Cách xử trí khi trẻ không may hóc dị vật dịp Tết

Kim Đồng |

Việc không may nuốt phải “dị vật” ở trẻ em khá sức phổ biến. Đáng chú ý trong dịp Tết, nhiều người lớn thường tất bật với việc tiếp khách, tiệc tùng nên ít để ý đến trẻ nhỏ ăn uống những gì, do vậy nguy cơ trẻ hóc dị vật rất lớn.  Điều đáng lo ngại là nếu trẻ nuốt dị vật mà người nhà không biết cách đối phó thì nguy cơ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe trẻ là khó tránh khỏi.

Nguy kịch do hóc hạt, hóc xương cá…

Dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, nhiều gia đình tổ chức các bữa tiệc tùng sum vầy, tiếp khách… , tại đây, thường thì không thể thiếu các trẻ nhỏ. Và trong lúc người lớn lo tiếp khách, tiệc tùng, ít để ý đến trẻ nhỏ thì nguy cơ trẻ hóc phải dị vật rất lớn.

Các bác sĩ điều trị cho trẻ hóc dị vật, ảnh: bệnh viện nhi đồng thành phố
Các bác sĩ điều trị cho trẻ hóc dị vật. Ảnh: Bệnh viện Nhi đồng thành phố

Bởi, trẻ ở giai đoạn đang lớn và phát triển, bắt đầu biết bò và biết cầm nắm. Theo đó, các trẻ thường dễ bị tai nạn hóc dị vật là hạt sapôchê, hạt mãng cầu, hạt trân châu, xương cá… và có nhiều trường hợp dẫn đến nguy kịch, thậm chí có ca tử vong do không kịp thời cấp cứu.

Mới đây, một bé trai ngụ tỉnh Long An đã bị ho sặc sụa, tím tái mặt mày, khó thở… do hóc dị vật.  Bé trai tên Đ.T.H. (5 tuổi, ngụ Đức Hoà, Long An), trong khi ăn sapôchê bị sặc ho liên tục, tím tái, được đưa đến cấp cứu bệnh viện (BV) địa phương đặt ống giúp thở, chuyển ngay đến BV Nhi Đồng TPHCM.

Các bác sĩ cho biết, nếu cấp cứu chậm trễ sẽ nguy hiểm đến tính mạng vì dị vật làm ngạt đường thở dễ dẫn đến tử vong. Tại BV Nhi Đồng TPHCM, kết quả chụp X-quang và CT ngực cho thấy, trong lòng phế quản thùy dưới phổi phải có một dị vật không rõ bản chất, kèm thương tổn viêm xẹp thùy giữa và thùy dưới phổi phải.

TS.BS. Trịnh Hồng Nhiên, Trưởng khoa Hô Hấp BV Nhi Đồng TPHCM cho biết, tiến hành nội soi phế quản bằng ống nội soi mềm ngay trong đêm, các bác sĩ BV phát hiện dị vật có màu đen, hình elip, kích thước khoảng 2cm, trông giống hạt sapôchê.

Các bác sĩ BV đã tiến hành gắp dị vật ra, do hạt sapoche to, sắc nhọn 2 đầu kẹt không qua được thanh môn buộc phải dùng kềm bóp vụn một phần hạt rồi gắp ra hết. Sau nội soi gắp dị vật, phổi bé thông khí tốt, viêm phổi cải thiện nhanh chóng, bé hết khó thở, bé đã khỏe.

Tương tự, BV này cũng vừa nội soi- Hồi sức kịp thời cứu sống bé trai L.T.C (3 tuổi, Long An) hóc hạt mãng cầu, tím tái, ngừng tim trước nhập viện, tắc nghẽn đường thở gây tràn khí màng phổi, sốc nặng nề...

Tại BV này, các bác sĩ (BS) ghi nhận cháu đã có ngưng tim, ngưng thở trước đó, tổng trạng xấu, da bông tím, tràn khí màng phổi nên nhanh chóng được thở máy thông số cao, chọc hút khí màng phổi, ổn định hô hấp, huyết động, dùng thuốc vận mạch và hội chẩn ekip nội soi khi nghi ngờ dị vật đường thở khai thác qua bệnh sử và bẫy khí phim Xquang.

Ê kíp BV đã gắp ra hạt màu đen cứng, hình elip tựa hạt mãng cầu. Sau nội soi gắp dị vật, tình trạng tràn khí màng phổi cải thiện rõ, áp lực phổi, thông số máy thở hỗ trợ giảm đáng ghi nhận, phổi nở bung tốt trên phim chụp kiểm tra, bé đáp ứng kháng sinh điều trị viêm phổi tốt.

Những lưu ý khi trẻ không may hóc dị vật

Nhiều dị vật rất nguy hiểm nếu trẻ nuốt phải, ảnh: bệnh viện nhi đồng thành phố
Nhiều dị vật rất nguy hiểm nếu trẻ nuốt phải Ảnh: Bệnh viện Nhi đồng thành phố

BS Lại Lê Hưng, Khoa Hô hấp 1 - Bệnh viện Nhi đồng 2 chia sẻ, trẻ hóc dị vật rất đa dạng, từ các loại hạt (hạt dưa, hạt bí, hạt đậu phộng, hạt hướng dương), thực phẩm mềm (rau câu, hạt trân châu...), các loại xương như xương cá, xương heo cho đến đồ chơi, vật dụng, đèn led, đầu bút, đinh ốc… Hóc dị vật là một tai nạn có thể nguy hiểm đến tính mạng và phải được xử trí cấp cứu.

BS Lại Lê Hưng cũng lưu ý, quý phụ huynh không nên cho trẻ dưới 4 tuổi ăn những thức ăn cứng hoặc tròn như: kẹo cứng, đậu phộng, nho, sơri, các loại hạt….. Trong đó, đậu phộng hay gặp nhất và kẹo cứng có thể gây tử vong.

Trẻ nhỏ nên được ngồi thẳng khi ăn, và tất cả các bữa ăn của trẻ phải được giám sát bởi người lớn. Trẻ nên được dạy cách nhai thức ăn kỹ, phụ huynh không nên cho trẻ đùa nghịch, cười đùa, khóc to, sợ hãi khi ăn, hay chơi các đồ chơi nhỏ, vì trẻ nhỏ hay ngậm, mút đồ chơi, khiến chúng dễ rơi vào đường thở.

Không được trao đồng xu và các vật nhỏ cho trẻ nhỏ. Không cho trẻ sử dụng miệng để giữ các đồ dùng học tập hoặc các vật nhỏ. Để các đồ chơi có bộ phận nhỏ, và đồ gia dụng nhỏ ngoài tầm với của trẻ nhỏ. Đặc biệt, ba mẹ, giáo viên, những người chăm sóc trẻ nên được tham gia các khóa học cơ bản về sơ cứu cho trẻ.

Cách sơ cứu trẻ bị hóc dị vật:

- Vỗ lưng: Người sơ cứu ngồi hoặc đứng, chân đưa ra phía trước. Đặt trẻ nằm sấp dọc theo mặt trước cẳng tay của người sơ cứu trong tư thế cổ ngửa, đầu thấp rồi vỗ 5 lần (lực vừa phải) vào lưng của trẻ ở vị trí giữa hai xương bả vai. Nếu dị vật chưa thoát ra thì lập tức dùng biện pháp ép ngực.

- Ép ngực: Lật trẻ nằm ngửa dọc theo cẳng tay trong tư thế cổ ngửa, đầu thấp, dùng 2 ngón trỏ và giữa của bàn tay kia ấn vào điểm giao nhau giữa xương ức và đường nối hai núm vú 5 lần (lực ấn vừa phải). Nên làm luân phiên 2 biện pháp vỗ lưng và ép ngực cho đến khi dị vật đường thở được tống ra ngoài.

Sau khi làm mọi thao tác như trên mà dị vật không bắn ra được thì cần khẩn trương đưa nạn nhân đến bệnh viện gần nhất để các bác sĩ tiến hành lấy dị vật, tránh các biến chứng nguy hiểm. Trường hợp trẻ không khó thở thì đưa ngay đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và có thể tiến hành soi gắp dị vật.

Đừng cố móc lấy vật lạ ra và dịch chuyển nó vì có nhiều khả năng dị vật rơi vào sâu hơn.

Nếu trẻ không may hóc phải dị vật thì thời gian vàng để cấp cứu trẻ rất ngắn. Trong tình trạng trẻ bị ngạt, chỉ cần 4 phút đã gây tổn thương thần kinh không hồi phục. Chính vì thời gian vàng để cấp cứu cho trẻ ngắn nên người lớn cần biết cấp cứu cho trẻ bị hóc dị vật tại nhà.

Ngoài ra, phụ huynh cần sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất sẽ kịp thời điều trị bệnh, tránh nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe trẻ.

Kim Đồng
TIN LIÊN QUAN

Phẫu thuật thành công khối u trong ruột non lớn bằng trái chanh

HÀ ANH CHIẾN |

Ngày 25.1, Bệnh viện quốc tế Hoàn Mỹ Đồng Nai cho biết, các bác sĩ tại bệnh viện này vừa phẫu thuật cắt thành công khối u ở ruột non cho một bệnh nhân lớn tuổi. Sau nhiều ngày được bác sĩ theo dõi, điều trị hiện  sức khỏe bệnh nhân này đã ổn định, da dẻ hồng hào, ăn uống bình thường và chuẩn bị được xuất viện.

Hiểm họa lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi

K.ĐỒNG |

Để tăng sức đề kháng, kích thích tăng trưởng cho vật nuôi, nhiều người chăn nuôi vì thiếu hiểu biết hoặc cố ý đã trộn lẫn kháng sinh vào chuỗi thức ăn. Đây là mối nguy hại của việc kháng thuốc cho cộng đồng vì không thực hiện đúng quy định chuyên môn khiến kháng sinh tồn dư trong thực phẩm, vương vãi trong môi trường…

Rước họa vì dùng bao cao su giả

Kim Đồng |

Việc không may sử dụng phải bao cao su giả, bao cao su có kiểu dáng “độc lạ” sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Theo đó, ngoài việc dẫn đến rủi ro trong việc tránh thai, phòng chống bệnh truyền nhiễm thì việc sử dụng các loại bao cao su trên gây ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể, nguy cơ xuất hiện các bệnh như trầy xước niêm mạc, tổn thương cổ tử cung, viêm loét, ngứa…

Nhiều trẻ nhập viện do bệnh sởi bùng phát

K'LIỆP |

Chỉ mới có nửa tháng 1.2019, khoa nội A Bệnh viện (BV) Nhiệt đới TPHCM đã quá tải do bệnh sởi, hiện không có giường cho bệnh nhân nằm, số bệnh gia tăng chưa thấy dấu hiệu dừng.

Phẫu thuật thành công khối u trong ruột non lớn bằng trái chanh

HÀ ANH CHIẾN |

Ngày 25.1, Bệnh viện quốc tế Hoàn Mỹ Đồng Nai cho biết, các bác sĩ tại bệnh viện này vừa phẫu thuật cắt thành công khối u ở ruột non cho một bệnh nhân lớn tuổi. Sau nhiều ngày được bác sĩ theo dõi, điều trị hiện  sức khỏe bệnh nhân này đã ổn định, da dẻ hồng hào, ăn uống bình thường và chuẩn bị được xuất viện.

Hiểm họa lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi

K.ĐỒNG |

Để tăng sức đề kháng, kích thích tăng trưởng cho vật nuôi, nhiều người chăn nuôi vì thiếu hiểu biết hoặc cố ý đã trộn lẫn kháng sinh vào chuỗi thức ăn. Đây là mối nguy hại của việc kháng thuốc cho cộng đồng vì không thực hiện đúng quy định chuyên môn khiến kháng sinh tồn dư trong thực phẩm, vương vãi trong môi trường…

Rước họa vì dùng bao cao su giả

Kim Đồng |

Việc không may sử dụng phải bao cao su giả, bao cao su có kiểu dáng “độc lạ” sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Theo đó, ngoài việc dẫn đến rủi ro trong việc tránh thai, phòng chống bệnh truyền nhiễm thì việc sử dụng các loại bao cao su trên gây ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể, nguy cơ xuất hiện các bệnh như trầy xước niêm mạc, tổn thương cổ tử cung, viêm loét, ngứa…

Nhiều trẻ nhập viện do bệnh sởi bùng phát

K'LIỆP |

Chỉ mới có nửa tháng 1.2019, khoa nội A Bệnh viện (BV) Nhiệt đới TPHCM đã quá tải do bệnh sởi, hiện không có giường cho bệnh nhân nằm, số bệnh gia tăng chưa thấy dấu hiệu dừng.