Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn lưu hành

Thanh Chân |

Đại dịch COVID-19 đã và đang gây ra nhiều vấn đề trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Việc này đòi hỏi người chăm sóc cần lưu ý để nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ sức khỏe người cao tuổi, nhất là các đối tượng mắc nhiều bệnh nền.

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 còn lưu hành, người cao tuổi và có bệnh nền là nhóm nguy cơ cao cần bảo vệ. Thực tế ghi nhận dịch COVID-19 đã gây ra nhiều vấn đề trong chăm sóc sức khỏe ở người cao tuổi.

Những yếu tố ảnh hưởng đến người cao tuổi do tác động của đại dịch COVID-19

ThS.BS Trịnh Thị Bích Hà – Phó trưởng Khoa Lão – Chăm sóc giảm nhẹ Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho biết, trong giai đoạn này, nhiều hậu quả của dịch COVID-19 để lại trên nhiều lĩnh vực. Trong đó, chăm sóc sức khỏe ở người cao tuổi phát sinh một số vấn đề cần được quan tâm.

Nghiên cứu gần đây tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho thấy, người cao tuổi có 3 bệnh nền trở lên có nguy cơ nhập viện khi mặc COVID-19 gấp 5 lần so với người không mắc bệnh, độ tuổi càng cao thì tỉ lệ nhập viện và tử vong càng lớn. Bên cạnh đó, một số thuốc điều trị COVID-19 như dexamethasone, thuốc kháng virus, thuốc ức chế miễn dịch, thở oxy dòng cao,… có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh mạn tính trên người bệnh cao tuổi.

Sau khi nhiễm COVID-19, người cao tuổi có thể bị tổn thương cơ quan dẫn đến bệnh thận mạn, xơ phổi do thở oxy, suy tim,… các biến chứng do bệnh nền hoặc hội chứng hậu COVID-19 kéo dài. Đặc biệt, người cao tuổi dễ bị rối loạn giấc ngủ, trầm cảm và lo âu do những di chứng tâm lí khi vào khu cách ly, điều trị thở máy hoặc mất người thân, thiếu người chăm sóc.

Lưu ý trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi hiện nay

Theo ThS.BS Bích Hà, bên cạnh tiếp tục các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm dịch bệnh, người cao tuổi mắc các bệnh mạn tính cần tuân thủ điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, không được ngưng thuốc đột ngột và phải tái khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe. Người bệnh và người nhà cần hiểu biết rõ về các bệnh lý người bệnh mắc phải, các dấu hiệu bệnh trở nặng cũng như trường hợp cần phải đến khám và nhập viện.

Đồng thời, việc động viên, hỗ trợ tâm lý cùng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt tại nhà cũng cần được quan tâm đúng mực để hỗ trợ tốt nhất cho người bệnh cao tuổi, giúp người bệnh phối hợp tốt trong điều trị cũng như chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe của bản thân. 

Trước số lượng người bệnh COVID-19 có xu hướng tăng trở lại, người cao tuổi và người thân không nên lơ là các biện pháp phòng chống dịch. Trong đó, tiêm vaccine ngừa COVID-19 theo đủ số lượng khuyến cáo; đeo khẩu trang đúng cách khi ra khỏi nhà; rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng, hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh;...

Thanh Chân
TIN LIÊN QUAN

Viêm đường hô hấp trên ở thời điểm giao mùa

Hạ Mây |

Mặc dù bệnh về đường hô hấp xuất hiện rất phổ biến ở mọi lứa tuổi, nhất là thời điểm giao mùa, dễ phát hiện nhưng nó lại chứa nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được theo dõi sát tình trạng diễn tiến của bệnh. Thạc sĩ, bác sĩ Chuyên khoa 1, Nguyễn Vũ Hoài Chi – Khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Quân y 175 có những tư vấn liên quan đến bệnh này.

Vaccine AstraZeneca ước tính ngăn ngừa 232.766 ca tử vong do COVID-19 ở VN

T.TH |

Với tổng số hơn 72 triệu liều đã được cung ứng tới Việt Nam, vaccine AstraZeneca là một trong những loại vaccine COVID-19 được sử dụng nhiều nhất trong nước và cũng là vaccine COVID-19 đầu tiên được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng khẩn cấp để hỗ trợ chiến dịch tiêm chủng quốc gia, ứng phó với đại dịch. 

Nhịp sống 24h: Kết luận về các bệnh nhân hoại tử xương sau mắc COVID-19

Thanh Ngọc (T/H) |

Nhịp sống 24h: Kết luận về các bệnh nhân hoại tử xương sau mắc COVID-19; Doanh nghiệp du lịch "đắt sô" mùa cao điểm hè 2022; Phân luồng 2 chiều phố Quang Trung: Loạt phương tiện lấn làn, đi lộn xộn

Phương pháp tăng cường miễn dịch tránh di chứng hậu COVID-19

An Nhiên |

COVID-19 là căn bệnh nguy hiểm có thể gây tử vong và dù khỏi bệnh thì các F0 vẫn phải đối mặt với những di chứng hậu COVID-19. Nếu không có cách chăm sóc đúng cách, người bệnh có thể để lại những ảnh hưởng đến sức khỏe với những hậu quả khôn lường.

Viêm đường hô hấp trên ở thời điểm giao mùa

Hạ Mây |

Mặc dù bệnh về đường hô hấp xuất hiện rất phổ biến ở mọi lứa tuổi, nhất là thời điểm giao mùa, dễ phát hiện nhưng nó lại chứa nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được theo dõi sát tình trạng diễn tiến của bệnh. Thạc sĩ, bác sĩ Chuyên khoa 1, Nguyễn Vũ Hoài Chi – Khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Quân y 175 có những tư vấn liên quan đến bệnh này.

Vaccine AstraZeneca ước tính ngăn ngừa 232.766 ca tử vong do COVID-19 ở VN

T.TH |

Với tổng số hơn 72 triệu liều đã được cung ứng tới Việt Nam, vaccine AstraZeneca là một trong những loại vaccine COVID-19 được sử dụng nhiều nhất trong nước và cũng là vaccine COVID-19 đầu tiên được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng khẩn cấp để hỗ trợ chiến dịch tiêm chủng quốc gia, ứng phó với đại dịch. 

Nhịp sống 24h: Kết luận về các bệnh nhân hoại tử xương sau mắc COVID-19

Thanh Ngọc (T/H) |

Nhịp sống 24h: Kết luận về các bệnh nhân hoại tử xương sau mắc COVID-19; Doanh nghiệp du lịch "đắt sô" mùa cao điểm hè 2022; Phân luồng 2 chiều phố Quang Trung: Loạt phương tiện lấn làn, đi lộn xộn

Phương pháp tăng cường miễn dịch tránh di chứng hậu COVID-19

An Nhiên |

COVID-19 là căn bệnh nguy hiểm có thể gây tử vong và dù khỏi bệnh thì các F0 vẫn phải đối mặt với những di chứng hậu COVID-19. Nếu không có cách chăm sóc đúng cách, người bệnh có thể để lại những ảnh hưởng đến sức khỏe với những hậu quả khôn lường.