Chất lượng không khí văn phòng ảnh hưởng đến chức năng nhận thức

Hà Anh |

Nghiên cứu mới của các nhà khoa học tại Harvard nhận thấy chất lượng không khí trong văn phòng có thể có tác động đáng kể đến chức năng nhận thức của người lao động, bao gồm thời gian phản ứng và khả năng tập trung.

“Chúng ta có rất nhiều nghiên cứu về việc tiếp xúc với ô nhiễm ngoài trời, nhưng chúng ta vốn dành 90% thời gian ở trong nhà" - nhà nghiên cứu Jose Guillermo Cedeno Laurent, tác giả chính của nghiên cứu đăng trên tạp chí Environmental Research Letters mới đây, cho biết. 

Số lượng các nghiên cứu trước đây về môi trường trong nhà tập trung vào các biện pháp như sự thoải mái và hài lòng liên quan tới nhiệt hơn là nghiên cứu về tác động tới vấn đề nhận thức, ông lưu ý. 

Nhà khoa học Cedeno Laurent và đồng nghiệp đã thiết kế một nghiên cứu theo dõi 302 nhân viên văn phòng ở 6 quốc gia (Trung Quốc, Ấn Độ, Mexico, Thái Lan, Mỹ và Vương quốc Anh) trong khoảng thời gian 1 năm. Nghiên cứu kết thúc vào tháng 3.2020 khi đại dịch COVID-19 gây đóng cửa trên toàn cầu. 

Tất cả những người tham gia ở độ tuổi từ 18 đến 65, làm việc ít nhất 3 ngày trong một tòa nhà văn phòng và có chỗ làm việc cố định trong văn phòng.

Không gian làm việc của những người tham gia thí nghiệm được gắn một cảm biến môi trường theo thời gian thực để theo dõi nồng độ vật chất bụi mịn PM2.5 cũng như carbon dioxide, nhiệt độ và độ ẩm tương đối. 

Những người tham gia được cung cấp một ứng dụng được thiết kế riêng trên điện thoại để thực hiện các bài kiểm tra nhận thức vào những thời điểm đã định trước hoặc khi các cảm biến phát hiện mức PM2.5 và CO2 giảm xuống dưới hoặc vượt quá ngưỡng nhất định.

Nồng độ CO2 đóng vai trò như một đại diện cho mức độ thông gió. Ở bên ngoài, nồng độ CO2 ở mức khoảng 400ppm (ppm là một phần triệu), trong khi giới hạn ở trong nhà là 1000ppm. 

Có 2 bài kiểm tra nhận thức được áp dụng. Trước tiên, người tham gia thí nghiệm được yêu cầu xác định chính xác màu sắc của các từ được hiển thị trong khi bài kiểm tra thứ hai liên quan đến phép cộng và phép trừ cơ bản với các số có hai chữ số. 

Kết quả cho thấy, sự gia tăng 10 microgram trên một mét khối PM2.5 dẫn đến giảm khoảng 1% thời gian phản hồi trong cả 2 bài kiểm tra và giảm hơn 1% phần trăm độ chính xác.

Về CO2, sự gia tăng 500ppm dẫn đến thời gian phản hồi giảm hơn 1% phần trăm và độ chính xác giảm hơn 2% trong cả 2 bài kiểm tra.

Theo các tác giả nghiên cứu, trong khi các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng việc tiếp xúc lâu dài với PM2.5 sẽ làm viêm hệ thần kinh trung ương và là nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa thần kinh về lâu dài nhưng đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy những tác động ngắn hạn.

Hà Anh
TIN LIÊN QUAN

Nhà máy thu khí thải CO2 trực tiếp lớn nhất thế giới đi vào hoạt động

Hà Anh |

Nhà máy tách khí thải carbon-dioxide (CO2) trực tiếp từ không khí lớn nhất thế giới ở Hellisheidi, Iceland đã bắt đầu đi vào hoạt động từ 8.9.

Động vật đang "thay đổi hình dạng" để ứng phó với biến đổi khí hậu

Hà Anh |

Một số loài động vật máu nóng đang trải qua sự thay đổi về hình dạng cơ thể, có thể là do phản ứng trước sức ép của biến đổi khí hậu, theo đánh giá mới của một nghiên cứu hiện hành. 

Biến đổi khí hậu đe dọa rồng Komodo - thằn lằn sống lớn nhất Trái đất

Hà Anh |

Rồng Komodo là loài thằn lằn lớn nhất còn sống trên Trái đất. Tuy nhiên, báo cáo mới từ một tổ chức bảo tồn đa dạng sinh học quốc tế cho biết, sinh vật này đang tiến gần hơn tới tuyệt chủng toàn cầu. 

Chất gây ô nhiễm không khí giảm mạnh năm 2020

Hà Anh |

Cơ quan thời tiết của Liên Hợp Quốc cho biết, thế giới đã trải qua đợt giảm phát thải các chất gây ô nhiễm không khí trong thời gian ngắn, mạnh vào năm ngoái. 

Nhà máy thu khí thải CO2 trực tiếp lớn nhất thế giới đi vào hoạt động

Hà Anh |

Nhà máy tách khí thải carbon-dioxide (CO2) trực tiếp từ không khí lớn nhất thế giới ở Hellisheidi, Iceland đã bắt đầu đi vào hoạt động từ 8.9.

Động vật đang "thay đổi hình dạng" để ứng phó với biến đổi khí hậu

Hà Anh |

Một số loài động vật máu nóng đang trải qua sự thay đổi về hình dạng cơ thể, có thể là do phản ứng trước sức ép của biến đổi khí hậu, theo đánh giá mới của một nghiên cứu hiện hành. 

Biến đổi khí hậu đe dọa rồng Komodo - thằn lằn sống lớn nhất Trái đất

Hà Anh |

Rồng Komodo là loài thằn lằn lớn nhất còn sống trên Trái đất. Tuy nhiên, báo cáo mới từ một tổ chức bảo tồn đa dạng sinh học quốc tế cho biết, sinh vật này đang tiến gần hơn tới tuyệt chủng toàn cầu. 

Chất gây ô nhiễm không khí giảm mạnh năm 2020

Hà Anh |

Cơ quan thời tiết của Liên Hợp Quốc cho biết, thế giới đã trải qua đợt giảm phát thải các chất gây ô nhiễm không khí trong thời gian ngắn, mạnh vào năm ngoái.