Từ vụ phát hiện 16 ca nhiễm cúm A H1N1 tại BV phụ sản Từ Dũ, TPHCM:

Hiểu về cúm A H1N1 và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả

Kim Đồng |

Vừa qua, tại Khoa Nội soi - BV Từ Dũ TPHCM đã phát hiện 23 trường hợp có triệu chứng nhiễm siêu vi hô hấp. Quá trình thực hiện xét nghiệm bệnh phẩm cho thấy có 16/18 mẫu dương tính với cúm A H1N1 (cúm mùa). 

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), bệnh cúm A H1N1 là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm A H1N1 gây nên, có khả năng lây nhiễm rất cao và lây lan nhanh trong cộng đồng. Trước thông tin trên, nhiều người dân TPHCM, nhất là các thai phụ tỏ ra lo lắng!

16/18 mẫu dương tính với cúm A H1N1

Ngày 4.6, Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM (TTYT dự phòng) cho biết, về 23 trường hợp có triệu chứng nhiễm siêu vi hô hấp tại Khoa Nội soi - BV Từ Dũ, BV Từ Dũ đã khẩn trương hội chẩn với BV Bệnh Nhiệt đới, báo cáo Sở Y tế và TTYT dự phòng tiến hành biện pháp cách ly, vệ sinh khử khuẩn, truyền thông... Sở Y tế TP đã triển khai ngay các biện pháp để ngăn chặn lây lan và hội chẩn BV Bệnh Nhiệt đới.

Trước đó, sáng 1.6, tại Khoa Nội soi (lầu 5 - Khu M), BV Từ Dũ có 1 trường hợp phẫu thuật nội soi cắt tử cung được dời phẫu thuật vì bệnh nhân sốt. Đến 15g cùng ngày, đột ngột xuất hiện cùng lúc 17 bệnh nhân đang nằm điều trị cùng khoa có triệu chứng sốt, đau mỏi cơ.

Ngay lập tức, BV Từ Dũ đã tiến hành phân nhóm, cách ly các bệnh nhân sốt, hướng dẫn và triển khai phòng ngừa cho bệnh nhân và thân nhân khoa Nội soi. Đồng thời BV này đã báo cáo Sở Y tế và Trung tâm y tế dự phòng TPHCM, tiến hành hội chẩn chuyên môn với BV Bệnh nhiệt đới TPHCM.

BV Bệnh Nhiệt đới đã thực hiện xét nghiệm tất cả các mẫu bệnh phẩm trong đêm, kết quả: 16/18 mẫu dương tính với cúm A H1N1 (cúm mùa). BV Từ Dũ đã phối hợp cùng TTYT dự phòng và BV Bệnh Nhiệt đới điều trị Tamiflu cho 17 bệnh nhân sốt và 6 nhân viên y tế.

Sáng 4.6, BS Nguyễn Bá Mỹ Nhi - Phó Giám đốc BV Từ Dũ cho biết, thời điểm này, gần như toàn bộ các bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm cúm đã được xuất viện sau khi điều trị ổn định, không phát sinh thêm trường hợp có dấu hiệu nhiễm cúm.

“Hiện tại Khoa Nội soi chỉ còn 5 trường hợp nội trú, trong đó có một trường hợp nhiễm cúm đã hết sốt và 4 trường hợp không có triệu chứng nhiễm cúm đang điều trị”, BS Nhi cho biết thêm. Trong 2 ngày qua, BV Từ Dũ đã khẩn trương tiến hành khử khuẩn toàn bộ khu vực lầu 5, tòa nhà M (nơi phát sinh ổ dịch) như lau bề mặt, phun xông tất cả các phòng, ngưng tiếp nhận bệnh nhân. Theo BV này, về cơ bản, hiện ổ dịch đã được khống chế và đến 12 giờ trưa 4.6, BV tiếp nhận lại bệnh nhân tại Khoa Nội soi.

Hiểu về A H1N1 và cách điều trị, phòng ngừa bệnh

Theo khuyến cáo phòng chống cúm mùa của Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế thì bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng vi rút cúm A H3N2, cúm A H1N1, cúm B và cúm C.

Theo ông Nguyễn Trí Dũng - Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng TPHCM, cúm A H1N1 là loại cúm mùa khá lành tính với các triệu chứng bao gồm sốt, ho, nhức đầu, đau cơ và khớp, đau họng và sổ mũi. Hầu hết người nhiễm cúm tự hồi phục trong vòng một tuần mà không cần điều trị. Tuy nhiên, một số ít trường hợp cúm có thể gây bệnh nặng hoặc tử vong, đặc biệt nếu người nhiễm cúm thuộc nhóm có nguy cơ cao như trẻ em, phụ nữ mang thai, người có sức đề kháng yếu, người mắc các bệnh mãn tính, người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch..., bệnh có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong.

Bệnh lưu hành tại nhiều nước trên thế giới, theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm có khoảng 5- 10% người lớn trưởng thành và khoảng 20 - 30% trẻ em bị nhiễm bệnh, trong đó có 3 triệu đến 5 triệu trường hợp có diễn biến nặng và khoảng 250.000 đến 500.000 người tử vong. Dịch bệnh cúm mùa xảy ra chủ yếu trong mùa đông, từ tháng 10 đến tháng 3 ở các nước thuộc vùng bắc bán cầu và tháng 4 đến tháng 9 ở các nước thuộc vùng nam bán cầu. Các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, cúm mùa có thể xảy ra quanh năm.

Tại Việt Nam, trong 10 năm gần đây hàng năm ghi nhận khoảng từ 1 triệu đến 1,8 triệu trường hợp mắc hội chứng cúm, nguyên nhân chủ yếu do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1) và cúm B gây nên. Các trường hợp mắc bệnh có xu hướng gia tăng vào mùa đông và mùa xuân. Theo Tổ chức Y tế thế giới, những người có nguy cơ mắc bệnh cúm mùa nặng nhất là: phụ nữ có thai ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, trẻ em dưới 5 tuổi, người trên 65 tuổi, người có bệnh mạn tính như HIV/AIDS, hen suyễn, bệnh tim, phổi và tiểu đường, nhân viên y tế.

Để chủ động giám sát sự lưu hành và biến đổi của các chủng vi rút cúm ở nước ta, Bộ Y tế đã triển khai hệ thống giám sát cúm trọng điểm quốc gia từ năm 2006, giám sát nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính nặng từ đầu năm 2016 và đẩy mạnh hoạt động xét nghiệm chẩn đoán tác nhân gây bệnh cúm tại Trung tâm cúm quốc gia tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur TPHCM, đến nay các đơn vị này đều có khả năng xét nghiệm các chủng vi rút cúm.

Sở Y tế TPHCM cho biết, để điều trị bệnh cúm mùa, người bị cúm nên uống nhiều nước và nghỉ ngơi. Hầu hết sẽ hồi phục trong vòng một tuần. Thuốc kháng vi-rút cúm có thể làm giảm các biến chứng nặng và nguy cơ tử vong, được chỉ định  đối với các nhóm có nguy cơ cao, cần được dùng sớm (trong vòng 48 giờ sau khi xuất hiện các triệu chứng). Thuốc kháng sinh không có tác dụng chống lại vi-rút cúm. Cúm có thể lây lan nhanh chóng khi một người có một người mắc bệnh, với triệu chứng ho hoặc hắt hơi sẽ phân tán các giọt có chứa vi-rút cúm vào không khí. Ngoài ra, cúm cũng có thể lây lan bằng tay bị nhiễm virus. Các biện pháp phòng ngừa cần được thực hiện để hạn chế lây truyền: nên che miệng và mũi bằng khăn giấy khi ho, và rửa tay thật kỹ và đều đặn.

Liên quan đến cúm mùa để chủ động giám sát sự lưu hành và biến đổi của các chủng vi rút cúm ở nước ta, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các nội dung sau: Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối; Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng; Tiêm vắc xin cúm mùa phòng bệnh; Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết; Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.

Kim Đồng
TIN LIÊN QUAN

Nam dược sĩ bị nhồi máu cơ tim, ngưng tim một giờ đồng hồ được cứu sống

Kim Đồng |

Ngày 5.6, thông tin từ BV Trưng Vương, TPHCM cho biết, BV này vừa cấp cứu và điều trị thành công cho bệnh nhân nam (45 tuổi) đã ngưng tim ngưng thở một giờ đồng hồ.

Hơn 2.000 mẫu xét nghiệm tầm soát Ung thư đại trực trạng miễn phí tại TPHCM

Kim Đồng |

Thông tin từ BV Quốc tế City, TPHCM cho biết, tại chương trình hội thảo “Tầm soát ung thư đại trực tràng” ngày 9.6 sắp tới, bệnh viện sẽ gửi tặng 2.000 mẫu xét nghiệm tầm soát bệnh đại tràng miễn phí giúp người dân phòng chống và bảo vệ sức khỏe trước bệnh nguy hiểm này.

Đừng để chết vì bệnh dại

Hà Lê |

Chưa đầy 1 tuần, các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương chứng kiến 2 bệnh nhi tử vong do bệnh dại. Điều đáng nói, các bé đều nhập viện trong tình trạng quá muộn, không thể cứu chữa. Bệnh dại không mới dù được khuyến cáo cách phòng, điều trị thường xuyên nhưng nhiều người vẫn mơ hồ, coi thường. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, bệnh dại thường tăng cao vào mùa nắng nóng từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm, gặp ở mọi lứa tuổi và hầu hết các trường hợp tử vong do bệnh dại đều không tiêm vaccine.

Nam dược sĩ bị nhồi máu cơ tim, ngưng tim một giờ đồng hồ được cứu sống

Kim Đồng |

Ngày 5.6, thông tin từ BV Trưng Vương, TPHCM cho biết, BV này vừa cấp cứu và điều trị thành công cho bệnh nhân nam (45 tuổi) đã ngưng tim ngưng thở một giờ đồng hồ.

Hơn 2.000 mẫu xét nghiệm tầm soát Ung thư đại trực trạng miễn phí tại TPHCM

Kim Đồng |

Thông tin từ BV Quốc tế City, TPHCM cho biết, tại chương trình hội thảo “Tầm soát ung thư đại trực tràng” ngày 9.6 sắp tới, bệnh viện sẽ gửi tặng 2.000 mẫu xét nghiệm tầm soát bệnh đại tràng miễn phí giúp người dân phòng chống và bảo vệ sức khỏe trước bệnh nguy hiểm này.

Đừng để chết vì bệnh dại

Hà Lê |

Chưa đầy 1 tuần, các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương chứng kiến 2 bệnh nhi tử vong do bệnh dại. Điều đáng nói, các bé đều nhập viện trong tình trạng quá muộn, không thể cứu chữa. Bệnh dại không mới dù được khuyến cáo cách phòng, điều trị thường xuyên nhưng nhiều người vẫn mơ hồ, coi thường. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, bệnh dại thường tăng cao vào mùa nắng nóng từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm, gặp ở mọi lứa tuổi và hầu hết các trường hợp tử vong do bệnh dại đều không tiêm vaccine.