Gân chân nổi chi chít mới biết mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch chân

Lệ Hà |

Đôi chân mỏi nhừ, nhức và nổi nhiều mạch máu… nhưng nhiều người chủ quan nghĩ do đi đứng nhiều không đi khám và điều trị. Chỉ đến khi các biểu hiện quá nặng, có trường hợp có vết loét ở chân mới đi khám. Bác sĩ chẩn đoán bị suy giãn tĩnh mạch chân. Lúc đó, mới ngã ngửa đó là bệnh.

Bước vào tuổi nghỉ hưu, bà Nguyễn Thị Châu, 61 tuổi ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, phát hiện dưới bụng chân và trên đùi nổi từng búi vân tím như mạng nhện nhưng không để ý. Lâu dần, đôi chân có biểu hiện tê cứng, đi lại khó khăn, ngay cả giấc ngủ đêm cũng không ngon. “Tuổi già chân tay đau cứ nghĩ mình mắc bệnh về xương khớp nên tôi đã tự mua thuốc khớp về uống nhưng không cải thiện”, bà Nguyễn Thị Châu cho hay.

Đến khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, bà Châu được chẩn đoán bị giãn tĩnh mạch giai đoạn 4. Các bác sĩ cho biết, nếu để thêm một thời gian ngắn nữa sẽ bị loét phần cổ chân, nhiễm trùng máu hết sức nguy hiểm. Không phải trường hợp mắc suy giãn tĩnh mạch chân cũng có biểu hiện rõ như bà Châu. Có trường hợp người bệnh chỉ có triệu chứng phù chân, đau nhức.

ThS.BS Nguyễn Hồng Sơn - Trưởng Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và phục hồi chức năng (Bệnh viện Da liễu Trung ương) cho biết, suy tĩnh mạch nông chi dưới mãn tính là tình trạng tĩnh mạch nông giãn, chạy quanh co, thấy rõ dưới da chi dưới và có dòng trào ngược. Bệnh gây nhức mỏi, nặng chân, phù chân, tê dị cảm, kiến bò, chuột rút về ban đêm... có thể dẫn đến các biến chứng khó chữa như chàm da, loét chân không lành, chảy máu, giãn lớn các tĩnh mạch nông, viêm tĩnh mạch nông huyết khối, huyết khối tĩnh mạch sâu...

Cũng theo ThS.BS Nguyễn Hồng Sơn, nguyên nhân của bệnh chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên bệnh suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới mạn tính liên quan đến nhiều yếu tố nguy cơ: Tỉ lệ nữ mắc nhiều hơn, tuổi càng cao, tỉ lệ mắc càng lớn do đặc thù nghề nghiệp phải đứng nhiều, ngồi nhiều, đi giày cao gót nhiều; Tiền sử gia đình liên quan đến bố mẹ hoặc anh chị em ruột bị bệnh; Thừa cân, béo phì...

Bệnh có biểu hiện rất phong phú, có thể không gây ra triệu chứng gì, chỉ ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ như giãn các tĩnh mạch mạng nhện, tĩnh mạch lưới hoặc có thể có các biểu hiện nặng chân, đau tức, mỏi chân, tê bì chân đặc biệt về chiều tối, chuột rút về đêm, phù ở chân, rối loạn sắc tố da, xơ hóa da chân, eczema… và nặng hơn là loét da.

Do không có hoặc có từng biểu hiện lâm sàng khác nhau nên rất ít người phát hiện sớm mình đang mắc căn bệnh âm thầm này. Hậu quả là không được thăm khám và chữa trị kịp thời nên bệnh ngày càng tiến triển trầm trọng, việc chữa trị tốn kém, mất nhiều thời gian hơn. Để điều trị giãn tĩnh mạch có nhiều cách như ngồi lâu nên tập thể dục, ăn uống hợp lý, nhiều chất xơ, tránh béo phì bởi khi béo người ta sẽ lười vận động…

Hiện nay trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã áp dụng nhiều biện pháp điều trị khác nhau đối với suy giãn tĩnh mạch chi dưới mạn tính tùy theo mức độ trầm trọng của bệnh và nhu cầu của người bệnh.

Các biện pháp không dùng thuốc như: Thay đổi thói quen sinh hoạt, giảm cân, chế độ ăn bổ sung giàu chất xơ; thay đổi môi trường làm việc, hạn chế ngồi đứng lâu; luyện tập các môn thể thao tăng co bóp các cơ vùng chân bổ trợ cho tĩnh mạch như bơi, đi bộ, đạp xe…. Sử dụng thuốc tăng trương lực tĩnh mạch kết hợp băng chun hoặc đi tất (vớ) áp lực. Phương pháp điều trị can thiệp là phẫu thuật loại bỏ thân tĩnh mạch suy và các nhánh giãn.

Lệ Hà
TIN LIÊN QUAN

Quả hồng giòn: Món ăn ngon và những lợi ích cho sức khỏe

Hà Lê (T/H) |

Cây hồng giòn có tên khoa học là Diospyros. Quả hồng khi chín có màu vàng hoặc vàng sậm bắt mắt, trong thành phần có chứa rất nhiều vi chất mang lợi ích sức khỏe tuyệt vời đối với cơ thể và sắc đẹp của bạn.

Công dụng của hạt macca đối với sức khỏe con người

AN NHIÊN (T/H) |

Hạt macca giàu chất béo không đơn bão hòa, một loại chất béo làm giảm cholesterol xấu cho cơ thể, cực tốt cho tim mạch.

Nam công nhân đứt rời hai bàn chân được cứu sống

Tâm An |

Nam công nhân (51 tuổi, trú quận 12, THCM) bị đứt rời cả hai bàn chân do ngã vào máy ép giấy vừa được các bác sĩ Bệnh viện Quân y 175 cứu sống

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân tăng nhanh ở người trẻ tuổi

Thanh Chân |

Hiện nay, suy giãn tĩnh mạch đang trở thành căn bệnh phổ biến, có xu hướng ngày càng gia tăng và trẻ hóa.

Quả hồng giòn: Món ăn ngon và những lợi ích cho sức khỏe

Hà Lê (T/H) |

Cây hồng giòn có tên khoa học là Diospyros. Quả hồng khi chín có màu vàng hoặc vàng sậm bắt mắt, trong thành phần có chứa rất nhiều vi chất mang lợi ích sức khỏe tuyệt vời đối với cơ thể và sắc đẹp của bạn.

Công dụng của hạt macca đối với sức khỏe con người

AN NHIÊN (T/H) |

Hạt macca giàu chất béo không đơn bão hòa, một loại chất béo làm giảm cholesterol xấu cho cơ thể, cực tốt cho tim mạch.

Nam công nhân đứt rời hai bàn chân được cứu sống

Tâm An |

Nam công nhân (51 tuổi, trú quận 12, THCM) bị đứt rời cả hai bàn chân do ngã vào máy ép giấy vừa được các bác sĩ Bệnh viện Quân y 175 cứu sống

Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân tăng nhanh ở người trẻ tuổi

Thanh Chân |

Hiện nay, suy giãn tĩnh mạch đang trở thành căn bệnh phổ biến, có xu hướng ngày càng gia tăng và trẻ hóa.