Cứu sống bệnh nhân HIV bị đâm thủng tim

Tâm An |

Bệnh viện Thống Nhất (TPHCM) vừa cứu sống một bệnh nhân HIV bị đâm thủng tim.

Bệnh nhân N.V.H (38 tuổi) được chuyển đến khoa Cấp cứu Bệnh viện Thống Nhất lúc rạng sáng ngày 18.10 trong tình trạng bị đâm thủng ngực, trạng thái lơ mơ.

Bệnh nhân được chuyển lên phòng mổ cấp cứu. Do tình trạng bệnh nặng đe dọa trực tiếp đến sinh mạng của bệnh nhân nên việc làm thủ tục hồ sơ bệnh án và giải thích cho người nhà được tạm gác lại, chỉ kịp làm test nhanh HIV và nhóm máu để tập trung cứu chữa.

Sau khi mở lồng ngực, bác sĩ phát hiện một lỗ thủng tim 2cm khiến máu chảy nhiều và tim gần như ngưng đập. Các bác sĩ hút hết các cục máu đông, khẩn trương khâu vết hở tim và truyền máu thông qua 4-5 đường truyền.

Ca phẫu thuật kết thúc lúc 3h45 cùng ngày, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch. Đến chiều ngày 18.10, bệnh nhân được rút nội khí quản và hoàn toàn tỉnh táo, các dấu hiệu sinh tồn đã ổn định.

Theo TS.BS Trương Nguyễn Hoài Linh (Đơn vị Tim mạch, khoa Lồng ngực mạch máu, Bệnh viện Thống Nhất) - người trực tiếp phẫu thuật cho bệnh nhân, với trường hợp bệnh nhân này, chỉ cần chậm một chút thôi thì khó qua khỏi. Vì thế, ekip bác sĩ đã đồng thuận tiến hành bỏ qua các thủ tục mà tiến hành phẫu thuật khẩn cấp để cứu sống bệnh nhân.

"Với vị trí vết đâm và tình trạng lâm sàng này thì 99% tim bị thủng, phải khẩn trương mở lồng ngực bệnh nhân để tìm cách giải quyết, đặt tính mạng bệnh nhân lên hàng đầu. Nếu phải chờ làm các thủ tục nhận bệnh, gọi người nhà vào giải thích, đưa bệnh nhân đi chụp X-quang, CT-scan, siêu âm... thì bệnh nhân chắc chắn không qua khỏi" - bác sĩ Linh nói.

Ngoài việc quyết định nhanh chóng phương hướng xử lý của các phẫu thuật viên, đội ngũ bác sĩ gây mê hồi sức phải luôn theo dõi sát sinh hiệu bệnh nhân, cung cấp đủ lượng máu đã mất trong quá trình phẫu thuật. Nếu bác sĩ gây mê chậm trễ hồi sức hoặc không bù lại lượng máu đã mất trước đó thì ca phẫu thuật khó thành công.

Trong khi thực hiện phẫu thuật, ekip được thông báo bệnh nhân dương tính với HIV. Song, việc quan trọng của ekip là phải chạy đua thời gian để kịp thời cứu sống bệnh nhân. Hiện, tất cả ekip phẫu thuật được theo dõi thời gian ủ bệnh và xét nghiệm HIV để có phương án uống thuốc chống phơi nhiễm và điều trị.

Tâm An
TIN LIÊN QUAN

Phát hiện giun lươn làm tổ ở đùi một bệnh nhân 73 tuổi

A.Nhàn |

Cụ ông 73 tuổi, ngụ tại tỉnh Long An, được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) trong tình trạng cơ thể suy nhược, thường xuyên sưng, đau đùi trái. Sau đó, bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị giun lươn làm tổ dẫn đến xuất hiện khối áp-xe tại đùi trái và màng phổi phải.

Cứu sống bệnh nhân tim đột ngột ngừng đập do nhồi máu cơ tim

Ngọc Lê |

Bệnh viện quận Thủ Đức (TPHCM) cho biết vừa cứu sống bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp do tắc động mạch vành phải.

Lấy gần 20 chiếc răng trong khối u cho bệnh nhân 12 tuổi

Hà Lê |

Các bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt (Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ) vừa phẫu thuật thành công một ca u răng kết hợp Odontoma (C̲o̲m̲p̲o̲u̲n̲d̲ ̲o̲d̲o̲n̲t̲o̲m̲a̲), lấy ra gần 20 chiếc răng trong khối u cho bệnh nhân 12 tuổi.

Phát hiện giun lươn làm tổ ở đùi một bệnh nhân 73 tuổi

A.Nhàn |

Cụ ông 73 tuổi, ngụ tại tỉnh Long An, được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) trong tình trạng cơ thể suy nhược, thường xuyên sưng, đau đùi trái. Sau đó, bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị giun lươn làm tổ dẫn đến xuất hiện khối áp-xe tại đùi trái và màng phổi phải.

Cứu sống bệnh nhân tim đột ngột ngừng đập do nhồi máu cơ tim

Ngọc Lê |

Bệnh viện quận Thủ Đức (TPHCM) cho biết vừa cứu sống bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp do tắc động mạch vành phải.

Lấy gần 20 chiếc răng trong khối u cho bệnh nhân 12 tuổi

Hà Lê |

Các bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt (Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ) vừa phẫu thuật thành công một ca u răng kết hợp Odontoma (C̲o̲m̲p̲o̲u̲n̲d̲ ̲o̲d̲o̲n̲t̲o̲m̲a̲), lấy ra gần 20 chiếc răng trong khối u cho bệnh nhân 12 tuổi.