Cảnh giác với đột quỵ não sau phẫu thuật

Hà Lê |

Đột quỵ não trong và ngay sau phẫu thuật là đột quỵ xảy ra trong vòng 30 ngày sau phẫu thuật. Mặc dù tỉ lệ bị đột quỵ sau phẫu thuật được ghi nhận khá thấp, nhất là sau các phẫu thuật không liên quan đến tim và thần kinh (chỉ chiếm 0,1 -0,8%). Tuy nhiên, đây là một biến chứng nặng nề có thể gây tàn phế, thậm chí tử vong.

Theo bác sĩ Thạch Thị Ngọc Khanh - Trung tâm Đột quỵ não (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108), tỉ lệ tử vong trong 30 ngày của đột quỵ não sau phẫu thuật đối với những phẫu thuật không phải tim mạch và thần kinh cao hơn 46% so với các bệnh nhân khác và 87% đối với các bệnh nhân có tiền sử đột quỵ trước đó.

Đột quỵ não sau phẫu thuật bao gồm cả nhồi máu não và chảy máu não nhưng gặp nhiều hơn ở nhồi máu não. Thông thường có 2 nhóm yếu tố dẫn đến nguy cơ đột quỵ não sau phẫu thuật đó là:

Yếu tố liên quan đến bệnh nhân: Tuổi cao; có các bệnh lý tim mạch đi kèm như tăng huyết áp, rung nhĩ, bệnh lý van tim. Tiền sử đột quỵ não trước đó, cơn thiếu máu não thoáng qua, bệnh thận (suy thận cấp, lọc máu chu kỳ); đái tháo đường; bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; hẹp động mạch cảnh; nghiện thuốc lá; điều trị thuốc chẹn beta không đặc hiệu.

Yếu tố liên quan đến phẫu thuật: Có thể kể đến một số các phẫu thuật có nguy cơ cao bị đột quỵ não như các phẫu thuật tim, phẫu thuật thần kinh, phẫu thuật bóc nội mạc động mạch cảnh, các phẫu thuật mạch máu lớn, các phẫu thuật lớn trong ổ bụng, phẫu thuật cắt phổi, phẫu thuật ghép tạng, phẫu thuật tạo hình khớp, phẫu thuật vai tư thế ghế ngồi bãi biển, các phẫu thuật vùng đầu và cổ.

Xác định những tổn thương thần kinh sau phẫu thuật thường khó khăn do thuốc gây mê tồn dư, tác dụng của các thuốc giảm đau khác... Đánh giá về vận động và sức cơ thường khó khăn do đau sau phẫu thuật.

Cũng giống với những bệnh nhân đột quỵ não khác, tất cả các bệnh nhân đột quỵ não cấp sau phẫu thuật cũng được kiểm soát đường thở, huyết áp, đường máu, dịch truyền, nhiệt độ. Đối với những bệnh nhân nhồi máu não cấp nên được điều trị tái tưới máu càng sớm cáng tốt.

Tuy nhiên, điều trị tiêu sợi huyết có chống chỉ định tuyệt đối hoặc tương đối cho hầu hết các bệnh nhân sau phẫu thuật. Tái thông mạch bằng dụng cụ cơ học được lựa chọn cho các bệnh nhân nhồi máu não cấp có tắc các nhánh lớn. Điều trị tái tưới máu bằng dụng cụ cơ học đòi hỏi phải được đánh giá về mặt thần kinh, hình ảnh học xác định động mạch bị tắc và vùng não có thể cứu được.

Hà Lê
TIN LIÊN QUAN

Đột quỵ: Người trẻ nên nắm nguyên nhân, biện pháp phòng ngừa sớm

LÂM ANH |

Nhóm bệnh nhân đột quỵ đang dần “trẻ hóa”, nhiều trường hợp đột quỵ ở độ tuổi 30-40 tuổi, thậm chí là 18-20 tuổi vẫn bị đột quỵ.

Châm cứu phục hồi vận động sau đột quỵ não

Anh Nhàn |

Đột quỵ là một vấn đề sức khoẻ ngày càng gia tăng ở các nước đang phát triển. Những người sống sót sau đột quỵ bị hạn chế vận động cũng như tham gia các hoạt động xã hội. Do đó, việc phục hồi vận động cho người bệnh sau đột quỵ là ưu tiên hàng đầu và được khuyến cáo nên kết hợp giữa biện pháp dùng thuốc và biện pháp không dùng thuốc.

Nỗ lực chạy đua với thời gian cứu sống bệnh nhân đột quỵ

Anh Nhàn |

"Đội đột quỵ" thuộc Khoa Nội Thần kinh, bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TPHCM) phải phối hợp nhịp nhàng, chạy đua với thời gian để kịp thời cứu sống bệnh nhân đột quỵ.

Đột quỵ: Người trẻ nên nắm nguyên nhân, biện pháp phòng ngừa sớm

LÂM ANH |

Nhóm bệnh nhân đột quỵ đang dần “trẻ hóa”, nhiều trường hợp đột quỵ ở độ tuổi 30-40 tuổi, thậm chí là 18-20 tuổi vẫn bị đột quỵ.

Châm cứu phục hồi vận động sau đột quỵ não

Anh Nhàn |

Đột quỵ là một vấn đề sức khoẻ ngày càng gia tăng ở các nước đang phát triển. Những người sống sót sau đột quỵ bị hạn chế vận động cũng như tham gia các hoạt động xã hội. Do đó, việc phục hồi vận động cho người bệnh sau đột quỵ là ưu tiên hàng đầu và được khuyến cáo nên kết hợp giữa biện pháp dùng thuốc và biện pháp không dùng thuốc.

Nỗ lực chạy đua với thời gian cứu sống bệnh nhân đột quỵ

Anh Nhàn |

"Đội đột quỵ" thuộc Khoa Nội Thần kinh, bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TPHCM) phải phối hợp nhịp nhàng, chạy đua với thời gian để kịp thời cứu sống bệnh nhân đột quỵ.