẻ hóa.

Suy giãn tĩnh mạch là một bệnh lý y khoa, là sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Bác sĩ Chuyên khoa II Hồ Khánh Đức - Trưởng khoa Phẫu thuật Tim - mạch máu Bệnh viện Bình dân TPHCM cho biết, nguyên nhân bệnh suy giãn tĩnh mạch tăng nhanh ở người trẻ tuổi là do đặc thù công việc “ngồi lâu, đứng lâu” và trình độ dân trí. Trình độ dân trí ở người trẻ tuổi ngày càng tăng lên, do đó giới trẻ nắm bắt được thông tin, quan tâm đến bệnh suy giãn tĩnh mạch và đến khám từ những giai đoạn đầu của bệnh này. Không những vậy, bệnh béo phì từ chế độ dinh dưỡng nhiều chất béo cũng là nguy cơ gia tăng bệnh suy giãn tĩnh mạch ở người trẻ.

Những triệu chứng ban đầu của bệnh suy giãn tĩnh mạch là xuất hiện tình trạng nặng chân, mỏi chân. Người bệnh bị dị cảm, cảm giác căng chân và châm chích bắp chân. Người bệnh thường cảm thấy nặng chân vào buổi chiều sau một ngày làm việc.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân có thể kiểm tra bằng mắt. Những mạch máu nổi dưới da như những tia máu, nổi lên ngoằn ngoèo như “giun”. Ở tình trạng nặng hơn, người bệnh sẽ thấy vùng da ở cẳng chân bị đổi màu và ngứa.  

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân có thể được điều trị hiệu quả nếu phát hiện ở giai đoạn sớm, chưa có biến chứng để đảm bảo chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu không được can thiệp kịp thời, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm: Lở loét da, huyết khối tĩnh mạch. Nguy hiểm nhất là khi cục máu đông chưa ổn định, từ thành mạch di chuyển về tim bên phải, từ đó, chạy lên phổi làm tắc động mạch phổi làm cho bệnh nhân tức ngực, ho ra máu, suy hô hấp và có thể dẫn đến tử vong.

Theo khuyến cáo của Bác sĩ Hồ Khánh Đức, để phòng tránh bệnh suy giãn tĩnh mạch, điều cần thiết là phải thay đổi lối sống, hạn chế ngồi lâu, đứng lâu. Về chế độ dinh dưỡng giảm chất béo, ăn nhiều rau quả, chất xơ, vitamin. Nên tập những bài thể dục về tĩnh mạch, chơi những môn thể thao như bơi lội, đạp xe, đi bộ, chạy bộ. Đối với những người có nguy cơ mắc bệnh nên mang vớ y khoa.

Điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân bằng phương pháp nội khoa: thay đổi lối sống, mang vớ y khoa, dùng thuốc. Ở diễn biến nặng, khi bệnh nhân thấy các tĩnh mạch nổi ngoằn ngoèo, siêu âm xuất hiện ứ đọng máu thì phải can thiệp bằng phương pháp ngoại khoa: can thiệp nội tĩnh mạch bằng cách dùng năng lượng nhiệt của tia laser, sóng cao tần để làm xơ hóa, tách tĩnh mạch bị giãn hoặc tiêm chất xơ để tách tĩnh mạch ở chân.

Thanh Chân
TIN LIÊN QUAN

Nhau cài răng lược: Bệnh lý đe dọa tính mạng mẹ và con

Kim Đồng |

Nhau cài răng lược là một bệnh lý nguy hiểm, có khả năng đe dọa tính mạng của cả mẹ và thai nhi nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời. Được biết, yếu tố nguy cơ của bệnh là trên các vết mổ lấy thai cũ, mổ nhiều lần thì nguy cơ càng cao và các trường hợp sinh nhiều hoặc có tiền căn nạo phá thai nhiều lần.

Những bệnh thoái hóa hệ thần kinh thường gặp

K'LIỆP |

Nhiều bệnh thoái hóa hệ thần kinh thường gặp ở người lớn tuổi và có đến 10% người bệnh khởi phát dưới tuổi 40, trong đó có bệnh Parkinson. Đối với bệnh này, người bệnh chậm cử động và đơ cứng, khó khăn trong các hoạt động hằng ngày, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bệnh Parkinson nếu không được chẩn đoán và điều trị phù hợp, sau 5 năm đến 7 năm người bệnh sẽ có nguy cơ bị tàn phế.

Phương pháp trao đổi khí giúp cứu sống bé gái hơn 2 tuổi

K.L |

Bác sĩ Chuyên khoa 2 Lê Vũ Phượng Thy - Trưởng khoa Hồi sức tích cực - chống độc, Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố cho biết, đơn vị vừa kịp thời cứu sống một bệnh nhi hơn 2 tuổi bị viêm phổi nặng, suyễn và suy hô hấp cấp dẫn đến nguy kịch, bằng phương pháp trao đổi khí không cần tim, phổi.

TPHCM: 6.573 ca mắc bệnh tay chân miệng chỉ trong 1 tháng

Hà Phương |

Tính riêng TP.Hồ Chí Minh, số trẻ mắc bệnh tay chân miệng trong tháng đầu của năm học 2019-2020 tăng gấp 2 lần so với tháng trước.

Nhau cài răng lược: Bệnh lý đe dọa tính mạng mẹ và con

Kim Đồng |

Nhau cài răng lược là một bệnh lý nguy hiểm, có khả năng đe dọa tính mạng của cả mẹ và thai nhi nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời. Được biết, yếu tố nguy cơ của bệnh là trên các vết mổ lấy thai cũ, mổ nhiều lần thì nguy cơ càng cao và các trường hợp sinh nhiều hoặc có tiền căn nạo phá thai nhiều lần.

Những bệnh thoái hóa hệ thần kinh thường gặp

K'LIỆP |

Nhiều bệnh thoái hóa hệ thần kinh thường gặp ở người lớn tuổi và có đến 10% người bệnh khởi phát dưới tuổi 40, trong đó có bệnh Parkinson. Đối với bệnh này, người bệnh chậm cử động và đơ cứng, khó khăn trong các hoạt động hằng ngày, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bệnh Parkinson nếu không được chẩn đoán và điều trị phù hợp, sau 5 năm đến 7 năm người bệnh sẽ có nguy cơ bị tàn phế.

Phương pháp trao đổi khí giúp cứu sống bé gái hơn 2 tuổi

K.L |

Bác sĩ Chuyên khoa 2 Lê Vũ Phượng Thy - Trưởng khoa Hồi sức tích cực - chống độc, Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố cho biết, đơn vị vừa kịp thời cứu sống một bệnh nhi hơn 2 tuổi bị viêm phổi nặng, suyễn và suy hô hấp cấp dẫn đến nguy kịch, bằng phương pháp trao đổi khí không cần tim, phổi.

TPHCM: 6.573 ca mắc bệnh tay chân miệng chỉ trong 1 tháng

Hà Phương |

Tính riêng TP.Hồ Chí Minh, số trẻ mắc bệnh tay chân miệng trong tháng đầu của năm học 2019-2020 tăng gấp 2 lần so với tháng trước.