Cẩn trọng ngộ độc do rượu trôi nổi trên thị trường

Kim Đồng |

Thời điểm này, nhiều người thường sử dụng rượu bia để “chung vui” khi gia đình có tiệc tùng hay để tiếp khách. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều rượu giả (rượu methanol) sẽ tiềm ẩn nguy cơ bị ngộ độc rượu. Đáng nói, việc dùng giải pháp “dĩ độc trị độc” – uống bia để giải độc rượu là sai lầm.

Ngộ độc do uống rượu trôi nổi, rượu ngâm rễ cây

TS.BS Vũ Đình Thắng, Trưởng khoa hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Nhân dân 115 (TPHCM) cho biết, tại khoa tiếp nhận ca điển hình: bệnh nhân D.V.M (37 tuổi, ngụ quận 10, TPHCM) tử vong lúc 5 giờ sáng 1.2 do ngộ độc rượu.

Khuya 29.1, bệnh nhân nhập Cấp cứu trong tình trạng đau bụng, mệt, khó thở, lơ mơ. Bệnh nhân có pH máu hạ thấp và đe dọa sự sống; kèm tổn thương gan thận, mê sâu, đồng tử 2 bên giãn 4 mm. Kết quả chụp CT Scanner cho thấy bệnh nhân không bị tổn thương não, nghi ngờ bệnh nhân bị ngộ độc rượu - methanol, nồng độ methanol trong máu bệnh nhân sau 36 giờ uống là 54,1 mg/dl, trong khi nồng độ tử vong là 40 mg/dl. BV đã tiến hành điều trị thuốc vận mạch, lọc máu liên tục nhưng không cải thiện. Các BS cho biết, bệnh nhân trên được đưa đi cấp cứu quá trễ.

Trước đó, người nhà bệnh nhân này cho biết, nạn nhân uống rượu với bạn khoảng 3 tiếng vào trưa 28.1. Được biết, loại rượu trên được mua về sau đó pha vào bình rễ cây cũ, đây là rượu được bày bán trôi nổi.

Liên quan đến ngộ độc rượu, BS Khâu Minh Tuấn, Phó Trưởng khoa Cấp cứu tổng hợp BV Nhân Dân 115 cho biết, rượu hàng ngày mà nhiều người thường uống được lên men từ ngũ cốc là rượu ethanol. Trong khi đó, rượu giả là rượu methanol (loại rượu này nhẹ, dễ bay hơi, không màu và có mùi đặc trưng rất giống rượu ethanol). Tuy nhiên, methanol còn được gọi là rượu gỗ (lên men từ gỗ) vì được tạo ra bằng cách chiết xuất qua phân hủy gỗ. Rượu này được dùng làm dung môi hòa tan cho các sản phẩm công nghiệp và dân dụng như pha chế sơn…. Rượu này tuyệt đối không được sử dụng trong thực phẩm. Tuy nhiên, thực tế, một số người đã bất chấp lợi nhuận để pha methanol vào rượu ethanol để bán tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc cho người.

Dấu hiệu ngộ độc methanol

Theo các bác sĩ, sau khi uống methanol, các triệu chứng nhiễm độc thường xuất hiện trong vòng 30 phút nhưng có thể muộn hơn tùy vào lượng uống vào. Thường có 2 giai đoạn ngộ độc: Giai đoạn kín đáo (từ vài giờ đến 30 giờ đầu) và giai đoạn ngộ độc rõ tiếp theo sau.

Ở giai đoạn đầu, do triệu chứng lúc đầu thường kín đáo và nhẹ nên dễ bị bỏ qua.

Ở giai đoạn sau (giai đoạn nặng) thường gặp bao gồm:

Mắt: Lúc đầu bình thường. Sau đó nhìn mờ, nhìn đôi, cảm giác như có mây che trước mắt, sợ ánh sáng, đau mắt, giảm hoặc mất thị lực, ảo thị.

-Tiêu hóa: Đau bụng, nôn, tiêu chảy.

- Hô hấp: Thở nhanh, sâu rồi dần thở yếu, ngừng thở.

-Tim mạch: Giãn mạch, tụt huyết áp, suy tim.

-Có thể đau lưng, cứng gáy, cứng cơ, da lạnh, vã mồ hôi.

-Thần kinh: Giai đoạn đầu thường tỉnh táo nhưng rất đau đầu, chóng mặt. Sau đó có biểu hiện bồn chồn, hưng cảm rồi dần ngủ lịm, lẫn lộn, hôn mê, co giật.

“Khi phát hiện các triệu chứng ngộ độc như trên, nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí và điều trị…”, BS Khâu Minh Tuấn khuyến cáo.

Ngoài ra, vừa qua có thông tin, BS khoa Hồi sức chống độc bệnh viện Đa khoa Quảng Trị đã truyền 15 lon bia vào dạ dày bệnh nhân ngộ độc methanol và đã cứu sống.

Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết, đây chỉ là một bước trong quá trình cấp cứu. Quan trọng nhất vẫn là hồi sức và giữ được các dấu hiệu sinh tồn ổn định như hô hấp, tuần hoàn và chống toan chuyển hóa, lọc máu để loại trừ chất độc. Do đó, khuyến cáo không nên uống bia giải độc rượu vì có thể làm tăng tình trạng ngộ độc ethanol… gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Kim Đồng
TIN LIÊN QUAN

Bé gái đi chơi Tết bị tai nạn vì tàu lượn siêu tốc

HÀ ANH CHIẾN |

Ngày 8.2, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai đang theo dõi sát sao tình hình của  một bé gái (ngụ TP.Biên Hòa, Đồng Nai) bị tai nạn trong lúc chơi tàu lượn siêu tốc trong dịp Tết.

Nhặt pháo đốt nổ, 2 trẻ bị dập bàn tay

HÀ ANH CHIẾN |

Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho biết, bệnh viện (BV) mới cấp cứu 2 trẻ bị dập bàn tay trái do pháo nổ.

Trẻ uống nhiều nước ngọt có ga sẽ gây hại cho sức khỏe

K.Liệp |

Tết nguyên đán Kỷ Hợi 2019, học sinh được nghỉ học trong thời gian khá dài. Thời điểm này, nhiều gia đình thường xuyên tổ chức ăn uống, tiệc tùng nên việc uống nhiều nước ngọt là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, việc uống nhiều nước ngọt có ga sẽ gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là trẻ em.

Cách xử trí khi trẻ không may hóc dị vật dịp Tết

Kim Đồng |

Việc không may nuốt phải “dị vật” ở trẻ em khá sức phổ biến. Đáng chú ý trong dịp Tết, nhiều người lớn thường tất bật với việc tiếp khách, tiệc tùng nên ít để ý đến trẻ nhỏ ăn uống những gì, do vậy nguy cơ trẻ hóc dị vật rất lớn.  Điều đáng lo ngại là nếu trẻ nuốt dị vật mà người nhà không biết cách đối phó thì nguy cơ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe trẻ là khó tránh khỏi.

Bé gái đi chơi Tết bị tai nạn vì tàu lượn siêu tốc

HÀ ANH CHIẾN |

Ngày 8.2, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai đang theo dõi sát sao tình hình của  một bé gái (ngụ TP.Biên Hòa, Đồng Nai) bị tai nạn trong lúc chơi tàu lượn siêu tốc trong dịp Tết.

Nhặt pháo đốt nổ, 2 trẻ bị dập bàn tay

HÀ ANH CHIẾN |

Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho biết, bệnh viện (BV) mới cấp cứu 2 trẻ bị dập bàn tay trái do pháo nổ.

Trẻ uống nhiều nước ngọt có ga sẽ gây hại cho sức khỏe

K.Liệp |

Tết nguyên đán Kỷ Hợi 2019, học sinh được nghỉ học trong thời gian khá dài. Thời điểm này, nhiều gia đình thường xuyên tổ chức ăn uống, tiệc tùng nên việc uống nhiều nước ngọt là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, việc uống nhiều nước ngọt có ga sẽ gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là trẻ em.

Cách xử trí khi trẻ không may hóc dị vật dịp Tết

Kim Đồng |

Việc không may nuốt phải “dị vật” ở trẻ em khá sức phổ biến. Đáng chú ý trong dịp Tết, nhiều người lớn thường tất bật với việc tiếp khách, tiệc tùng nên ít để ý đến trẻ nhỏ ăn uống những gì, do vậy nguy cơ trẻ hóc dị vật rất lớn.  Điều đáng lo ngại là nếu trẻ nuốt dị vật mà người nhà không biết cách đối phó thì nguy cơ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe trẻ là khó tránh khỏi.