Không thể xem thường bệnh đái tháo đường ở người trẻ

Nhàn Chân |

Lâu nay nhiều người lầm tưởng đái tháo đường chỉ có ở người lớn tuổi, nhưng thực tế  căn bệnh này không chừa bất kỳ ai, từ người trẻ, người trung niên đến cao tuổi. Để chủ động phòng tránh căn bệnh này, những người trẻ nên chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ và theo dõi các dấu hiệu sớm của bệnh để kịp thời phòng ngừa, tránh dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

Dấu hiệu sớm nhận biết đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường là một rối loạn chuyển hóa mạn tính khiến nồng độ insulin trong máu cao bất thường gây tổn hại cho các cơ quan và nhiều mô cơ thể khác nhau.

Bác sĩ Lê Kim Huệ - Trung tâm dinh dưỡng TPHCM thông tin, theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), từ người trẻ tuổi, trung niên đến người cao tuổi, ai cũng có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Khi mắc bệnh, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra biến chứng ở thận, thần kinh, mắt, tổn thương ở các chi.

Đưa ra lời khuyên đối với những người trẻ giúp phòng ngừa đái tháo đường, bác sĩ Lê Kim Huệ cho rằng đây là đối tượng vì bận rộn nên đôi lúc lơ là sức khỏe. Vì căn bệnh diễn biến thầm lặng nên khi cơ thể có các biểu hiện như uống nhiều hơn, tiểu nhiều hơn, cảm thấy mệt mỏi… thì nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe.

“Để chủ động kiểm soát căn bệnh này, những bạn trẻ nên khám sức khỏe định kỳ để thử máu, xác định lượng đường trong máu có tăng so với chỉ số bình thường hay không. Song song đó, nên áp dụng chế độ ăn uống và vận động cân đối để đảm bảo sức khỏe. Việc thể trạng dư cân, béo phì cũng ảnh hưởng lớn tới nguy cơ mắc đái tháo đường. Những chỉ số cơ thể cần đặc biệt chú ý là: chỉ số BMI và số đo vòng bụng. Nếu chỉ số BMI trên 24, thước dây vòng bụng đi qua rốn trên 80 cm cũng là lúc cơ thể “báo động” bạn có nguy cơ mắc đái tháo đường. Tiếp đến, cần kiểm tra xem trong gia đình có ai đã từng mắc bệnh này hay không, nếu có, nguy cơ mắc bệnh của bản thân có thể xảy ra” – bác sĩ Lê Kim Huệ nói.

Đối với những trường hợp không có điều kiện kiểm tra sức khỏe định kỳ, bác sĩ Lê Kim Huệ đưa ra một “mẹo nhỏ”, đó là có thể đến các nhà thuốc tây sử dụng máy thử đường huyết. Cách sử dụng máy này là dùng châm đầu kim vào ngón tay, trong vòng 15 giây sẽ có kết quả lượng đường trong máu nhằm đánh giá tình trạng của cơ thể.

Người mắc đái tháo đường cần làm gì trong lúc dịch COVID-19? 

Cùng với diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, người trẻ mắc bệnh đái tháo đường phải hết sức cẩn thận vì hệ thống miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể cũng giảm sút, khi đó rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm.  

Do đó, người mắc bệnh đái tháo đường phải có các biện pháp phòng ngừa COVID-19 toàn diện từ bên ngoài vào và nâng cao thể trạng từ bên trong, vì nếu để nhiễm virus SAR-CoV-2 thì người có bệnh nền đái tháo đường sẽ gặp khó khăn hơn khi điều trị.

“Để phòng ngừa từ bên ngoài, người mắc bệnh đái tháo đường nên cẩn thận khi đến nơi tập trung đông người, nên đeo khẩu trang khi ra đường và rửa tay thường xuyên. Cùng với đó, cần nâng cao thể trạng từ bên trong nhằm tăng sức đề kháng bằng ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Nên ăn thịt cá vì đây là thực phẩm giàu đạm, giàu vitamin C, kẽm, sắt, selen. Tăng cường sử dụng thực phẩm rau củ quả vì giàu vitamin C. Đặc biệt, mỗi ngày nên uống sữa và ăn sữa chua vì có men vi sinh giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn, sữa giàu dinh dưỡng, hàm lượng vitamin, sắt, kẽm cao” – bác sĩ Lê Kim Huệ đưa ra lời khuyên.

Chỉ số Glucose của người bình thường là bao nhiêu?

Glucose (còn gọi là đường) là nguồn năng lượng chính đi nuôi cơ thể, được chuyển hóa từ các loại thực phẩm trong thực đơn hằng ngày. Trong máu, luôn có một lượng glucose nhất định để đảm bảo việc cung cấp năng lượng cho các hoạt động thường ngày:

90 - 130 mg/dl (tức 5 - 7,2 mmol/l) ở thời điểm trước bữa ăn.

Dưới 180 mg/dl (tức 10 mmol/l) ở thời điểm sau ăn khoảng 1 - 2 tiếng.

100 - 150 mg/l (tức 6 - 8,3 mmol/l) ở thời điểm trước khi đi ngủ.

Đo chỉ số Glucose của cơ thể ở những khoảng thời gian đo này và đối chiếu chỉ số ở mức bình thường để biết bản thân có mắc bệnh tiểu đường hay không.

Nhàn Chân
TIN LIÊN QUAN

BV Chợ Rẫy khẩn cấp chi viện nhân lực đến Bình Thuận chống dịch COVID-19

Chân Nhàn |

Mới đây, đội phản ứng nhanh phòng chống dịch COVID-19 của bệnh viện Chợ Rẫy (quận 5, TPHCM) đã có mặt tại Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Bình Thuận để hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại đây. 

Bệnh viện tăng cường sàng lọc, phát hiện sớm người nghi ngờ mắc bệnh COVID-19

Thanh Chân |

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, một bệnh viện tại TPHCM đã tăng cường công tác sàng lọc nhằm rà soát, phát hiện sớm và cách ly những ca nghi ngờ nhiễm bệnh. 

Bàng quang tăng hoạt và nỗi khổ khi phải đi tiểu nhiều lần

V.Phú |

Bàng quang tăng hoạt là một bệnh lý thường gặp về đường tiết niệu, biểu hiện bằng các triệu chứng tiểu gấp, tiểu nhiều lần, tiểu không kiểm soát, tiểu đêm. Thống kê cho thấy, ở Việt Nam có khoảng hơn 10 triệu người có các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt, chiếm khoảng 11% dân số. Bệnh có thể gặp ở mọi độ tuổi, tỉ lệ mắc ở nữ giới thường cao hơn so với nam giới. Cho đến nay, y học vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân gây ra bàng quang tăng hoạt.

4 bước đơn giản để hạn chế nhiễm COVID-19

Minh Khang |

Trước diễn biến dịch viêm phổi hô hấp cấp do virus COVID–19 (SARS-CoV-2) gây ra đang diễn biến phức tạp, Thạc sĩ, bác sĩ Quan Vân Hùng - Trung tâm Y học cổ truyền Ánh An chia sẻ về liệu pháp 4T nhằm phòng ngừa nhiễm bệnh.

BV Chợ Rẫy khẩn cấp chi viện nhân lực đến Bình Thuận chống dịch COVID-19

Chân Nhàn |

Mới đây, đội phản ứng nhanh phòng chống dịch COVID-19 của bệnh viện Chợ Rẫy (quận 5, TPHCM) đã có mặt tại Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Bình Thuận để hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại đây. 

Bệnh viện tăng cường sàng lọc, phát hiện sớm người nghi ngờ mắc bệnh COVID-19

Thanh Chân |

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, một bệnh viện tại TPHCM đã tăng cường công tác sàng lọc nhằm rà soát, phát hiện sớm và cách ly những ca nghi ngờ nhiễm bệnh. 

Bàng quang tăng hoạt và nỗi khổ khi phải đi tiểu nhiều lần

V.Phú |

Bàng quang tăng hoạt là một bệnh lý thường gặp về đường tiết niệu, biểu hiện bằng các triệu chứng tiểu gấp, tiểu nhiều lần, tiểu không kiểm soát, tiểu đêm. Thống kê cho thấy, ở Việt Nam có khoảng hơn 10 triệu người có các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt, chiếm khoảng 11% dân số. Bệnh có thể gặp ở mọi độ tuổi, tỉ lệ mắc ở nữ giới thường cao hơn so với nam giới. Cho đến nay, y học vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân gây ra bàng quang tăng hoạt.

4 bước đơn giản để hạn chế nhiễm COVID-19

Minh Khang |

Trước diễn biến dịch viêm phổi hô hấp cấp do virus COVID–19 (SARS-CoV-2) gây ra đang diễn biến phức tạp, Thạc sĩ, bác sĩ Quan Vân Hùng - Trung tâm Y học cổ truyền Ánh An chia sẻ về liệu pháp 4T nhằm phòng ngừa nhiễm bệnh.