Cứu sống bệnh nhân gần như bất tỉnh khi đang lái xe

Hà Lê |

Sáng 3.11, người đàn ông 46 tuổi lái xe của một trường tiểu học trên địa bàn Hà Nội đang trên đường đưa đón học sinh đến trường bỗng nhiên anh bị lên cơn đau thắt ngực trái đến gần như “bất tỉnh” ngay tại chỗ.

Lúc đó, trên xe có đông học sinh có độ tuổi từ 6-11, cùng một cô phụ trách quản lý.

Ngay lập tức, cô phụ trách gọi xe đưa bệnh nhân vào một cơ sở y tế gần nhất. Mặc dù các bác sĩ ở đó chẩn đoán chính xác là bệnh nhân nhồi máu cơ tim tối cấp cứu và xử trí cấp cứu ban đầu, nhưng tình trạng bệnh nhân diễn biến nặng, mạch của bệnh nhân chỉ còn đập 30 chu kỳ/phút (ở người bình thường là 70 - 80 chu kỳ/phút), huyết áp tâm thu giảm mạnh khiến bệnh nhân đối mặt với nguy cơ tử vong rất cao. Ngay lập tức, bác sĩ trực cấp cứu đã gọi “cứu viện” cho các bác sĩ Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E.

Một y lệnh nhanh chóng được ThS.BS Phan Thảo Nguyên – Trưởng khoa Nội tim mạch người lớn, Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E đưa ra. Điểm mấu chốt là sau khi hồi sức cấp cứu tim mạch qua cơn “nguy kịch” thì bệnh nhân cần được can thiệp sớm”.

Rất may mắn cho bệnh nhân từ khi khởi phát bệnh đến khi được can thiệp thành công chỉ vòng 30 phút.

Kết quả cho thấy, bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim thất phải, liên thất phải tắc hoàn toàn, liên thất trái hẹp 80%.

Theo ThS.BS Phan Thảo Nguyên, sau khi được tiến hành can thiệp 3 giờ, bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo.

Bệnh nhân chia sẻ lại cảm giác khi đứng giữa lằn ranh cái chết và sự sống: “Khi đang lái xe, tôi cảm thấy một cơn đau khủng khiếp ở vùng ngực trái như bị ai đó co kéo, bóp chặt quả tim. Cơn đau xuất hiện ở giữa ngực, lan lên cổ, vai, hàm hoặc lan dọc theo cánh tay (đặc biệt là tay trái), mồ hôi vã ra như tắm, cơ thể yếu mệt không có sức lực, ngạt thở vô cùng, thiếu ôxy trầm trọng như cá nằm trên thớt... Nếu tôi cố gắng lái xe đi tiếp thì có thể gây nguy hiểm cho các em học sinh và gây tai nạn cho người đi đường. Vì thế, tôi đã chủ động lái xe vào vệ đường và nhờ cô phụ trách gọi cấp cứu”.

GS.TS Lê Ngọc Thành - Giám đốc Bệnh viện E khẳng định, nhồi máu cơ tim có thể xảy ra bất cứ lúc nào, các tế bào cơ tim bắt đầu bị tổn thương không hồi phục sau 30 phút. Vì thế, thời gian điều trị sớm có ý nghĩa sống còn và việc sơ cứu ban đầu giúp giảm di chứng, tăng khả năng sống sót cho người bệnh.

Việc sơ cứu nhồi máu cơ tim đúng cách, không chỉ giúp người bệnh giảm nguy cơ tử vong mà còn giúp họ có thể phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Bất cứ sự chậm trễ nào cũng sẽ làm cho vùng cơ tim bị hoại tử rộng, khó phục hồi và di chứng để lại nặng nề hơn.

Hà Lê
TIN LIÊN QUAN

Ngủ gật khi lái xe, nam thanh niên bị vật cứng đâm thủng tim

Hà Lê |

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã tiếp nhận một trường hợp bị thủng tim, vỡ xương ức, gãy cung trước xương sườn VII và VIII bên phải, tràn dịch khoang màng tim và màng phổi phải, vỡ gan độ III.

Ảnh hưởng của bệnh vảy nến đến tim mạch

Tâm An |

Một số rối loạn chuyển hóa kèm theo vảy nến như rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, béo phì, xơ vữa động mạch… chính là những yếu tố nguy cơ tim mạch cần lưu ý.

Cứu sống bệnh nhân tim đột ngột ngừng đập do nhồi máu cơ tim

Ngọc Lê |

Bệnh viện quận Thủ Đức (TPHCM) cho biết vừa cứu sống bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp do tắc động mạch vành phải.

Ngủ gật khi lái xe, nam thanh niên bị vật cứng đâm thủng tim

Hà Lê |

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã tiếp nhận một trường hợp bị thủng tim, vỡ xương ức, gãy cung trước xương sườn VII và VIII bên phải, tràn dịch khoang màng tim và màng phổi phải, vỡ gan độ III.

Ảnh hưởng của bệnh vảy nến đến tim mạch

Tâm An |

Một số rối loạn chuyển hóa kèm theo vảy nến như rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, béo phì, xơ vữa động mạch… chính là những yếu tố nguy cơ tim mạch cần lưu ý.

Cứu sống bệnh nhân tim đột ngột ngừng đập do nhồi máu cơ tim

Ngọc Lê |

Bệnh viện quận Thủ Đức (TPHCM) cho biết vừa cứu sống bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp do tắc động mạch vành phải.