Giải mã gene kết hợp trí tuệ nhân tạo giúp chăm sóc sức khỏe chính xác

Thế Lâm |

Trong khuôn khổ hội thảo “Sự kết hợp của giải mã gene và trí tuệ nhân tạo - phương thức đột phá chăm sóc sức khoẻ Việt”, các chuyên gia hàng đầu của Mỹ trong lĩnh vực di truyền học, trí tuệ nhân tạo, kinh tế đã đến Việt Nam thuyết trình.

Theo giáo sư Roy Perlis đến từ Trung tâm nghiên cứu gene của Đại học Y Khoa Harvard, có nhiều lợi ích trong việc ứng dụng di truyền học để cải thiện, chăm sóc sức khoẻ bệnh nhân. Việc ứng dụng giải mã gene vào điều trị bệnh sẽ giúp có phương pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Tuy nhiên, thách thức hiện nay là trong ngân hàng gene thế giới chưa có nhiều dữ liệu gene của người Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, do đó nhiều mô hình điều trị mô phỏng dành cho người Châu Á vẫn chưa có độ chính xác nhất định. Những rủi ro bệnh phát sinh từ những biến dị trong gene của người châu Á vẫn chưa được khám phá.

Là một chuyên gia hàng đầu về trí tuệ nhân tạo, giáo sư Gill Bejerano nhận định việc chẩn đoán di truyền và liệu pháp điều trị bằng gene sẽ trở thành xu hướng chăm sóc sức khoẻ trong tương lai. Tuy nhiên để hiện thực hoá việc này, cần đến một công cụ khoa học tiên tiến, đó là trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn (Big Data).

Tính đến thời điểm này trí tuệ nhân tạo đã mang lại những kết quả đáng kể trong giải mã gene, như đưa ra các dự đoán liên quan đến nguy cơ bệnh tật dựa vào các biến dị mã hoá. Đây là những thông tin cực kì quan trọng trong việc thiết lập kế hoạch phòng ngừa bệnh tật.

David Strohm được mệnh danh là “người săn kỳ lân” của thế giới. Ông cho biết nhìn thấy tiềm năng cũng như thách thức trong việc đưa những công nghệ tiên tiến ứng dụng vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam. Ông chia sẻ, việc giải mã gene với ứng dụng của trí tuệ nhân tạo chính là một công nghệ đón đầu xu hướng chăm sóc sức khoẻ.  

Tiến sĩ Cao Anh Tuấn - giám đốc điều hành và nhà đồng sáng lập của Cty chuyên giải mã gene Genetica®, vốn là một chuyên gia về trí tuệ nhân tạo từng làm việc tại tập đoàn Google – cho biết, ông mong muốn mang hệ gene của người Việt nói riêng và người Châu Á nói chung vào bản đồ gene thế giới, để từ đó dần dần hiện thực hoá việc chăm sóc sức khoẻ chính xác cho người Việt.

Theo chia sẻ của tiến sĩ Tuấn, với sự hỗ trợ từ nhiều bên việc thành lập một trung tâm giải mã gene hàng đầu Châu Á tại Việt Nam là có thể khả thi. Với trung tâm này, người Việt sẽ có dữ liệu gene về chủng tộc mình và có thể tiếp cận được với xu hướng “chăm sóc chính xác” trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ.

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

HPV DNA - Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung góp phần chẩn đoán sớm

T.T |

Xét nghiệm HPV DNA là một trong những phương pháp hữu hiệu và tiên tiến nhất trong việc tầm soát và góp phần chẩn đoán sớm ung thư cổ tử cung (ung thư CTC) ở phụ nữ. Thông điệp này tiếp tục được các chuyên gia nhấn mạnh tại hội thảo “Vì sức khỏe phụ nữ hôm nay và ngày mai” được tổ chức bởi Bệnh viện Từ Dũ và Roche Việt Nam trong khuôn khổ Hội nghị sản phụ khoa Việt-Pháp-Châu Á Thái Bình Dương vừa diễn ra tại TP.HCM.

Mối nguy hiểm từ bệnh truyền nhiễm do vi rút Dengua gây ra

Kim Đồng |

Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm do vi rút Dengue gây nên với biểu hiện sốt, xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy tạng… Bệnh không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong. Hiện bệnh chưa có vaccin phòng bệnh.

Sử dụng trí tuệ nhân tạo giải mã gene phòng ngừa các bệnh tiềm ẩn

Thế Lâm |

Công nghệ giải mã gene bằng trí tuệ nhân tạo (AI) Genetica® do tiến sĩ Cao Anh Tuấn phát triển đã được giới thiệu tại Việt Nam với mong muốn nhằm hiện thực hóa hệ gene người Việt vào bản đồ gene thế giới. Tiến sĩ Tuấn tốt nghiệp đại học Khoa học máy tính tại Đại học Cornell, là cựu thành viên của Google.

Luật sư, bác sĩ, nhà báo, kế toán có thể bị thay thế bởi trí tuệ nhân tạo

Anh Nhàn |

Không phải là những công việc tay chân nặng nhọc, mà cả những công việc đòi hỏi chuyên môn cao (luật sư, bác sĩ, nhà báo, kế toán…) có thể được tự động hóa một phần hoặc hoàn toàn trong cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0.

HPV DNA - Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung góp phần chẩn đoán sớm

T.T |

Xét nghiệm HPV DNA là một trong những phương pháp hữu hiệu và tiên tiến nhất trong việc tầm soát và góp phần chẩn đoán sớm ung thư cổ tử cung (ung thư CTC) ở phụ nữ. Thông điệp này tiếp tục được các chuyên gia nhấn mạnh tại hội thảo “Vì sức khỏe phụ nữ hôm nay và ngày mai” được tổ chức bởi Bệnh viện Từ Dũ và Roche Việt Nam trong khuôn khổ Hội nghị sản phụ khoa Việt-Pháp-Châu Á Thái Bình Dương vừa diễn ra tại TP.HCM.

Mối nguy hiểm từ bệnh truyền nhiễm do vi rút Dengua gây ra

Kim Đồng |

Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm do vi rút Dengue gây nên với biểu hiện sốt, xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy tạng… Bệnh không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong. Hiện bệnh chưa có vaccin phòng bệnh.

Sử dụng trí tuệ nhân tạo giải mã gene phòng ngừa các bệnh tiềm ẩn

Thế Lâm |

Công nghệ giải mã gene bằng trí tuệ nhân tạo (AI) Genetica® do tiến sĩ Cao Anh Tuấn phát triển đã được giới thiệu tại Việt Nam với mong muốn nhằm hiện thực hóa hệ gene người Việt vào bản đồ gene thế giới. Tiến sĩ Tuấn tốt nghiệp đại học Khoa học máy tính tại Đại học Cornell, là cựu thành viên của Google.

Luật sư, bác sĩ, nhà báo, kế toán có thể bị thay thế bởi trí tuệ nhân tạo

Anh Nhàn |

Không phải là những công việc tay chân nặng nhọc, mà cả những công việc đòi hỏi chuyên môn cao (luật sư, bác sĩ, nhà báo, kế toán…) có thể được tự động hóa một phần hoặc hoàn toàn trong cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0.