Cảnh báo gia tăng bệnh sốt xuất huyết, nhiều ca chuyển biến nặng

Kim Đồng |

Mặc dù chưa vào cao điểm, nhưng bệnh sốt xuất huyết đã xuất hiện sớm và có nhiều ca mắc bệnh trở nặng. Thậm chí, có trường hợp tử vong do mắc bệnh sốt xuất huyết (SXH) tại một bệnh viện (BV) trên địa bàn TP.HCM.

Nhiều ca mắc bệnh SXH chuyển biến nặng

BS Vũ Đức Diễn - Trưởng khoa Kiểm soát dịch bệnh Trung tâm Y tế dự phòng (TTYTDP) quận 12, TP.HCM - cho biết: “Hiện nay TP.HCM và các tỉnh lân cận đang bước vào mùa mưa. Thời điểm này, các bệnh truyền nhiễm đang bắt đầu xuất hiện, trong đó, có bệnh SXH - bệnh phát triển do thời tiết mưa, ẩm thuận lợi cho muỗi phát sinh, đặc biệt là loài muỗi vằn truyền bệnh sốt xuất huyết ở người”. Tại địa bàn Quận 12, TP.HCM, công tác tuyên truyền, phòng chống dịch bệnh được triển khai tích cực. Đến thời điểm này, quận đã có người mắc bệnh SXH.

Tại BV Bệnh Nhiệt Đới (TP.HCM) là BV chuyên điều trị các bệnh lây nhiễm ở phía Nam, những ngày gần đây, số ca nhập viện do SXH đang có khuynh hướng tăng dần. Theo số liệu thống kê mới nhất từ Phòng kế hoạch tổng hợp của BV này cho thấy, so với cùng kỳ năm ngoái, số ca bệnh nhân nhập viện điều trị bệnh do SXH tăng gần gấp đôi. Đáng lo ngại, từ đầu năm 2019 đến nay, tại BV Bệnh Nhiệt Đới TP.HCM đã ghi nhận một ca tử vong, một số ca mắc bệnh nặng đã xin về. Một bác sĩ BV này cho biết, có hai ca mắc bệnh nặng và gia đình xin về vào thời điểm trong tháng 6 là một bé trai (14 tuổi, ngụ huyện Hóc Môn, TP.HCM) và một nam thanh niên (26 tuổi, ngụ Bình Phước). Ngoài ra, các khoa, phòng của BV đã và đang bố trí thêm nhiều giường để tiếp nhận bệnh nhân.

Theo ghi nhận của chúng tôi, tại Khoa nhiễm D điều trị SXH cho người lớn, BV Bệnh Nhiệt Đới TP.HCM đã bố trí thêm 30 giường, tuy nhiên cũng còn một số trường hợp bệnh nhân phải nằm hành lang do không còn chỗ nằm trong phòng điều trị. Được biết, cũng tại Khoa nhiễm D, trong tháng 5 vừa qua, trung bình mỗi ngày khoa tiếp nhận điều trị 20 đến 25 ca mắc bệnh SXH. Tuy nhiên, từ đầu tháng 6 trở đi, số ca mắc SXH bắt đầu gia tăng nhanh, mỗi ngày có 50 đến 70 ca bệnh. Tính toàn BV nếu từ ngày 1 đến 28.6.2018 (ghi nhận 403 ca SXH) thì từ ngày 1 đến 28.6.2019 (số ca SXH được ghi nhận lên đến 798 ca, tăng 395 ca). Hiện tại, toàn BV đang quản lý 151 bệnh nhân bị SXH (trong đó có 25 ca trẻ em, 10 ca nặng, bao gồm cả người lớn và trẻ em phải nằm phòng hồi sức tích cực, thở máy…). Anh Nguyễn Văn An (27 tuổi, ngụ huyện Bù Đốp, Bình Phước) đang nằm điều trị tại Khoa nhiễm D được hơn 5 ngày, chia sẻ, trước khi nhập viện, anh cảm thấy sốt, nhức đầu, mệt mỏi toàn thân nhưng uống thuốc hạ sốt không đỡ. Sau đó anh nghi ngờ bị mắc bệnh SXH từ hàng xóm nên nhập BV Bệnh nhiệt đới để điều trị.

Theo nhận định của các bác sĩ BV Bệnh Nhiệt Đới TPHCM, khuynh hướng bệnh SXH năm nay đến sớm hơn một tháng so với cùng kỳ năm ngoái. 

Tăng cường nhiều biện pháp phòng chống bệnh dịch SXH

Tương tự tại BV Nhi đồng 1, TP.HCM, được biết, mỗi ngày điều trị nội trú cho 50 đến 60 bệnh nhi, trong đó có một số trường hợp trẻ gặp biến chứng sốc do SXH gây ra. Về mối nguy hiểm của bệnh SXH, ThS.BS Nguyễn Minh Tuấn (Trưởng khoa SXH BV Nhi Đồng 1 TP.HCM) - cho biết: “SXH có thể xảy ra nhiều người từ trẻ em đến người già, triệu chứng ban đầu của bệnh SXH dễ bị nhầm lẫn với các bệnh sốt siêu vi, viêm họng, tay chân miệng. Mới đầu bệnh SXH khó xác định, nhưng từ ngày 3 đến ngày 6 thì dễ chẩn đoán vì đã có dấu hiệu SXH. SXH không diễn tiến từ sốt nhẹ rồi mới chuyển lên sốt cao, mà ngay khi sốt đã rất cao (39 độ), khi bị SXH sẽ cảm thấy mệt mỏi khắp người, lừ đừ, biếng ăn...”. Ngoài ra, BS Tuấn khuyến cáo, các phụ huynh cần theo dõi trẻ, khi có các dấu hiệu trở nặng: Chảy máu chân răng, đi tiêu ra máu, người lừ đừ thì lập tức đưa trẻ tới BV gần nhất để có hướng điều trị kịp thời.

Theo thông tin từ TTYTDP TP.HCM, trong tháng 5 vừa qua, toàn TP có 1.649 ca bệnh sốt xuất huyết được báo cáo (gồm 977 nội trú và 672 ngoại trú), giảm 15% so với tháng trước. Như vậy trong 5 tháng đầu năm 2019, TP có 22.417 ca bệnh được báo cáo, trong đó có 3 ca tử vong. Số ca bệnh hàng tuần giảm theo mùa, đối chiếu với quy luật hàng năm thì tháng 5 là giai đoạn thấp điểm của bệnh sốt xuất huyết tại thành phố. Bước qua tháng 6 cũng là lúc mùa mưa bắt đầu, dự báo số ca bệnh hàng tuần có thể sẽ tăng lên trong vài tuần tới.

Cũng theo TTYTDP, để chủ động kiểm soát ca bệnh SXH ngay từ đầu mùa dịch, Sở Y tế TP.HCM đã phối hợp với Ủy ban nhân dân quận 6 đã tổ chức Phát động chiến dịch hưởng ứng ngày  ASEAN phòng chống SXH năm 2019 cấp TP. Ủy ban nhân dân các quận huyện cũng đã tổ chức phát động chiến dịch mỗi quận huyện. Chiến dịch Hưởng ứng ngày ASEAN phòng chống SXH năm nay tại TP.HCM kéo dài từ giữa tháng 5 đến hết tháng 6 với các hoạt động như đẩy mạnh truyền thông diệt lăng quăng trong mỗi nhà dân, kiểm tra giám sát điểm nguy cơ, xử lý triệt để một số điểm nóng trên địa bàn quận huyện,…

Kim Đồng
TIN LIÊN QUAN

Nguy cơ hủy hoại da do tự ý điều trị bằng thuốc bôi trôi nổi

KIM Đồng |

Việc tiếp xúc thường xuyên với nắng nóng gay gắt sẽ dẫn đến những vấn đề về rối loạn tăng sắc tố da như nám da, đốm nâu, tàn nhang, hay lão hóa da tiến triển nhanh vì không biết cách bảo vệ da. Thậm chí, việc tự ý làm đẹp da bằng thuốc bôi trôi nổi, điều trị lột da, lăn kim, tiêm chất làm đầy… tại cơ sở không đảm bảo chuyên môn có thể dẫn đến những biến chứng khó lường, nguy hiểm tính mạng và gây tổn hại da vĩnh viễn.

Ứng dụng kỹ thuật bơm xi măng sinh học trị chấn thương cột sống

K.Đồng |

Đến bệnh viện thăm khám do đau nhức vùng thắt lưng sau khi trượt té lúc đi vệ sinh, một bệnh nhận được chẩn đoán bị gãy xẹp một đốt sống. Để điều trị cho bệnh nhân này, các bác sĩ đã thực hiện ca phẫu thuật sử dụng kỹ thuật mới - bơm xi măng sinh học vào thân sống qua cuống.

Sau vết bỏng hàn xì, bệnh nhân bị ung thư dương vật

H.A.C |

Mới đây, Bệnh viện Shingmark (TP Biên Hòa, Đồng Nai) đã điều trị cho anh V.T.L. (36 tuổi, ngụ TP Biên Hòa) bị ung thư dương vật do vết bỏng hàn xì lâu ngày gây ra.

Nát bàn tay khi vừa sử dụng vừa sạc điện thoại

H.A.C |

BVĐK Thống Nhất Đồng Nai cho hay vừa tiếp nhận bệnh nhân bị nát bàn tay lúc sử dụng điện thoại khi đang sạc pin.

Nguy cơ hủy hoại da do tự ý điều trị bằng thuốc bôi trôi nổi

KIM Đồng |

Việc tiếp xúc thường xuyên với nắng nóng gay gắt sẽ dẫn đến những vấn đề về rối loạn tăng sắc tố da như nám da, đốm nâu, tàn nhang, hay lão hóa da tiến triển nhanh vì không biết cách bảo vệ da. Thậm chí, việc tự ý làm đẹp da bằng thuốc bôi trôi nổi, điều trị lột da, lăn kim, tiêm chất làm đầy… tại cơ sở không đảm bảo chuyên môn có thể dẫn đến những biến chứng khó lường, nguy hiểm tính mạng và gây tổn hại da vĩnh viễn.

Ứng dụng kỹ thuật bơm xi măng sinh học trị chấn thương cột sống

K.Đồng |

Đến bệnh viện thăm khám do đau nhức vùng thắt lưng sau khi trượt té lúc đi vệ sinh, một bệnh nhận được chẩn đoán bị gãy xẹp một đốt sống. Để điều trị cho bệnh nhân này, các bác sĩ đã thực hiện ca phẫu thuật sử dụng kỹ thuật mới - bơm xi măng sinh học vào thân sống qua cuống.

Sau vết bỏng hàn xì, bệnh nhân bị ung thư dương vật

H.A.C |

Mới đây, Bệnh viện Shingmark (TP Biên Hòa, Đồng Nai) đã điều trị cho anh V.T.L. (36 tuổi, ngụ TP Biên Hòa) bị ung thư dương vật do vết bỏng hàn xì lâu ngày gây ra.

Nát bàn tay khi vừa sử dụng vừa sạc điện thoại

H.A.C |

BVĐK Thống Nhất Đồng Nai cho hay vừa tiếp nhận bệnh nhân bị nát bàn tay lúc sử dụng điện thoại khi đang sạc pin.